Người nổi tiếng bị cắt ghép hình ảnh để quảng cáo sản phẩm: Hãy lên tiếng đúng lúc, đúng cách

NGỌC DỦ |

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã cảnh báo nhiều nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng đã cắt ghép hình ảnh thầy thuốc, nghệ sĩ, ca sĩ đánh lừa người tiêu dùng. Nhiều chiêu trò ngày càng tinh vi khiến người dùng hiểu nhầm về công dụng sản phẩm, thậm chí nhầm thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh, gây nhiều tác hại. Về phía nghệ sĩ, nếu bị nhãn hàng lợi dụng tên tuổi hay nhãn hàng không minh bạch trong hợp đồng khiến hình ảnh của nghệ sĩ bị ảnh hưởng, nghệ sĩ hoàn toàn có quyền kiện nhãn hàng.

Nghệ sĩ bức xúc vì bị lợi dụng tên tuổi

Thông tin nghệ sĩ Quyền Linh quảng bá một loại thực phẩm chức năng gây chú ý với nhiều khán giả. Nhiều người cho rằng, công dụng của sản phẩm bị quảng bá lố.

Những ngày qua, Quyền Linh đã lên tiếng khẳng định, không quảng cáo cho loại thực phẩm chức năng này. Nam nghệ sĩ cho rằng, những người thực hiện video quảng cáo đã lấy hình ảnh, tiếng nói từ phần quảng cáo khác của anh trước đây - cũng liên quan bệnh tiểu đường, rồi chọn các đoạn quan trọng để nối lại thành video lồng ghép cho sản phẩm của họ.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, Quyền Linh nói chưa bao giờ ký hợp đồng quảng cáo cho bất kỳ loại thuốc xương khớp, thuốc gan thận, thuốc trĩ, hạ đường huyết, nhỏ mắt không rõ nguồn gốc. “Người ta lấy hình ảnh tôi cắt ghép vào video sản phẩm của họ để tạo niềm tin cho khách hàng. Tôi được nhiều khán giả yêu mến nên vì tin tưởng tôi, họ đã mua sản phẩm nhưng nhận lại kết quả không như ý” - nam nghệ sĩ nói.

Không riêng gì Quyền Linh, nghệ sĩ Mạnh Cường cho biết ông cũng bị cắt ghép hình ảnh, lồng giọng vào video quảng cáo thực phẩm chức năng nói trên. Nghệ sĩ Lệ Thủy bị ghép giọng của người khác trên hơn 10 kênh YouTube quảng bá cho kênh tịnh thất Bồng Lai. Hoa hậu H’Hen Niê bị sử dụng hình ảnh trái phép quảng cáo thuốc hỗ trợ sinh lý cho nam giới. Sau khi các bài đăng có hình ảnh H’Hen Niê tràn lan trên mạng xã hội. Trao đổi với phóng viên, cô nói không ký kết hợp đồng với nhãn hàng. Cô và ê-kíp muốn liên hệ với doanh nghiệp để yêu cầu gỡ hình ảnh nhưng không tìm được địa chỉ, số điện thoại.

Nhiều nghệ sĩ cho biết, họ đã nhờ luật sư, Công an vào cuộc để xử lý nhưng cuối cùng vẫn chưa có kết quả tốt do thủ đoạn của các đối tượng này tinh vi, chỉ lập kênh, Facebook giả để sử dụng trái phép hình ảnh nghệ sĩ.

Có nghệ sĩ lại tiếp tay quảng cáo lố 

Nhưng cũng có không ít nghệ sĩ lại chạy theo cát xê mà quảng cáo thổi phồng các sản phẩm, thương hiệu, từ  các loại thuốc, thực phẩm chức năng cho đến mỹ phẩm không rõ nguồn gốc...

Ca sĩ Đức Phúc vướng lùm xùm khi PR cho một nhãn hàng có mẫu mã giống với một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc. Sau khi nhận được phản ánh nhãn hàng này có sản phẩm kém chất lượng, nam ca sĩ đã ngay lập tức gỡ bài. NSND Hồng Vân xin lỗi khán giả vì đã phạm sai lầm khi quảng cáo sản phẩm nhưng không tìm hiểu rõ nguồn gốc.

Nhiều nghệ sĩ như Cát Tường, Hương Giang từ bị chỉ trích vì PR cho việc mua vòng phong thủy, mê tín dị đoan... Điều này gây bức xúc trong dư luận. Nhiều người yêu cầu tẩy chay các sản phẩm kém chất lượng lẫn việc cho rằng các nghệ sĩ tiếp tay PR sai sự thật cần lên tiếng xin lỗi hoặc bị xử phạt thoả đáng.

Từ những sự việc trên, có thể thấy nghệ sĩ cần phải ý thức trong việc giữ gìn hình ảnh. Bởi khán giả hiện đã khắt khe, không còn dễ dãi với những nghệ sĩ chạy theo cát xê bất chấp.

Cần mạnh tay xử lý

Luật sư Hoàng Hà - Văn phòng luật sư L&P TPHCM - cho biết: “Căn cứ khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015,  việc cá nhân, tổ chức sử dụng hình ảnh của người khác nói chung và nghệ sĩ nói riêng để quảng cáo khi chưa có sự đồng ý của họ là vi phạm pháp luật và phải đối diện với mức xử phạt hành chính và hình sự.

Bên cạnh đó, luật sư Hà cũng đưa ra vấn đề, nếu nghệ sĩ bị nhãn hàng lợi dụng tên tuổi hay nhãn hàng không minh bạch trong hợp đồng khiến hình ảnh của nghệ sĩ bị ảnh hưởng, nghệ sĩ hoàn toàn có quyền kiện nhãn hàng.

Trong trường hợp nếu nghệ sĩ có đầy đủ chứng cứ chứng minh việc không minh bạch ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của mình thì có quyền yêu cầu nhãn hàng phải bồi thường theo Điều 584 (căn cứ phát sinh và bồi thường thiệt hại), 592 (thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm) theo Bộ luật Dân sự 2015.

Bên cạnh đó, đối với các nghệ sĩ chưa nắm rõ thông tin mà quảng cáo sản phẩm “lố”, luật sư Hải cũng đưa ra lời khuyên: “Trước khi nhận hợp đồng quảng cáo thì nghệ sĩ nên tham vấn ý kiến của các luật sư về tính pháp lý của nội dung mình sắp truyền tải, xem nội dung sản phẩm có thuộc trường hợp cấm quảng cáo theo Điều 7, 8 Luật Quảng cáo 2012 hay không, kiểm tra giấy phép hoạt động của doanh nghiệp… Nghệ sĩ phải yêu cầu công ty cung cấp tất cả những giấy tờ này và nên tham vấn luật sư về pháp lý của những giấy tờ đó”.

Theo luật sư Trần Minh (văn phòng luật sư L&P TPHCM): “Trong trường hợp nếu nghệ sĩ cố tình quảng cáo sai để trục lợi thì sẽ bị xử lí theo quy định phạt luật. Căn cứ vào Điều 197, Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định rõ: Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm”.

Ông Lê Cao Sĩ - chuyên viên Phòng thông tin điện tử của Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM - cho biết, các mạng xã hội nước ngoài đều chưa có đại diện pháp lý tại Việt Nam, trong khi đó, với những thủ đoạn tinh vi trong việc cắt ghép hình ảnh nghệ sĩ trục lợi hiện nay, có những cá nhân sống ở nước ngoài.

Cơ quan thường phải làm việc qua Bộ Thông Tin và Truyền thông để đề nghị các nhà mạng thắt chặt. Tuy nhiên, với trường hợp đăng tin giả, đơn vị chỉ phạt hành chính, khó xử lý hình sự. Thanh tra Sở thường phải tìm chủ tài khoản để mời làm việc hoặc liên lạc với YouTube để xóa kênh.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Sửa luật để siết hoạt động quảng cáo

MINH ANH |

Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) vừa dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi để lấy ý kiến các bộ, ngành. Đây là việc làm nhằm lành mạnh hơn thị trường quảng cáo và hạn chế những tiêu cực từ quảng cáo trên không gian mạng.

Quảng cáo sai sự thật: Sẽ quy trách nhiệm cá nhân, tổ chức

Minh Anh |

Việc bùng nổ các quảng cáo thuốc với những công dụng như “thần dược” mà chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng và công nhận cần được ngăn chặn. Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng (sửa đổi) (dự kiến được Quốc hội thông qua và tháng 5.2023) sẽ có những điều chỉnh kịp thời về vấn đề này.

Lại tái diễn quảng cáo "thần dược" trên mạng xã hội

Trần Tuấn |

Sau khoảng thời gian dài biến mất, thậm chí được cơ quan chức năng khẳng định đã bị loại bỏ, quảng cáo thuốc “nhà tôi 3 đời” trên YouTube đã trở lại tấn công người dùng Việt Nam.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Sửa luật để siết hoạt động quảng cáo

MINH ANH |

Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) vừa dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi để lấy ý kiến các bộ, ngành. Đây là việc làm nhằm lành mạnh hơn thị trường quảng cáo và hạn chế những tiêu cực từ quảng cáo trên không gian mạng.

Quảng cáo sai sự thật: Sẽ quy trách nhiệm cá nhân, tổ chức

Minh Anh |

Việc bùng nổ các quảng cáo thuốc với những công dụng như “thần dược” mà chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng và công nhận cần được ngăn chặn. Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng (sửa đổi) (dự kiến được Quốc hội thông qua và tháng 5.2023) sẽ có những điều chỉnh kịp thời về vấn đề này.

Lại tái diễn quảng cáo "thần dược" trên mạng xã hội

Trần Tuấn |

Sau khoảng thời gian dài biến mất, thậm chí được cơ quan chức năng khẳng định đã bị loại bỏ, quảng cáo thuốc “nhà tôi 3 đời” trên YouTube đã trở lại tấn công người dùng Việt Nam.