Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Ý kiến của nhân dân đa chiều, bộ ngành muốn giữ

PHẠM ĐÔNG |

"Nhân dân còn nhiều ý kiến đa chiều, tuy nhiên đa số ý kiến của các bộ, ngành, địa phương nhất trí về sự cần thiết và đề nghị giữ quy định về quỹ bình ổn giá, bao gồm cả Quỹ bình ổn giá xăng dầu" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội thông tin.

Chiều 5.4, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Giá (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Đề cập tới nội dung về bình ổn giá, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà - cho biết, giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường. Do đó vấn đề này cần được quy định cụ thể trong luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch.

Đồng thời, việc quy định rõ danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong luật cũng khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”. Việc thực hiện quy định hiện hành không phát sinh vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Về Quỹ bình ổn xăng dầu, nhiều ý kiến tán thành duy trì, song một số ý kiến đề nghị không tiếp tục duy trì quỹ. Có ý kiến đề nghị lấy ý kiến nhân dân về sự cần thiết duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Bà Hà cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách và cơ quan soạn thảo cho rằng, trong điều kiện hiện nay, nên duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu.

Vì quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.

Thực tế thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới biến động thì quỹ bình ổn đã phát huy vai trò “điều hòa”, góp phần giảm tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động giá, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Tại Luật Giá hiện hành và dự thảo luật đều không quy định về quỹ bình ổn giá xăng dầu và hiện nay quỹ bình ổn giá đang được quy định tại nghị định. Trong trường hợp vẫn giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị trong quản lý, điều hành, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Chính phủ cần bảo đảm tính công khai, minh bạch, hiệu quả.

Do Quỹ bình ổn xăng dầu hiện vẫn được để tại các doanh nghiệp, vì vậy Chính phủ cần nghiên cứu để có phương án quản lý phù hợp hơn, bảo đảm rõ ràng về thực trạng nguồn, việc sử dụng quỹ. Nâng cao tính kịp thời, hiệu quả thực tế trong điều hành, nhất là khi biến động, đồng thời có lộ trình để sớm đưa giá xăng dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Đối với đề nghị lấy ý kiến nhân dân, bà Hà nêu rõ, trong quá trình xây dựng dự thảo luật, cơ quan soạn thảo đã gửi xin ý kiến rộng rãi trên trang điện tử của Bộ Tài chính, trong đó có nội dung xin ý kiến đánh giá về sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá, bao gồm cả Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

"Nhân dân còn nhiều ý kiến đa chiều, tuy nhiên đa số ý kiến của các bộ, ngành, địa phương (trong đó có Bộ Công Thương, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam) nhất trí về sự cần thiết của quỹ bình ổn giá và đề nghị giữ quy định về quỹ bình ổn giá, bao gồm cả Quỹ bình ổn giá xăng dầu", bà Hà thông tin.

Về định giá, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã rà soát, chỉnh lý, bổ sung một số quy định về nguyên tắc, căn cứ, phương pháp, tiêu chí, thẩm quyền, cơ sở pháp lý của văn bản định giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá nhằm bảo đảm khả thi, minh bạch, bảo vệ những người làm công tác định giá.

Một số ý kiến đề nghị không quy định giá trần đối với dịch vụ tại cảng biển và dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa. Một số ý kiến và Bộ Giao thông Vận tải đề nghị cần quy định giá trần đối với các dịch vụ này.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy, đây là vấn đề lớn, có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, đời sống người dân, doanh nghiệp, ngân sách nhà nước. Vì vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá tác động cụ thể trong trường hợp bỏ giá trần theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để có căn cứ cho Quốc hội xem xét, quyết định.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị người tiêu dùng được trả lại hàng hoá nếu không đúng như quảng cáo

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị người tiêu dùng được hoàn trả toàn bộ chi phí mua sắm sản phẩm, hàng hoá không đúng như quảng cáo giới thiệu, cam kết hoặc công bố của tổ chức, cá nhân kinh doanh để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Tổ chức đấu thầu trước dễ phát sinh nhiều tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, nếu tổ chức đấu thầu trước nhưng hồ sơ mời thầu chưa xong, cấp thẩm quyền chưa cho ý kiến hoặc trong quá trình giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành, giá trị xây lắp tăng, giá nhân công tăng dẫn tới đội vốn… phát sinh nhiều tiêu cực.

Dự trữ xăng dầu: Không để phụ thuộc nhà nước hay khoán trắng doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

"Quy hoạch phải phân loại rõ hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt để có cơ chế vận hành tương ứng với các tình huống biến động thị trường, không thể phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước hay khoán trắng cho doanh nghiệp", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Lập trường bất ngờ của Mỹ về lộ trình Ukraina gia nhập NATO

Ngọc Vân |

Mỹ phản đối nỗ lực của các đồng minh nhằm tạo điều kiện cho Ukraina gia nhập NATO.

Xử lý thế nào các video clip phản cảm?

Trần Việt |

Thời gian gần đây, dư luận nóng lên vì nhiều sản phẩm video clip trên không gian mạng có nội dung không lành mạnh, thậm chí phản cảm. Có một số ý kiến cho rằng, các video clip trên là dạng phim ngắn-Web Drama vì thế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phải chịu trách nhiệm quản lý. Nhưng các video clip đó có thực là phim và nếu không phải là phim thì ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý?

Doanh nghiệp bán lẻ lại “khóc ròng” vì chiết khấu 0 đồng

Anh Tuấn |

Chiết khấu - mức hoa hồng đầu mối, thương nhân phân phối cắt lại cho các doanh nghiệp bán lẻ - liên tục giảm từ cuối tháng 3, đầu tháng 4.2023. Đáng ngại, có nhiều nơi ghi nhận chiết khấu âm khi tính cả chi phí vận chuyển hàng từ cảng về cửa hàng bán lẻ.

Thụy Điển công bố kịch bản chính về thủ phạm vụ nổ Nord Stream

Thanh Hà |

Về vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream, các nhà điều tra Thụy Điển tiết lộ, đã có bức tranh khá rõ ràng về kịch bản vụ án, trong đó có nhân tố nhà nước tham gia vụ việc.

Công nhân đến gần hơn với ước mơ có nhà

Lương Hạnh |

Mục tiêu mua được nhà với chị Nga đã có từ rất lâu, nhưng càng làm công nhân thì chị càng nhận ra khó đạt được. Do vậy, chị đã gần như "bác bỏ mục tiêu" cho đến khi biết được thông tin về Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội vừa Thủ tướng phê duyệt.

Đề nghị người tiêu dùng được trả lại hàng hoá nếu không đúng như quảng cáo

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị người tiêu dùng được hoàn trả toàn bộ chi phí mua sắm sản phẩm, hàng hoá không đúng như quảng cáo giới thiệu, cam kết hoặc công bố của tổ chức, cá nhân kinh doanh để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Tổ chức đấu thầu trước dễ phát sinh nhiều tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, nếu tổ chức đấu thầu trước nhưng hồ sơ mời thầu chưa xong, cấp thẩm quyền chưa cho ý kiến hoặc trong quá trình giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành, giá trị xây lắp tăng, giá nhân công tăng dẫn tới đội vốn… phát sinh nhiều tiêu cực.

Dự trữ xăng dầu: Không để phụ thuộc nhà nước hay khoán trắng doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

"Quy hoạch phải phân loại rõ hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt để có cơ chế vận hành tương ứng với các tình huống biến động thị trường, không thể phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước hay khoán trắng cho doanh nghiệp", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.