Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tự chủ nguyên liệu và nhân lực là 2 vấn đề

Phong Nguyễn (thực hiện) |

TS Nguyễn Quân (ảnh) - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) - Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam - chia sẻ với Lao Động về đòi hỏi cấp bách phải xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đáp ứng yêu cầu thực tế, khi thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, cái mới hôm nay, ngày mai đã có thể trở nên lạc hậu và bị công nghệ mới hơn thay thế.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của CNHT trong nền kinh tế nước ta, thưa ông?

- Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) hầu như chưa có sản phẩm CN chính nổi tiếng có quy mô sản xuất lớn, vì thế khi chưa hội nhập quốc tế thì không có cơ hội phát triển ngành CNHT đúng nghĩa. Điều đó giải thích vì sao khái niệm CNHT mới chỉ được đề cập trong thời gian gần 20 năm trở lại đây, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO và ký kết hàng loạt các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các quốc gia và các khu vực. Và cũng mất hàng chục năm nghiên cứu, tìm hiểu thì đến năm 2017 Bộ Công Thương mới trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18.1.2017 phê duyệt Chương trình phát triển CNHT giai đoạn từ 2016-2025.

Tuy nhiên, cái khó cho DN nội địa ở chỗ, dù chỉ sản xuất linh kiện, phụ tùng nhưng lại phải đáp ứng tiêu chuẩn rất cao và nghiêm ngặt của sản phẩm chính, đòi hỏi phải đầu tư công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tương xứng. Sau nữa, ngành sản xuất vật liệu và cơ khí chế tạo (CKCT) của Việt Nam còn yếu kém, nên các DN hỗ trợ vẫn phải nhập khẩu (NK) hầu hết nguyên vật liệu và máy móc từ nước ngoài, rất khó giảm giá thành sản phẩm ngay cả khi được ưu đãi thuế. Chính vì thế, hơn 6 năm đã trôi qua mà ngành CNHT vẫn chưa phát triển như kỳ vọng và mục tiêu của Quyết định 68.

Thưa TS, dân số Việt Nam trẻ đã đem lại nguồn lao động dồi dào cho ngành CNHT. Ông đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển của ngành CNHT trong giai đoạn tới?

- Tôi đánh giá tốt về nguồn nhân lực của Việt Nam, bởi lao động Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, thanh niên Việt Nam khi được đào tạo tốt thì có trí tuệ và trình độ không thua kém các nước trong khu vực...

Nhưng điều bất lợi lại quá nhiều, mà ai cũng dễ dàng nhận thấy: Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam còn thấp, chưa nói đến chất lượng đào tạo kém, dẫn tới hầu hết nhân lực được tuyển dụng vào làm việc ở các DN đầu tư nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh đều phải đào tạo lại.

Kỹ năng và kỷ luật lao động cũng là một yếu tố cản trở khi NLĐ phải tiếp cận với CN mới, trình độ tự động hóa cao và sản xuất theo dây chuyền CN. Các DN CNHT phải nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu chính, máy móc thiết bị và công nghệ từ nước ngoài, cộng với việc phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao về quản lý, quản trị DN và chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ giao hàng… đòi hỏi các DN nhỏ và vừa (SME) phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian thích ứng.

Trong thập niên này, ngành CNHT nào sẽ phát triển mạnh nhất, thưa ông?

- Có thể nhận xét sơ bộ là: Linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy, dệt may, điện thoại di động, thiết bị điện tử dân dụng sẽ là những ngành được đầu tư phát triển trong tương lai gần, vì đây là các ngành đã có sản phẩm chính được đầu tư sản xuất ở Việt Nam bởi các “ông lớn” như SAMSUNG, LG, HYUNDAI, TOYOTA, MAZDA, DAIKIN, FORD, INTEL, CARRIER, TRANE.

Nhiều DN trong ngành CNHT đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, các khu sản xuất với máy móc hiện đại. Theo ông, cần thêm những động lực gì để ngành CNHT phát triển như kỳ vọng?

- Đúng là CNHT của Việt Nam đang đứng trước thuận lợi khi chúng ta đã ký kết các FTA do với hầu hết các quốc gia và khối kinh tế lớn, đã ký kết hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ (KHCN) với hơn 50 quốc gia phát triển nhất và làn sóng đầu tư trực tiếp của nước ngoài đang ồ ạt đổ vào Việt Nam. Có nhiều DN SME đã thực sự trở thành mắt xích của chuỗi sản xuất toàn cầu, kể cả sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ôtô, máy bay, thiết bị viễn thông, dàn khoan dầu khí, nhà máy điện và máy biến thế điện…

Hai vấn đề bất cập lớn nhất của ngành CNHT vẫn là nguồn nhân lực trình độ chưa cao và chưa tự chủ được nguyên vật liệu chính cho sản xuất. Vì vậy để phát triển ngành CNHT phải giải quyết bằng được hai điểm yếu này.

- Xin cảm ơn Tiến sĩ!

Phong Nguyễn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ tạo lực đẩy để tăng trưởng toàn diện nền kinh tế

Vũ Long |

Công nghiệp hỗ trợ được xác định là lực đẩy để phát triển toàn ngành công nghiệp, mang lại giá trị kinh tế lớn.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhân lực chất lượng cao là chủ thể

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) |

Với bước tiến quan trọng trong minh định mục tiêu phát triển công nghiệp (CN), Nghị quyết 29-NQ/TW (Nghị quyết 29) mở ra tầm nhìn mới củng cố nền tảng huy động, phân bổ nguồn lực, điều chỉnh chiến lược, cơ cấu nhằm thực hiện thành công công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tiễn

Phạm Đông |

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tiếp tục bắt tay và phối hợp chặt chẽ, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo trong dài hạn.

Cần cơ chế thuận lợi để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trong nước

Phương Phương |

Lĩnh vực chế biến, chế tạo hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn cần cơ chế thuận lợi để phát triển, đó là ý kiến của hội thảo về ngành công nghiệp chế tạo tại TPHCM ngày 9.3.

Cục Di sản Việt Nam đề nghị Hội An báo cáo việc thu phí tham quan

Hoàng Bin |

Cục Di sản Việt Nam đã gửi văn bản tới Hội An, Quảng Nam đề nghị báo cáo về việc thu phí tham quan Di sản Văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Ý kiến của nhân dân đa chiều, bộ ngành muốn giữ

PHẠM ĐÔNG |

"Nhân dân còn nhiều ý kiến đa chiều, tuy nhiên đa số ý kiến của các bộ, ngành, địa phương nhất trí về sự cần thiết và đề nghị giữ quy định về quỹ bình ổn giá, bao gồm cả Quỹ bình ổn giá xăng dầu" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội thông tin.

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ cháy chung cư Carina khiến 13 người tử vong

Anh Tú |

TP Hồ Chí Minh -  Liên quan đến vụ cháy chung cư Carina khiến 13 người tử vong, chiều 5.4, Hội đồng xét xử Toà án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để làm rõ thêm nhiều tình tiết phát sinh tại tòa nhằm tránh bỏ lọt tội phạm.

Người đứng đầu nhà mạng sẽ bị xử lý nếu để sai phạm về quản lý thuê bao

HỮU CHÁNH |

Bộ Thông tin và Truyền thông đang xem xét đề xuất xử lý người đứng đầu nhà mạng nếu để sai phạm về quản lý thuê bao. Đồng thời sẽ đình chỉ phát triển thuê bao mới từ 3 - 6 tháng nếu phát hiện các doanh nghiệp viễn thông mắc sai phạm quy định về quản lý thuê bao di động.

Công nghiệp hỗ trợ tạo lực đẩy để tăng trưởng toàn diện nền kinh tế

Vũ Long |

Công nghiệp hỗ trợ được xác định là lực đẩy để phát triển toàn ngành công nghiệp, mang lại giá trị kinh tế lớn.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhân lực chất lượng cao là chủ thể

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) |

Với bước tiến quan trọng trong minh định mục tiêu phát triển công nghiệp (CN), Nghị quyết 29-NQ/TW (Nghị quyết 29) mở ra tầm nhìn mới củng cố nền tảng huy động, phân bổ nguồn lực, điều chỉnh chiến lược, cơ cấu nhằm thực hiện thành công công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tiễn

Phạm Đông |

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tiếp tục bắt tay và phối hợp chặt chẽ, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo trong dài hạn.

Cần cơ chế thuận lợi để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trong nước

Phương Phương |

Lĩnh vực chế biến, chế tạo hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn cần cơ chế thuận lợi để phát triển, đó là ý kiến của hội thảo về ngành công nghiệp chế tạo tại TPHCM ngày 9.3.