Sắp điều chỉnh giá nước sạch sau 10 năm bình ổn, người Hà Nội lo phí sinh hoạt đội thêm một khoản

Phạm Đông - Cẩm Tú |

Trước thông tin giá nước sạch dự kiến tăng, đa phần người dân Hà Nội đều cảm thấy lo lắng vì chi phí sinh hoạt sẽ lại đội thêm một khoản.

Giá nước sạch được Hà Nội áp dụng 10 năm nay vẫn chưa được điều chỉnh, đang là vướng mắc khiến nhiều nhà đầu tư bỏ cuộc, chậm triển khai tiếp dự án...

Dự kiến giá nước sạch tới đây sẽ tăng từ 5.059 đồng/m3 lên 8.326 đồng/m3 vào năm 2023 và tiếp tục tăng lên 9.100 đồng/m3 năm 2024.

Nói về vấn đề này, ông Đỗ Văn Nho (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, nhìn từ nhiều góc độ, thực tế cho thấy, mức lương hiện tại của người lao động vẫn còn thấp, nhiều người dân vẫn còn đang chật vật, khó khăn về kinh tế.

Trong khi đó, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt là vấn đề tối thiểu và người dân phải trả tiền hàng tháng.

Tuy nhiên, theo ông Nho, nếu phải điều chỉnh giá nước theo hướng tăng lên thì cần nghiên cứu kỹ về mức tăng. Bởi nếu tăng từ 5.059 đồng/m3 lên 8.326 đồng/m3 đồng nghĩa với việc tăng rất cao.

Còn khi tăng từ tăng từ 8.326 đồng/m3 lên 9.100 đồng/m3 vào năm 2024 thì dù số % thấp nhưng so với giá cũ đang áp dụng (2022 về trước) là tăng gần gấp đôi.

Ông Đỗ Văn Nho đưa ra ý kiến trước thông tin Hà Nội sắp điều chỉnh giá  nước sau 10 năm. Ảnh: Cẩm Tú
Ông Đỗ Văn Nho đưa ra ý kiến trước thông tin Hà Nội sắp điều chỉnh giá nước sau 10 năm. Ảnh: Cẩm Tú

Còn bà Phùng Thị Vệ (Cầu Giấy, Hà Nội) đề xuất nên giữ nguyên mức giá nước sạch như ban đầu. Bởi theo bà, đâu phải ai cũng làm ra đủ kinh tế để chống chọi nếu như giá nước sạch tăng lên đến gần như gấp đôi và vẫn theo chiều hướng tăng lên trong năm 2024.

Đặc biệt, đối với những người làm ăn, buôn bán như bà, việc sử dụng nước nhiều hơn các hộ gia đình khác là điều không thể tránh khỏi.

Bà Vệ cho rằng, dù có vướng mắc lớn nhất khiến các nhà đầu tư bỏ cuộc, hay chậm triển khai các dự án thì cũng cần tính toán.

"Nếu cần phải tăng thì theo quan điểm của tôi cũng chỉ nên tăng thêm một ít, chứ không nên tăng quá nhiều. So với mặt bằng chung, không phải người dân lao động nào cũng có đủ kinh tế để chi trả phí sinh hoạt đắt đỏ hàng tháng, mỗi người dân có hoàn cảnh khác nhau”, bà Vệ nói.

Chị Phùng Thị Vệ, chủ của một cửa hàng kinh doanh nhỏ bày tỏ rõ quan điểm về việc giá nước sạch sắp tăng. Ảnh: Cẩm Tú
Bà Phùng Thị Vệ trao đổi với Lao Động. Ảnh: Cẩm Tú

Cùng nói về vấn đề này, ông Đỗ Văn Thuận (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, có nhiều tòa chung cư của công ty tư nhân xây để cho thuê. Ở đó nhiều người từ tỉnh lẻ có hoàn cảnh khó khăn lên Hà Nội làm việc và sinh sống.

Do ở nhà thuê nên nhiều gia đình không phải chỉ chịu mức giá hơn 5.000 đồng/m3 nước sạch mà thậm chí lên đến hơn 13.000 đồng/m3.

Theo ông Thuận, nếu tới đây mà tăng thêm quá cao, các hộ gia đình ở khu chung cư sẽ phải chi trả với càng cao hơn, gây ra sức ép về kinh tế. Tuy là tăng đều toàn dân, nhưng bên cạnh đó, các căn hộ chung cư sẽ phải buộc tính theo giá kinh doanh.

Ông Đỗ Văn Thuận đưa ra ý kiến, nếu nước sạch sắp được điều chỉnh theo hướng tăng, đây sẽ là sức ép về kinh tế đối với các hộ gia đình ở tòa nhà trung cư. Ảnh: Cẩm Tú
Theo ông Đỗ Văn Thuận, việc tăng giá nước sạch sẽ là sức ép về kinh tế đối với các hộ gia đình ở tòa nhà chung cư. Ảnh: Cẩm Tú

Nhiều ý kiến phản đối về việc tăng giá nước sạch nhưng cũng có nhiều người dân đành chấp nhận nếu giá nước sạch có tăng.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, mỗi tháng, gia đình bà phải chi trả tiền nước sạch rơi vào khoảng tầm 150.000 đồng – 200.000 đồng.

Việc tăng giá tiền nước là theo quy định, nếu có tăng thì vẫn phải chấp nhận miễn là làm sao có nước sạch cho người dân dùng, nếu có tăng thì lại phải dùng tiết kiệm nước lại.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên đưa ra ý kiến, nếu nhà nước có tăng thì tôi vẫn phải chấp nhận. Ảnh: Cẩm Tú
Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên đưa ra ý kiến, nếu có tăng giá nước sẽ phải dùng tiết kiệm hơn. Ảnh: Cẩm Tú

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thông tin về giá nước sạch sinh hoạt và lộ trình điều chỉnh giá bán buôn nước sạch sinh hoạt trên địa bàn.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, để 100% người dân đô thị, nông thôn đều được sử dụng nước sạch, giai đoạn 2016 – 2020, thành phố đã kêu gọi xã hội hóa đầu tư phát triển nguồn và mạng cấp nước.

Theo đó, thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 23 nhà đầu tư thực hiện 34 dự án cấp nước.

Tuy nhiên, việc triển khai gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tại khu vực nông thôn do chi phí đầu tư lớn, song người dân đấu nối, sử dụng ít nên không bảo đảm cân đối thu – chi.

Phạm Đông - Cẩm Tú
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy nước sạch gần 230 tỉ đồng chậm tiến độ chờ xin gia hạn lần 2

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Dự án Nhà máy nước và hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân thị trấn Hương Khê và 8 xã vùng phụ cận của huyện Hương Khê với tổng vốn đầu tư 229 tỉ đồng chậm tiến độ đã được gia hạn lần 1 nhưng nay vẫn tiếp tục chậm và đang xin gia hạn lần 2.

Bảng giá nước sạch của Hà Nội 10 năm trước khi tăng giá

Nhóm PV |

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về giá nước sạch sinh hoạt và lộ trình điều chỉnh giá bán buôn nước sạch sinh hoạt trên địa bàn. Trước đó, giá nước sạch của Hà Nội đã gần 10 năm không điều chỉnh.

Hà Nội: Tạm dừng cấp nước sạch sông Đà khu vực tây nam thành phố từ tối 29.10

PHẠM ĐÔNG |

Từ 20h ngày 29.10 đến 15h ngày 30.10, Công ty Cổ phần Viwaco sẽ tạm dừng cấp nước sạch sông Đà trên địa bàn khu vực Tây Nam Hà Nội để xử lý kỹ thuật.

Bức xúc vì cọc giải phóng mặt bằng cao tốc bị dời, dân không nhận đền bù

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Công tác kiểm đếm giải phóng mặt bằng đã xong, nhưng bất ngờ chủ đầu tư lại dịch chuyển các cọc giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh. Người dân không biết, chính quyền địa phương cũng không hay, nên người dân “quay xe”, nhất quyết không nhận tiền đền bù.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

Nhà máy nước sạch gần 230 tỉ đồng chậm tiến độ chờ xin gia hạn lần 2

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Dự án Nhà máy nước và hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân thị trấn Hương Khê và 8 xã vùng phụ cận của huyện Hương Khê với tổng vốn đầu tư 229 tỉ đồng chậm tiến độ đã được gia hạn lần 1 nhưng nay vẫn tiếp tục chậm và đang xin gia hạn lần 2.

Bảng giá nước sạch của Hà Nội 10 năm trước khi tăng giá

Nhóm PV |

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về giá nước sạch sinh hoạt và lộ trình điều chỉnh giá bán buôn nước sạch sinh hoạt trên địa bàn. Trước đó, giá nước sạch của Hà Nội đã gần 10 năm không điều chỉnh.

Hà Nội: Tạm dừng cấp nước sạch sông Đà khu vực tây nam thành phố từ tối 29.10

PHẠM ĐÔNG |

Từ 20h ngày 29.10 đến 15h ngày 30.10, Công ty Cổ phần Viwaco sẽ tạm dừng cấp nước sạch sông Đà trên địa bàn khu vực Tây Nam Hà Nội để xử lý kỹ thuật.