Vỡ mộng xuất khẩu lao động vì... tin nhầm chỗ

LÊ TUYẾT |

Vì tin những lời tư vấn “có cánh”, nhiều người lao động (NLĐ) đã vay mượn tiền, cầm cố nhà cửa để nộp hàng chục triệu đồng cho Cty CP Phát triển Hợp tác Giáo dục quốc tế (IECD) - Chi nhánh tại TPHCM (P.17, Q.Gò Vấp, TPHCM) - Gọi tắt Trung tâm IECD - để được đi làm việc tại Canada, Hàn Quốc, Australia… với hình thức du học hoặc hợp tác lao động. Nhưng sau đó, họ chẳng những không được ra nước ngoài du học hay làm việc mà đứng trước nguy cơ bị Trung tâm IECD quỵt số tiền đã đóng.

Vay mượn, cầm cố nhà với hy vọng đổi đời

Chị Nguyễn Thị A.L (quê Hậu Giang), vừa tốt nghiệp một trường đại học tại TPHCM, cho biết: Khi tìm việc trên mạng, chị thấy được thông tin của Trung tâm IECD với lời giới thiệu được “Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phép chứng nhận hoạt động tuyển sinh du học và xuất khẩu lao động sang Úc, Canada, Mỹ, Nhật, Hàn, Đức, Đài Loan” nên chị đã liên hệ để mong có cơ hội “đổi đời và giúp đỡ gia đình”.

Chị A.L được nhân viên Quỳnh Anh và Giám đốc Trung tâm IECD là bà Nguyễn Thị Kim Loan tư vấn với hứa hẹn sẽ tìm được việc cho chị tại Canada và sẽ chuyển từ visa du lịch sang visa lao động cho chị. Tổng chi phí phải nộp cho công ty là 20.000USD. Ngày 24.7.2018, chị L nộp cọc số tiền là 46 triệu đồng. Sau đó, ngày 26.7.2018, chị L tiếp tục chuyển vào số tài khoản của bà Loan số tiền 12 triệu đồng, tổng số tiền cọc chị L đã chuyển là 58 triệu đồng. Theo chị L, vì chị được bà Loan giải thích là chuyển nhanh tiền thì sẽ giải quyết nhanh nên gia đình chị đã đi vay nóng, cầm cố để có được số tiền đó.

“Tuy nhiên, suốt quá trình làm việc với Trung tâm IECD tôi chỉ nhận được lời hứa suông bằng miệng, cam kết hỗ trợ tìm việc, cam kết ra được visa lao động cũng không thấy đâu. Lo sợ nên tôi đến văn phòng IECD yêu cầu phía công ty phải cung cấp cho tôi hợp đồng hoặc đơn từ đảm bảo về vấn đề tìm việc, hỗ trợ chi tiết việc đón người tại sân bay nước ngoài, tìm chỗ ở, visa lao động như công ty đã hứa trước đó. Nhưng yêu cầu của tôi không được người đại diện ở đây đáp ứng. Sau đó, ngày 31.8, bà Loan điện thoại gọi tôi đến trả lại hồ sơ với lý do: “Em không tin tưởng chị nên chị không thể làm việc với em nữa”, còn 58 triệu đồng tiền cọc tôi nộp, công ty không trả cho tôi đồng nào”.

Lao động phổ thông, đi Hàn Quốc làm lương 3.500USD/tháng!

Cùng hoàn cảnh, chị Tạ Thúy H (quê Bến Tre), dù trình độ văn hóa chỉ 10/12 nhưng vẫn được Trung tâm IECD tư vấn đi làm việc tại Hàn Quốc với mức lương 2.500USD/tháng đến 3.500USD/tháng. Trong đơn phản ánh, chị Hằng cho biết, ngày 15.5.2018, chị được người bạn gửi thông tin cho chương trình đi hợp tác lao động tại Hàn Quốc của Cty CP phát triển hợp tác giáo dục quốc tế IECD với ngành nghề: Chế biến thực phẩm và gia công kim loại tại Cty Aluin - Tech Aluminum In Technology, Seoul, Hàn Quốc. Với rất nhiều ưu đãi như thời gian làm việc 8 giờ/ngày, 1 tuần 48 giờ, được làm thêm, tăng ca, được công ty bố trí nơi ăn ở gần nơi làm việc; được công ty hỗ trợ vé máy bay 1 chiều về thăm gia đình theo chế độ… Chi phí trọn gói xuất cảnh là 13.000USD và đóng làm 3 đợt, chưa kể ký quỹ chống trốn là 100 triệu đồng. Chị H được nhân viên của Trung tâm IECD là chị Quỳnh Anh và anh Nguyễn Văn Tấn tư vấn, về chương trình đi, cũng như điều kiện để được đi hợp tác lao động tại Hàn Quốc.

“Họ nói trường hợp của tôi là đi được trong khi trình độ tôi 10/12 và hứa sẽ giúp tôi hội đủ yêu cầu đi sang Hàn Quốc làm việc trong thời gian là 5 năm. Họ còn hứa bằng miệng là giúp tôi hợp thức hóa bằng tốt nghiệp trung học phổ thông với giá 5 triệu đồng. Tin tưởng nên ngày 21.5.2018, tôi nộp hồ sơ cho Trung tâm IECD, ngày 23.5.2018, tôi đã nộp số tiền 2.500USD (tương đương 57 triệu đồng) cho anh Cao Ngọc Khánh Linh là thủ quỹ của Trung tâm IECD, nhưng không có biên lai nhận tiền. Trong quá trình học tiếng Hàn tại Trung tâm IECD, tôi thấy không như lời hứa ban đầu vì giáo viên liên tục nghỉ, lớp học chỉ từ 2 - 4 người, công ty báo lùi thời gian làm visa từ tháng 7 sang tháng 8, vì lo lắng nên gia đình tôi đã tìm hiểu và thấy nghi ngờ các yếu tố như là tiền lương. Tôi là lao động không có trình độ, lương 2.500 - 3.500USD/tháng là quá cao.

Trong khi đó, Trung tâm IECD lại đưa tôi qua một công ty khác là Cty L.Q ở Q.Tân Phú, TPHCM, để ký hợp đồng lao động với mức lương 6,8 triệu đồng/tháng để hợp thức hóa chứng từ, nhưng chỉ có một mình tôi ký tên trong khi công ty viện lý do là giám đốc ra ngoài nên chưa ký được. Bên cạnh đó, Trung tâm IECD còn yêu cầu tôi đi “trám” visa 3 nước: Malaysia, Singapore và Indonesia do một công ty dịch vụ tour du lịch L.H.V dẫn đi với số tiền đóng là 11.000.000 đồng thì mới xin visa đi được Hàn Quốc. Hình thức đi visa thương mại do Cty L.Q đó cử tôi đi làm việc, thời gian đầu là đi 3 tháng rồi về lại Việt Nam, xong lại đi 3 tháng rồi về lại Việt Nam, và điều này lặp lại trong thời gian 1 năm đầu, còn 4 năm còn lại sẽ được cấp visa làm việc và ở lại Hàn Quốc mà không phải đi đi về về như vậy nữa….”, chị H trình bày. Nhận thấy những điều nghi ngờ nên chị rút hồ sơ lại nhưng phía Trung tâm IECD cho biết sẽ không trả cho chị đồng nào!

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Thiếu nữ xinh đẹp nhận tiền xuất khẩu lao động rồi bỏ trốn

Phạm Đông |

Không chấp nhận mỗi bộ hồ sơ chỉ nhận được 10 triệu đồng cho 1 người đi xuất khẩu lao động, Hoàng Thị Nhứng đã nhận 139 triệu đồng của chị Lý rồi cắt đứt mọi liên lạc.

Bộ Quy tắc ứng xử 2018 và công cụ giám sát lĩnh vực xuất khẩu lao động: Hạn chế đắt đỏ, bóc lột, rủi ro?

QUỲNH CHI |

Cả nước hiện có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) và có tới 120.000 người đi XKLĐ mỗi năm. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu, tình trạng rủi ro, đào tạo sơ sài, chi phí cao gây ra không ít hệ lụy.

Bảo vệ người lao động đi xuất khẩu lao động: Cần bổ sung quy định vai trò của công đoàn

VIỆT LÂM |

Hội thảo tham vấn “Hiệu quả của hoạt động CĐ trong trợ giúp người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 26.4, tại Hà Nội. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì hội thảo.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Thiếu nữ xinh đẹp nhận tiền xuất khẩu lao động rồi bỏ trốn

Phạm Đông |

Không chấp nhận mỗi bộ hồ sơ chỉ nhận được 10 triệu đồng cho 1 người đi xuất khẩu lao động, Hoàng Thị Nhứng đã nhận 139 triệu đồng của chị Lý rồi cắt đứt mọi liên lạc.

Bộ Quy tắc ứng xử 2018 và công cụ giám sát lĩnh vực xuất khẩu lao động: Hạn chế đắt đỏ, bóc lột, rủi ro?

QUỲNH CHI |

Cả nước hiện có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) và có tới 120.000 người đi XKLĐ mỗi năm. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu, tình trạng rủi ro, đào tạo sơ sài, chi phí cao gây ra không ít hệ lụy.

Bảo vệ người lao động đi xuất khẩu lao động: Cần bổ sung quy định vai trò của công đoàn

VIỆT LÂM |

Hội thảo tham vấn “Hiệu quả của hoạt động CĐ trong trợ giúp người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 26.4, tại Hà Nội. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì hội thảo.