Giáo viên chua xót bỏ nghề đi bán hàng online, đi xuất khẩu lao động: "Em sắp thoát rồi chị ạ!"

HUYÊN NGUYỄN |

Cận kề 20.11, cô giáo Dương Thị Phương Thảo nghẹn ngào chia tay một đồng nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm, đạt giáo viên giỏi cấp quận đã rời bục giảng đi xuất khẩu lao động vì không thể chịu được áp lực trong nghề với lương tháng chỉ 4,1 triệu đồng. 

Nghề “tay trái” nuôi sống bản thân, gia đình

Tại hội thảo “Áp lực lao động nghề nghiệp của nhà giáo phổ thông hiện nay: Thực trạng – nguyên nhân – giải pháp” được tổ chức ngày 16.11, cô giáo Dương Thị Phương Thảo (Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, quận Ba Đình, Hà Nội) bồi hồi chia sẻ về áp lực của nghề giáo bởi ngày hôm nay đồng nghiệp của cô lên máy bay đi xuất khẩu lao động cùng chồng tại Nhật Bản.

Đó là một cô giáo vào nghề từ năm 2011, dạy môn Lịch sử, đã giành được thứ hạng khá cao trong thi giáo viên giỏi nhưng rồi đành dừng bước vì áp lực.

Điều đáng nói là trong những ngày cuối cùng làm việc ở trường, cô ấy đã hào hứng tâm sự: “Em sắp thoát rồi chị ạ!”.

Có rất nhiều áp lực đè nặng trên đôi vai giáo viên, biến những háo hức, khát vọng thuở ban đầu của nghề giáo thành những gánh nặng vô hình cần phải trút bỏ.

Một đồng nghiệp khác của cô Thảo dạy Ngữ văn đã hơn chục năm, giờ phải bỏ nghề, chuyển sang bán giống hoa hồng và thời trang qua mạng. Thời gian nhập hàng, quảng cáo, chuyển hàng nhiều hơn dành cho nghiên cứu, giảng dạy.

“Tôi tự hỏi, việc kinh doanh buôn bán chỉ là thú vui lúc rảnh rỗi hay đó là con đường mưu sinh chủ yếu của cô giáo ấy? Nếu vậy, hóa ra cái gọi là “nghề tay trái” lại hiên ngang thành “nghề tay phải” nuôi sống gia đình”, cô giáo Phương Thảo bày tỏ.

Giáo viên Dương Thị Phương Thảo chia sẻ nghề giáo quá áp lực. Ảnh:HN
Giáo viên Dương Thị Phương Thảo chia sẻ nghề giáo quá áp lực. Ảnh:HN

Chính bản thân cô giáo Thảo có 14 năm dạy học, vào biên chế sau 5 năm đứng lớp, nhưng mức lương hiện tại là 4,7 triệu đồng.

Những câu chuyện thực tế ấy chỉ là những trường hợp nhỏ nhưng khá điển hình về xu hướng mới của nhiều giáo viên hiện nay.

Nhiều giáo viên chỉ chờ để ra khỏi ngành

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng chia sẻ những con số nghiên cứu đáng quan tâm. Các nghiên cứu ở một số nước Châu Âu, Mĩ và Úc cho biết “có khoảng 1/3 giáo viên đã bỏ nghề trong những năm đầu tiên đi dạy”.

Ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình, Vũ Trọng Rỹ về đề tài "Giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông" đã đưa ra con số đáng suy ngẫm: “Có ít nhất một nửa giáo viên hiện nay không muốn làm nghề dạy học nữa. Họ hối hận với lựa chọn nghề giáo”.

PGS Trần Kiều - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình, Vũ Trọng Rỹ chỉ lấy mẫu 500 trong khoảng 800.000 giáo viên phổ thông là quá bé không thể khái quát hoá tổng thể chung, nhưng để lại những thông số rất đáng chú ý.

50% giáo viên từ chối đăng kí lại nghề giáo, có khoảng 10-15% thực sự yêu nghề, 65-70% cho rằng đây là một nghề cũng mưu sinh như mọi nghề khác, nhưng khi đứng trên bục giảng họ thấy phải có trách nhiệm, 10% chỉ chờ để ra khỏi ngành. 

Theo công bố của Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam về đề tài nghiên cứu “Giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” cho biết mỗi giáo viên phổ thông phải làm tới 10 đầu việc, thời gian lao động 60-70 giờ/tuần. Cấp tiểu học, số giờ làm việc trong một tuần cao hơn khoảng 1,5 lần so với quy định của Nhà nước (nhà nước quy định 40 giờ/tuần), cấp THCS là gấp 1,7 lần, THPT là 1,8 lần, trong khi có đến 50% giáo viên được hưởng lương dưới mức bình quân.

Ngoài những công việc trên, giáo viên còn phải học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để phát triển chuyên môn, tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp, các hoạt động xã hội, văn nghệ thể thao... Thực tế này đã nói lên phần nào về sự quá tải trong lao động sư phạm.

PGS.TS Nguyễn Văn Đản bày tỏ: “Một bên là lương tâm, trách nhiệm, lòng yêu nghề, yêu trẻ, lòng tự trọng của nhà giáo. Một bên là cơm áo gạo tiền, việc làm và sự thăng tiến. Điều này khiến cho người giáo viên phải chịu nhiều áp lực về tâm lý, sức lực, thời gian do phải làm nhiều việc khó khăn".

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

CĐ Giáo dục VN phối hợp tổ chức hội thảo giải pháp gỡ áp lực nghề nghiệp cho giáo viên

Hải Đăng |

Sáng 16.11, tại Vĩnh Phúc, CĐ Giáo dục VN phối hợp VTV7, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức hội thảo giải pháp gỡ áp lực nghề nghiệp và giáo viên với nhiệm vụ đổi mới.

Chưa bao giờ áp lực với giáo viên lớn như hiện nay

HUYÊN NGUYỄN |

Áp lực từ nhà trường đến các mối quan hệ xã hội, lo lắng từ ổn định công việc, biên chế đến thu nhập đời sống… Chưa bao giờ áp lực giáo viên lớn, sự bất an trong giáo dục cao như hiện nay.

Hà Nội thay đổi phương án thi vào lớp 10, phụ huynh lo áp lực thi cử dồn lên học sinh

Bích Hà |

Không ít phụ huynh cho rằng, thi thêm môn sẽ khó tránh tăng áp lực cho con trẻ, trong khi điều chúng ta hướng đến là phải làm sao cho việc thi cử ngày càng nhẹ nhàng hơn.

Sau 6 năm phá dỡ, bậc thềm lấn chiếm vỉa hè lại tái diễn ở Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sau 6 năm lực lượng chức năng ra quân xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè, các bậc tam cấp ở Hà Nội từng bị đập bỏ nay lại xuất hiện với nhiều kiểu dáng khác nhau.

Dự báo diễn biến nắng nóng và không khí lạnh trong tháng 3 năm nay

AN AN |

Cơ quan khí tượng cảnh báo không khí lạnh còn hoạt động mạnh trong những ngày đầu tháng 3 năm 2023, gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển.

Dân sống trong cảnh nhà cửa xập xệ vì dự án nhiều năm bất động

Hoài Luân |

Đã 4 năm nay, người dân trong vùng Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài (TP Quy Nhơn, Bình Định) phải sống trong cảnh lo lắng khi nhà cửa nứt nẻ, xập xệ nhưng không được sửa chữa vì dự án vẫn "nằm im bất động".

Chính thức đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu

ANH THƯ |

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội lấy ý kiến, Bộ này đề xuất đóng bảo hiểm xã hội 15 năm trở lên đã được hưởng lương hưu.

Tiềm ẩn nguy cơ bị lừa khi sử dụng dịch vụ rút hộ bảo hiểm xã hội một lần

LƯƠNG HẠNH |

Cần tiền gấp khi thất nghiệp, nhiều người lao động tìm đến các hội, nhóm trên mạng xã hội để tìm kiếm cơ hội rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần nhanh nhất. Từ đó, các dịch vụ này bắt đầu nở rộ tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo người lao động.

CĐ Giáo dục VN phối hợp tổ chức hội thảo giải pháp gỡ áp lực nghề nghiệp cho giáo viên

Hải Đăng |

Sáng 16.11, tại Vĩnh Phúc, CĐ Giáo dục VN phối hợp VTV7, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức hội thảo giải pháp gỡ áp lực nghề nghiệp và giáo viên với nhiệm vụ đổi mới.

Chưa bao giờ áp lực với giáo viên lớn như hiện nay

HUYÊN NGUYỄN |

Áp lực từ nhà trường đến các mối quan hệ xã hội, lo lắng từ ổn định công việc, biên chế đến thu nhập đời sống… Chưa bao giờ áp lực giáo viên lớn, sự bất an trong giáo dục cao như hiện nay.

Hà Nội thay đổi phương án thi vào lớp 10, phụ huynh lo áp lực thi cử dồn lên học sinh

Bích Hà |

Không ít phụ huynh cho rằng, thi thêm môn sẽ khó tránh tăng áp lực cho con trẻ, trong khi điều chúng ta hướng đến là phải làm sao cho việc thi cử ngày càng nhẹ nhàng hơn.