Đẩy mạnh đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế biển Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Tỉnh sẽ đánh giá tiềm năng, lợi thế không gian biển để đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế biển gắn tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học biển.

Theo UBND tỉnh, nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển là 111.000 tỉ đồng. Đã có 303 dự án đầu tư với tổng vốn trên 330.000 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm khoảng 30%. Tăng trưởng kinh tế biển 5 năm gần đây 7,78%, chiếm hơn 80% GRDP của tỉnh.

Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Kiên Giang xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng - an ninh, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển.

Theo ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, cho biết để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển bền vững vùng kinh tế biển, trong thời gian tới tỉnh cần phải xem đây không chỉ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, các sở ngành, các địa phương có biển, mà còn phải phát huy vai trò, trách nhiệm của địa phương không có biển.

Ông Bình cho rằng, cần xây dựng mới các quy hoạch liên quan đến biển, đảo theo hướng quản lý tổng hợp, phù hợp với hệ sinh thái biển, đảo, bảo đảm sự gắn kết hài hòa, đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển vùng đất liền, vùng ven bờ, vùng biển và hải đảo của tỉnh và các tỉnh lân cận. Hoàn thành quy hoạch các khu đô thị ven biển, hệ thống cảng biển phục vụ các ngành kinh tế biển như du lịch và dịch vụ biển, khai thác thủy sản, hàng hải…

Kiên Giang là một trong những tỉnh có số lượng tàu khai thác nhiều nhất trong cả nước, khoảng 9.800 chiếc, chiếm hơn 10% cả nước. Sản lượng khai thác hàng năm khoảng 600.000 tấn, chiếm 16% cả nước. Diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 270.000 ha, sản lượng hàng năm khoảng 300.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 700 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2021 đạt 2.753 USD.

Phát triển ngành du lịch và dịch vụ biển, từ năm 2019 đến cuối năm 2021 tỉnh thu hút trên 17,2 triệu lượt khách, doanh thu hơn 19.000 tỉ đồng. Phú Quốc là nơi có lượng khách quốc tế tăng nhanh nhất khu vực ĐBSCL. Phú Quốc có tốc độ tăng trường về du khách và doanh thu du lịch khoảng 20-30%. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 38% cao gấp 6 lần bình quân chung cả nước, trong đó du lịch và dịch vụ chiếm 70%, mang lại việc làm cho khoảng 70% dân số trên đảo.

Để phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn, Kiên Giang tập trung quyết liệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương phát triển kinh tế biển. Tỉnh sẽ tiếp tục phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, khu vực và quốc tế. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư phát triển các cụm đảo Nam Du (Kiên Hải), Bà Lụa (Kiên Lương), Tiên Hải (Hà Tiên) để phát triển du lịch và dịch vụ có giá trị.

Chú trọng đầu tư xây dựng hoàn thiện các thiết chế văn hóa cơ sở, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chú trọng giao thông đường bộ, cảng biển... Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường, quản lý rác thải, cải thiện, nâng cao môi trường vùng biển, đảo của tỉnh, khai thác đi kèm với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Kiên Giang tập trung các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Tình hình kinh tế trong tháng 5.2022 trên đà phục hồi khá, nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh, nhất là sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xuất khẩu.

Kiên Giang khôi phục du lịch, phát huy thế mạnh của đảo ngọc Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Trong 6 tháng đầu năm 2022, Kiên Giang ước đón gần 3,5 triệu lượt khách tăng hơn 51% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đón trên 46 ngàn lượt, tổng thu từ du lịch đạt gần 4.000 tỉ đồng.

Khai thác tiềm năng lớn của kinh tế biển

Vũ Long |

Thúc đẩy kinh tế biển xanh tại Việt Nam góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Kiên Giang tập trung các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Tình hình kinh tế trong tháng 5.2022 trên đà phục hồi khá, nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh, nhất là sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xuất khẩu.

Kiên Giang khôi phục du lịch, phát huy thế mạnh của đảo ngọc Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Trong 6 tháng đầu năm 2022, Kiên Giang ước đón gần 3,5 triệu lượt khách tăng hơn 51% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đón trên 46 ngàn lượt, tổng thu từ du lịch đạt gần 4.000 tỉ đồng.

Khai thác tiềm năng lớn của kinh tế biển

Vũ Long |

Thúc đẩy kinh tế biển xanh tại Việt Nam góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.