Tiềm năng, lợi thế to lớn của nền kinh tế biển Phú Yên

Hoài Luân |

Sáng 12.6, tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam 2022 tại tỉnh Phú Yên.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi lễ.
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi lễ.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Phát biểu tại buổi lễ: Việt Nam là quốc gia có gần 50% dân số sinh sống ở vùng duyên hải, 28 tỉnh/thành ven biển, kinh tế biển đóng góp 60% tổng GDP. Theo đó, các chủ trương, chính sách lớn về biển và phát triển kinh tế biển đã được Trung ương xem xét, ban hành để thống nhất tổ chức triển khai thực hiện.

Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển của đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất tinh thần của người dân vùng biển cũng phát triển rõ rệt. Tuy nhiên, quy mô kinh tế biển còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Về tiềm năng và lợi thế của nền kinh tế biển tỉnh Phú Yên, đồng chí Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho biết: Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có bờ biển dài 189km, với ngư trường rộng, nguồn thủy sản phong phú; nhiều đầm vịnh kín gió, thuận lợi cho nuôi trồng, khai thác thủy sản, phát triển dịch vụ du lịch và cảng biển.

Tỉnh có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, nằm trên trục Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, có Quốc lộ 25, QL 29 nối với các tỉnh Tây Nguyên. Phía Nam có cảng biển Vũng Rô; sân bay Tuy Hoà với các tuyến bay từ TP.HCM và Thủ đô Hà Nội đến Phú Yên và ngược lại.

Nhận thức được vị trí, vai trò, tiềm năng đặc biệt quan trọng của biển đối với sự phát triển của tỉnh, trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và các thế hệ lãnh đạo tỉnh Phú Yên luôn trăn trở suy nghĩ và đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm khai thác hiệu quả kinh tế biển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, đạt được những kết quả đáng phấn khởi, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và tích cực tham gia bảo vệ quyền, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Khu vực ven biển của tỉnh Phú Yên phát triển mạnh, là đầu tàu kinh tế của tỉnh với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10,5%/năm; thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, đóng góp trên 65% giá trị GDP và trên 75% ngân sách tỉnh.

Sản lượng đánh bắt hàng năm trên 60.000 tấn, trong đó có cá ngừ đại dương trên 6.000 tấn có giá trị kinh tế cao. Nuôi trồng thủy sản đã phát triển thành một nghề sản xuất chính, cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu khoảng 8.000 tấn/năm, với các loại hải sản có giá trị như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, cá mú...

Đặc biệt, Khu kinh tế Nam Phú Yên là một trong tám Khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước được đầu tư hạ tầng trương đối đồng bộ. Ngoài Cảng biển Vũng Rô được đầu tư, nâng cấp, tiếp nhận tàu có tải trọng đến 3.000 DWT, năng lực khai thác hàng hóa đến nay đạt hơn 700.000 tấn/năm, Phú Yên còn có quy hoạch Cảng biển nước sâu Bãi Gốc tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 tấn.

Để tiếp tục thực hiện tốt Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 36 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) trên địa bàn tỉnh. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định sáu nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, trong đó nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thứ tư là khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, trọng tâm là kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển, nhất là Khu kinh tế Nam Phú Yên.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, với cơ hội của hội nhập quốc tế, của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và với thời cơ của kinh tế biển, Phú Yên có nhiều tiềm năng, cơ hội, cũng như điều kiện để bứt phá, chuyển mình vươn lên, xây dựng tỉnh Phú Yên giàu mạnh, văn minh, từng bước hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Hoài Luân
TIN LIÊN QUAN

Đẩy mạnh đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế biển Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Tỉnh sẽ đánh giá tiềm năng, lợi thế không gian biển để đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế biển gắn tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học biển.

Khai thác tiềm năng lớn của kinh tế biển

Vũ Long |

Thúc đẩy kinh tế biển xanh tại Việt Nam góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hải Phòng mục tiêu đến 2025 là trọng điểm kinh tế biển của cả nước

Đặng Luân |

Hải Phòng - Theo kế hoạch của UBND TP.Hải Phòng, đến năm 2025, Hải Phòng trở thành trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia, với hàng hóa thông qua Cảng ước đạt 300 triệu tấn.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đẩy mạnh đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế biển Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Tỉnh sẽ đánh giá tiềm năng, lợi thế không gian biển để đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế biển gắn tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học biển.

Khai thác tiềm năng lớn của kinh tế biển

Vũ Long |

Thúc đẩy kinh tế biển xanh tại Việt Nam góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hải Phòng mục tiêu đến 2025 là trọng điểm kinh tế biển của cả nước

Đặng Luân |

Hải Phòng - Theo kế hoạch của UBND TP.Hải Phòng, đến năm 2025, Hải Phòng trở thành trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia, với hàng hóa thông qua Cảng ước đạt 300 triệu tấn.