"Rộng cửa" cho lao động Việt làm việc tại Nhật Bản

ANH THƯ |

Người lao động Việt Nam có thể ở lại làm việc lâu dài và bảo lãnh gia đình cùng sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

Ngày 8.12, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật Quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi. Dự kiến sau khi Dự thảo Luật nói trên được thông qua sẽ có các thông tin cụ thể về cơ chế tiếp nhận mới vào khoảng tháng 1.2019 và hướng tới bắt đầu triển khai từ tháng 4.2019.

Theo nội dung dự luật, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp nhận nhân lực nước ngoài theo tư cách "kỹ năng đặc biệt".

Trao đổi với báo chí, ông Phạm Viết Hương-Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, Quốc hội Nhật Bản xem xét theo phương hướng: Trường hợp có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết đủ để đáp ứng công việc được gọi là “kỹ năng đặc biệt số 1”; trường hợp đã thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện hơn được cấp tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2”.

Với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 1”, giới hạn thời gian làm việc là 5 năm và không được bảo lãnh gia đình. Tuy nhiên, với tư cách “kỹ năng đặc biệt số 2”, người lao động có thể ở lại làm việc lâu dài và bảo lãnh gia đình cùng sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện đang xem xét 14 ngành nghề tiếp nhận sau: Xây dựng, đóng tàu/ công nghiệp tàu thủy, nông nghiệp, hộ lý, lưu trú, sản xuất thực phẩm/ đồ uống, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa nhà, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/ điện tử/ thông tin, bảo dưỡng/ sửa chữa ôtô và hàng không.

Đối tượng tiếp nhận là người lao động từ 18 tuổi trở lên; đủ tiêu chuẩn kỹ năng và tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật.

Việc phía Nhật mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài, theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nước phái cử người lao động đến Nhật Bản.

Tuy nhiên, việc tồn tại nhiều hình thức tiếp nhận (Thực tập sinh, lao động kỹ năng đặc biệt, lao động kỹ thuật) với các quy định khác nhau trong quản lý sẽ dẫn tới nhiều phức tạp trong việc quản lý hoạt động động đưa lao động và thực tập sinh sang Nhật Bản.

Tính đến nay, Việt Nam đã đưa được gần 200.000 lao động sang tu nghiệp và thực tập tại Nhật Bản. Số lượng thực tập sinh (TTS) hàng năm gia tăng nhanh chóng. Dự kiến năm 2018 sẽ phái cử trên 56.000 TTS. Tổng số TTS Việt Nam hiện đang thực tập tại Nhật Bản khoảng 126 nghìn người. Việt Nam vượt qua Trung Quốc trở thành nước có số lượng phái cử hàng năm và số TTS đang thực tập tại Nhật Bản đông nhất trong số 15 quốc gia phái cử.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên chua xót bỏ nghề đi bán hàng online, đi xuất khẩu lao động: "Em sắp thoát rồi chị ạ!"

HUYÊN NGUYỄN |

Cận kề 20.11, cô giáo Dương Thị Phương Thảo nghẹn ngào chia tay một đồng nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm, đạt giáo viên giỏi cấp quận đã rời bục giảng đi xuất khẩu lao động vì không thể chịu được áp lực trong nghề với lương tháng chỉ 4,1 triệu đồng. 

Trắng đêm, hàng chục người vây nhà nữ “giảng viên đại học” đòi tiền xuất khẩu lao động

QUANG ĐẠI |

Nộp hàng trăm triệu đồng cho người tự xưng môi giới du học, xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng chờ đợi mỏi mòn không đi được, nhiều người dân đã đứng chờ trong đêm trước nhà người này để đòi tiền.

Vỡ mộng xuất khẩu lao động vì... tin nhầm chỗ

LÊ TUYẾT |

Vì tin những lời tư vấn “có cánh”, nhiều người lao động (NLĐ) đã vay mượn tiền, cầm cố nhà cửa để nộp hàng chục triệu đồng cho Cty CP Phát triển Hợp tác Giáo dục quốc tế (IECD) - Chi nhánh tại TPHCM (P.17, Q.Gò Vấp, TPHCM) - Gọi tắt Trung tâm IECD - để được đi làm việc tại Canada, Hàn Quốc, Australia… với hình thức du học hoặc hợp tác lao động. Nhưng sau đó, họ chẳng những không được ra nước ngoài du học hay làm việc mà đứng trước nguy cơ bị Trung tâm IECD quỵt số tiền đã đóng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Giáo viên chua xót bỏ nghề đi bán hàng online, đi xuất khẩu lao động: "Em sắp thoát rồi chị ạ!"

HUYÊN NGUYỄN |

Cận kề 20.11, cô giáo Dương Thị Phương Thảo nghẹn ngào chia tay một đồng nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm, đạt giáo viên giỏi cấp quận đã rời bục giảng đi xuất khẩu lao động vì không thể chịu được áp lực trong nghề với lương tháng chỉ 4,1 triệu đồng. 

Trắng đêm, hàng chục người vây nhà nữ “giảng viên đại học” đòi tiền xuất khẩu lao động

QUANG ĐẠI |

Nộp hàng trăm triệu đồng cho người tự xưng môi giới du học, xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng chờ đợi mỏi mòn không đi được, nhiều người dân đã đứng chờ trong đêm trước nhà người này để đòi tiền.

Vỡ mộng xuất khẩu lao động vì... tin nhầm chỗ

LÊ TUYẾT |

Vì tin những lời tư vấn “có cánh”, nhiều người lao động (NLĐ) đã vay mượn tiền, cầm cố nhà cửa để nộp hàng chục triệu đồng cho Cty CP Phát triển Hợp tác Giáo dục quốc tế (IECD) - Chi nhánh tại TPHCM (P.17, Q.Gò Vấp, TPHCM) - Gọi tắt Trung tâm IECD - để được đi làm việc tại Canada, Hàn Quốc, Australia… với hình thức du học hoặc hợp tác lao động. Nhưng sau đó, họ chẳng những không được ra nước ngoài du học hay làm việc mà đứng trước nguy cơ bị Trung tâm IECD quỵt số tiền đã đóng.