TPHCM đề xuất xử lý vấn nạn treo băng rôn, quảng cáo trái phép

TUỆ NHI |

TPHCM - Tại các tuyến đường của TPHCM, hàng loạt băng rôn, biển quảng cáo trái phép được treo trên cột điện, gốc cây, thậm chí cả biển báo giao thông. Tuy nhiên, để tìm và xử phạt được hành vi này không phải điều dễ dàng.

Dạo quanh các tuyến phố tại TPHCM, không khó để bắt gặp những biển quảng cáo, băng rôn trái phép tràn lan khắp tuyến phố.

Các quảng cáo, rao vặt đa dạng chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ lớn nhỏ khác nhau. Hầu hết các loại quảng cáo, rao vặt này được in trên vải nhựa và ghim chặt trên thân cây xanh nên có thể tồn tại nhiều năm chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Từ các quảng cáo vay tiền, thuê nhà, bán đất, các chương trình khuyến mãi, dịch vụ làm đẹp… đều được treo, đóng đinh trên nhiều cây xanh, cột điện. Có nơi phải “gánh” 2-3 tấm biển quảng cáo rao vặt.

Những biển quảng cáo
Những biển quảng cáo được gắn trên cây. Ảnh: Tuệ Nhi

Trong báo cáo trình UBND TPHCM về quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn, Sở Xây dựng cho biết, thời gian qua, cơ quan chức năng phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân tự ý treo băng rôn quảng cáo trên trụ chiếu sáng. Trong năm 2022 đã có hơn 32.600 băng rôn quảng cáo treo không phép.

Quảng cáo khắp tuyến phố
Quảng cáo khắp tuyến phố
Quảng cáo vặt dán dọc khắp tuyến phố. Ảnh: Tuệ Nhi

Đáng nói, sau khi được xử lý và buộc tháo gỡ, các đơn vị đã chuyển qua đóng đinh và treo băng rôn quảng cáo lên cây xanh đô thị và trụ điện lực, gây ảnh hưởng đến an toàn của người đi đường, làm xấu mỹ quan đô thị.

Dù trình trạng này phổ biến nhưng để tìm và xử phạt được hành vi này không phải điều dễ dàng. Chưa kể, việc kiểm tra và dẹp bỏ quảng cáo vi phạm tốn rất nhiều nguồn lực, có nơi cứ dọn xong lại bị dán, treo lại.

 
 
Các trụ điện, cột điện cũng được dán đầy quảng cáo trái phép. Ảnh: Tuệ Nhi

Theo quy định ở TPHCM có hơn 26.000 trụ đèn chiếu sáng đô thị được phép treo băng rôn nhưng Sở Xây dựng kiến nghị UBND TPHCM chấp thuận cho sở tiếp tục thỏa thuận với các đơn vị được treo băng rôn nhưng chỉ với mục đích duy nhất là tuyên truyền cổ động chính trị hoặc chương trình phục vụ cộng đồng và các sự kiện được UBND thành phố chấp thuận.

Nghị định 28/2017 sửa đổi Nghị định 131 và 158 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính về quyền tác giả, văn hóa, thể thao, du lịch, quảng cáo đã quy định xử phạt với nhiều hành vi: người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo bằng cách treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng.

Các lỗi vi phạm phổ biến khi treo, lắp đặt biển quảng cáo, biển hiệu bao gồm:

- Nội dung biển quảng cáo sai quy định (chữ viết, thông tin,…).

- Kích thước biển quảng cáo.

- Vị trí đặt biển quảng cáo sai quy định (khu vực cấm, che lối thoát hiểm, lấn ra lòng đường, vỉa hè…).

- Không xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo, không thông báo sản phẩm quảng cáo.

Biển quảng cáo sai quy định tùy vào mức độ mà có 2 trường hợp xử lý là:

- Xử lý vi phạm hành chính về biển hiệu, biển quảng cáo.

- Yêu cầu tháo dỡ, khôi phục nguyên trạng.

TUỆ NHI
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia hiến kế xử lý nạn rác quảng cáo tràn lan ở đô thị

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo các chuyên gia đô thị, để đối phó với nạn rác quảng cáo, ngoài chế tài xử phạt thì các địa phương cần có những giải pháp quyết liệt hơn như bố trí camera giám sát, cắt số thuê bao quảng cáo... mới đủ sức răn đe.

Người nổi tiếng bị cắt ghép hình ảnh để quảng cáo sản phẩm: Hãy lên tiếng đúng lúc, đúng cách

NGỌC DỦ |

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã cảnh báo nhiều nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng đã cắt ghép hình ảnh thầy thuốc, nghệ sĩ, ca sĩ đánh lừa người tiêu dùng. Nhiều chiêu trò ngày càng tinh vi khiến người dùng hiểu nhầm về công dụng sản phẩm, thậm chí nhầm thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh, gây nhiều tác hại. Về phía nghệ sĩ, nếu bị nhãn hàng lợi dụng tên tuổi hay nhãn hàng không minh bạch trong hợp đồng khiến hình ảnh của nghệ sĩ bị ảnh hưởng, nghệ sĩ hoàn toàn có quyền kiện nhãn hàng.

Công ty 36.32 nợ lương nhiều tháng, công nhân căng băng rôn đòi quyền lợi

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Công ty 36.32 (thuộc Tổng Công ty 36) thi công dự án đường liên xã Sơn An, Sơn Lễ, Sơn Tiến ở huyện Hương Sơn nợ lương công nhân nhiều tháng và nợ tiền thuê xe, máy công trình kéo dài nên công nhân và chủ máy căng băng rôn… đòi nợ.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Chuyên gia hiến kế xử lý nạn rác quảng cáo tràn lan ở đô thị

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo các chuyên gia đô thị, để đối phó với nạn rác quảng cáo, ngoài chế tài xử phạt thì các địa phương cần có những giải pháp quyết liệt hơn như bố trí camera giám sát, cắt số thuê bao quảng cáo... mới đủ sức răn đe.

Người nổi tiếng bị cắt ghép hình ảnh để quảng cáo sản phẩm: Hãy lên tiếng đúng lúc, đúng cách

NGỌC DỦ |

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã cảnh báo nhiều nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng đã cắt ghép hình ảnh thầy thuốc, nghệ sĩ, ca sĩ đánh lừa người tiêu dùng. Nhiều chiêu trò ngày càng tinh vi khiến người dùng hiểu nhầm về công dụng sản phẩm, thậm chí nhầm thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh, gây nhiều tác hại. Về phía nghệ sĩ, nếu bị nhãn hàng lợi dụng tên tuổi hay nhãn hàng không minh bạch trong hợp đồng khiến hình ảnh của nghệ sĩ bị ảnh hưởng, nghệ sĩ hoàn toàn có quyền kiện nhãn hàng.

Công ty 36.32 nợ lương nhiều tháng, công nhân căng băng rôn đòi quyền lợi

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Công ty 36.32 (thuộc Tổng Công ty 36) thi công dự án đường liên xã Sơn An, Sơn Lễ, Sơn Tiến ở huyện Hương Sơn nợ lương công nhân nhiều tháng và nợ tiền thuê xe, máy công trình kéo dài nên công nhân và chủ máy căng băng rôn… đòi nợ.