Trắng đêm, hàng chục người vây nhà nữ “giảng viên đại học” đòi tiền xuất khẩu lao động

QUANG ĐẠI |

Nộp hàng trăm triệu đồng cho người tự xưng môi giới du học, xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng chờ đợi mỏi mòn không đi được, nhiều người dân đã đứng chờ trong đêm trước nhà người này để đòi tiền.

Vào 21h ngày 15.11, hàng chục người vẫn kiên nhẫn đứng chờ trước cửa ngôi nhà số 269A Trần Phú - thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) chờ chủ nhà trở về để đòi lại số tiền chi phí XKLĐ đã nộp cách đây nhiều tháng. Tuy nhiên, ngôi nhà 3 tầng khang trang đóng cửa, tắt điện.

 
Chị Nguyễn Thị Ánh Dương đã nộp 190 triệu cho bà Liên nhưng không thể xuất cảnh. Ảnh: PV 

Chị Nguyễn Thị Ánh Dương (SN 1988), trú xã Sơn Kim 1 (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) cho biết vào tháng 4.2018, thông qua giới thiệu của người bạn là bộ đội, chị gặp bà Nguyễn Thị Kim Liên (SN 1988) trú tại nhà 269A Trần Phú- thị xã Hồng Lĩnh để đặt vấn đề đi XKLĐ Nhật Bản. Tin tưởng vì bà Liên giới thiệu là giảng viên đại học, chồng bộ đội, nên chị Dương đã nộp cho bà Liên 190 triệu đồng, có biên nhận.

  
Giấy nhận nợ của bà Liên. Ảnh: PV

Chị Dương được giới thiệu ra một đơn vị ở Hà Nội để học tiếng và thi đơn hàng, đạt kết quả đậu. Bà Liên còn gửi cho chị Dương xem ảnh visa Nhật Bản mang tên Nguyễn Thị Ánh Dương.

Tuy nhiên, lần lữa mãi, chị Dương vẫn không thể xuất cảnh. Đại diện một Cty XKLĐ ở Hà Nội cho biết đơn hàng của chị đã bị hủy vì người môi giới không nộp tiền cho Cty. Chị Dương nhờ bạn bè kiểm tra ảnh visa thì được biết có dấu hiệu giả mạo. Cho rằng bị lừa, chị Dương gặp bà Liên để đòi tiền, nhưng bà này cứ khất lần không trả.

Ngày 2.11.2018, bà Nguyễn Thị Kim Liên viết giấy, thừa nhận có nhận hồ sơ và 190 triệu của chị Dương, cam kết đến ngày 8.11.2018 sẽ trả, cộng thêm 20 triệu chi phí đi lại. Tuy nhiên, đến ngày 15.11, chị Dương vẫn không nhận được tiền.

 
Ảnh visa Nhật Bản mang tên chị Dương được bà Liên gửi qua zalo. Ảnh: PV 

“Tôi đã khánh kiệt, bán xe máy, vay nóng lãi suất cao, mòn mỏi đòi tiền nhưng bà Liên không trả”, chị Dương nói. Nhiều ngày nay, chị Dương xin việc làm ở Hồng Lĩnh, rảnh là đến trước cổng nhà bà Liên để chờ đòi nợ.

Anh Nguyễn Bá Trung (SN 1977) và em vợ là Đặng Văn Chinh (SN 1988) cùng trú xã Thạch Đỉnh (Thạch Hà- Hà Tĩnh) tin lời bà Liên giới thiệu đi du học, XKLĐ, đã nộp cho bà này tổng số tiền hơn 400 triệu đồng. Anh Chinh còn ra Phúc Yên học tiếng Hàn 2 tháng hết 25 triệu.

Ngày 23.7.2018, bà Liên viết giấy nhận của anh Chinh 170 triệu tiền mặt để “làm hồ sơ du học nghề”, dự kiến bay trong tháng 9.2018, cam kết nếu không bay được sẽ hoàn tiền. Nhưng đến nay đã hơn 3 tháng, lịch bay không có, tiền cũng không đòi được.

Cả tháng nay, hai anh em liên tục chở nhau trong đêm ra nhà bà Liên để chờ đòi tiền. “Chúng tôi đã bán tài sản, vay mượn cầm cố để đưa tiền cho bà Liên, giờ hết sức khó khăn”, anh Trung nói.

Chị Thiều Thị Thư, quê huyện Hiệp Đức, Quảng Nam cũng đã nộp cho bà Liên 160 triệu tiền XKLĐ, nhưng không thể đi. Nay chị Thư cũng lặn lội ra chờ trước nhà bà Liên để đòi tiền.

Được biết, có nhiều người đã nộp tiền cho bà Liên nhưng không XKLĐ được, nhiều ngày nay đã tập trung đến đòi tiền.

Ông Phan Xuân Hạnh - Chủ tịch UBND phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh xác nhận có trường hợp chồng là Nguyễn Như Ý - vợ Nguyễn Thị Kim Liên trú tại số nhà 269A Trần Phú là công dân phường Bắc Hồng. Về sự việc, ông Hạnh nói: "Mặc dù người dân chưa trình báo, nhưng tôi có nắm sự việc một số người dân đến nhà bà Liên đòi nợ. Hiện chúng tôi đang nắm tình hình để giải quyết".

PV hỏi bà Liên làm nghề gì, ông Hạnh cho hay có nghe bà Liên đi XKLĐ, sau về làm môi giới XKLĐ.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Vụ "phù phép" người khuyết tật đi XKLĐ rồi mất tích: Nguyên nhân tử vong do “tê liệt thần kinh”?

Q.ĐẠI - V. LÂM |

Ngày 15.3, thi thể bà Trần Thị Bình (sinh năm 1963, người khuyết tật tại xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An, được “phù phép” thành Vương Thị Hoài Thu, sinh năm 1977, đủ sức khỏe, đi xuất khẩu lao động tại Saudi Arabia và tử vong) đã được gia đình hỏa thiêu và an táng.

Vụ người khuyết tật được “phù phép” đi XKLĐ: Người lao động còn bị u não

VIỆT LÂM - QUANG ĐẠI |

Báo Lao Động số ra ngày 3.2.2018 và ngày 9.2.2018 có bài phản ánh về “Người khuyết tật được “phù phép” chữa bệnh, đi xuất khẩu lao động rồi tử vong”, trong loạt bài có nêu trường hợp bà Trần Thị Bình (SN 1963), bị khuyết tật nặng, được “phù phép” mang hộ chiếu Vương Thị Hoài Thu (SN 1977), đủ sức khỏe đi xuất khẩu lao động rồi tử vong… 

Ai bảo kê cho Cty CP XKLĐ &TMDL Thanh Hoá đào tạo chui cho người đi XKLĐ?

Xuân Hùng |

Văn phòng Đại diện Cty CP xuất khẩu lao động và thương mại du lịch Thanh Hoá do bà Lê Thị Tố Như đứng đầu đã tuyển dụng, mở lớp đào đạo tiếng, chuyên môn cho người lao động đi xuất khẩu lao động bất chấp quy định của Bộ LĐTBXH. 

Nhận định chứng khoán 27.2 - 3.3: Thị trường tiếp tục bi quan

Thái Mạnh |

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua từ 27.2 - 3.3, tiếp tục trải qua nhiều phiên biến động khi NĐT vẫn đang chờ đợi và quan sát trong giai đoạn trống thông tin. Đặc biệt khối ngoại liên tục có những phiên bán ròng khiến VN-Index lùi về mốc 1.024 điểm ngay trong những phiên đầu tháng 3.

TPHCM : Động vật hoang dã quý hiếm liên tục xuất hiện ở khu dân cư

TUỆ NHI |

TPHCM - Thời gian qua, tại TPHCM, nhiều động vật hoang dã quý hiếm, nguy cấp liên tục xuất hiện và được người dân bắt giữ, giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TPHCM.

Sức mua suy giảm, tiểu thương gặp khó

Đỗ Hạnh |

Chi phí đầu vào tăng cao, sức mua giảm khiến nhiều hộ kinh doanh tại một số trung tâm thương mại phải đóng cửa. Các tiểu thương ở nhiều chợ truyền thống cũng đang gặp khó khi sức mua của người dân giảm.

Giảm nghèo bền vững - Bài toán nan giải của địa phương

VĂN SỸ |

Những năm qua, với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, công tác giảm nghèo ở các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Song, thực tế cho thấy công tác này còn không ít hạn chế, khó khăn. Làm thế nào để giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo vẫn là bài toán nan giải với hầu hết các địa phương mà Bạc Liêu là một điển hình.

Vĩnh Long: Kiểm tra 60 xe, 34 chiếc bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn

Hoàng Lộc |

Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) thực hiện kiểm soát nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, nội ô TP. Vĩnh Long đã phát hiện, lập biên bản, tạm giữ 34 phương tiện.

Vụ "phù phép" người khuyết tật đi XKLĐ rồi mất tích: Nguyên nhân tử vong do “tê liệt thần kinh”?

Q.ĐẠI - V. LÂM |

Ngày 15.3, thi thể bà Trần Thị Bình (sinh năm 1963, người khuyết tật tại xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An, được “phù phép” thành Vương Thị Hoài Thu, sinh năm 1977, đủ sức khỏe, đi xuất khẩu lao động tại Saudi Arabia và tử vong) đã được gia đình hỏa thiêu và an táng.

Vụ người khuyết tật được “phù phép” đi XKLĐ: Người lao động còn bị u não

VIỆT LÂM - QUANG ĐẠI |

Báo Lao Động số ra ngày 3.2.2018 và ngày 9.2.2018 có bài phản ánh về “Người khuyết tật được “phù phép” chữa bệnh, đi xuất khẩu lao động rồi tử vong”, trong loạt bài có nêu trường hợp bà Trần Thị Bình (SN 1963), bị khuyết tật nặng, được “phù phép” mang hộ chiếu Vương Thị Hoài Thu (SN 1977), đủ sức khỏe đi xuất khẩu lao động rồi tử vong… 

Ai bảo kê cho Cty CP XKLĐ &TMDL Thanh Hoá đào tạo chui cho người đi XKLĐ?

Xuân Hùng |

Văn phòng Đại diện Cty CP xuất khẩu lao động và thương mại du lịch Thanh Hoá do bà Lê Thị Tố Như đứng đầu đã tuyển dụng, mở lớp đào đạo tiếng, chuyên môn cho người lao động đi xuất khẩu lao động bất chấp quy định của Bộ LĐTBXH.