Quảng Trị: Hàng nghìn hộ dân đang quanh năm phải dùng nước ô nhiễm nặng

HƯNG THƠ |

Nước giếng khoan ở nhiều xã thuộc huyện đồng bằng Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) khi được bơm thì nổi váng, bị phèn nặng, có nơi còn chuyển màu tím nhạt. Vậy, hàng nghìn hộ dân ở 11 xã tại huyện này vẫn phải cắn răng sử dụng vì chưa có hệ thống nước sạch.

Nước giếng chuyển màu tím nhạt

Trước kia, khi chưa có điều kiện, gia đình ông Trương Quốc Dũng (trú tại thôn Vân Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong) đào giếng khơi vài mét để lấy nước sử dụng. Ở nơi thấp trũng, gần nhà là các cánh đồng lúa, người dân dùng nhiều thuốc trừ cỏ, trừ sâu, nước giếng lại nhiễm phèn nặng, nên ông Dũng lo lắng. Vì vậy, mấy năm trước, gia đình ông đã đầu tư khoan giếng nước sâu 16 mét và sử dụng cho đến nay.

Hỏi về chất lượng nước giếng khoan, ông Dũng với tay bật công tắc giếng khoan, nước theo đường ống chảy mạnh vào thau nhựa. Ông Dũng lấy lá cây, bỏ vào thau nước mới bơm lên, thì nước lập tức chuyển sang màu tím nhạt. Sau 1 giờ bơm vào thau, bề mặt nước nổi váng, bên dưới thì có cặn, ngửi có mùi lạ.

Trước tình trạng nước giếng khoan bị ô nhiễm, gia đình ông Dũng đi chở nước ở nơi khác về dùng cho ăn uống. Còn các sinh hoạt khác, như tắm giặt, rửa các loại rau, thịt, cá trước khi chế biến thức ăn, thì vẫn dùng nước giếng này.

Ở thôn Vân Hòa có 396 hộ dân. Hàng năm, ở thôn này có nhiều người mắc bệnh ung thư. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước giếng đi kiểm tra và phát hiện nước bị ô nhiễm nặng. Từ đó, người dân không dám ăn uống nước giếng khoan nữa, mà phải đi mua, vận chuyển nước từ nơi khác về.

Toàn xã có 1.400 hộ dân, thì 100% chưa có nước sạch để sử dụng.

Bệnh ung thư tăng đột biến

Nếu xã Triệu Hòa ở nơi thấp trũng, gần sông nên nước giếng bị ô nhiễm, thì xã Triệu Tài (huyện Triệu Phong) ở nơi cao hơn, nhưng nguồn nước giếng cũng nhiễm phèn nặng.

Như ở thôn An Trú của xã Triệu Tài, công trình quan trọng và được ưu tiên đầu tư không phải là ngôi nhà, mà là bể lọc nước. Gia đình bà Hoàng Thị Phương Thanh bỏ ra 15 triệu để lắp hệ thống lọc nước, ngoài ra còn xây thêm 2 bể chứa 8 khối nước.

Cứ nửa năm, bà Thanh thay các lõi than hoạt tính, sửa sang máy lọc nước hết khoảng 5 triệu đồng. Mỗi khi thay các bình lọc, bám bên trong là thứ bùn đặc quánh, có mùi hôi, khiến bà Thanh không thể an tâm về chất lượng nước dù đã cố gắng lọc qua nhiều khâu.

Cạnh nhà bà Thanh là gia đình bà Lê Thị Hồng. Sống cùng chồng đã lớn tuổi trong ngôi nhà nhỏ, điều kiện kinh tế khó khăn, nên bà Hồng không làm bể lọc nước giếng. Nước giếng bơm lên, một lúc là nổi phèn, nhưng bà vẫn sử dụng để nấu nướng, sinh hoạt, dù biết không tốt cho sức khỏe.

Tương tự xã Triệu Hòa, xã Triệu Tài có 6.000 hộ dân, thì cũng 100% chưa được dùng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Triệu Tài cũng đề cập đến việc ở xã mấy năm gần đây có nhiều người bị bệnh ung thư.

“Nguyên nhân có phải do nguồn nước không thì không rõ, nhưng số lượng người mắc bệnh ung thư tăng đột biến. Mà những người này cũng sử dụng nước giếng” - ông Nguyễn Văn Hùng, nói.

Theo lãnh đạo UBND huyện Triệu Phong, hiện có 11 xã trên địa bàn chưa có hệ thống cấp nước tập trung, đồng nghĩa với việc các hộ dân ở 11 xã này sử dụng nước giếng trong sinh hoạt.

“Chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực để từng bước đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch tập trung ở những xã chưa có hệ thống nước tập trung, giúp cho người dân vùng nông thôn được tiếp cận sử dụng nước sạch đảm bảo vệ sinh, sức khỏe” - lãnh đạo UBND huyện Triệu Phong, cho biết.

Vì nguồn lực có hạn, nên dù biết nước giếng mà hàng nghìn hộ dân ở các xã đang sử dụng không đảm bảo, nhưng chưa biết đến bao giờ, hệ thống nước sạch mới được đầu tư ở đây.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Ở nhà tiền tỉ, dùng nước giếng khoan vì hạ tầng dân cư 4 năm không khớp nối

Nhóm PV |

Thái Nguyên - Được triển khai từ năm 2018, thế nhưng hạ tầng khu tái định cư Tân Tiến (xã Tân Quang, TP Sông Công) đến nay vẫn còn rất ngổn ngang.

Cá chết hàng loạt ở hồ Tây: Chưa phát hiện việc đầu độc hay nước ô nhiễm

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tượng cá chết tại hồ Tây là do thay đổi thời tiết. Bước đầu, chưa phát hiện việc đầu độc hay ô nhiễm nguồn nước dẫn đến cá bị chết.

Cá chết ở hồ Khe Lang do nguồn nước ô nhiễm

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Sau khi ngành chuyên môn lấy mẫu cá chết ở hồ Khe Lang và mẫu nước phân tích, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đã có thông báo kết luận nguyên nhân cá chết nơi đây là do nguồn nước bị ô nhiễm.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Ở nhà tiền tỉ, dùng nước giếng khoan vì hạ tầng dân cư 4 năm không khớp nối

Nhóm PV |

Thái Nguyên - Được triển khai từ năm 2018, thế nhưng hạ tầng khu tái định cư Tân Tiến (xã Tân Quang, TP Sông Công) đến nay vẫn còn rất ngổn ngang.

Cá chết hàng loạt ở hồ Tây: Chưa phát hiện việc đầu độc hay nước ô nhiễm

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tượng cá chết tại hồ Tây là do thay đổi thời tiết. Bước đầu, chưa phát hiện việc đầu độc hay ô nhiễm nguồn nước dẫn đến cá bị chết.

Cá chết ở hồ Khe Lang do nguồn nước ô nhiễm

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Sau khi ngành chuyên môn lấy mẫu cá chết ở hồ Khe Lang và mẫu nước phân tích, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đã có thông báo kết luận nguyên nhân cá chết nơi đây là do nguồn nước bị ô nhiễm.