Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhân lực chất lượng cao là chủ thể

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) |

Với bước tiến quan trọng trong minh định mục tiêu phát triển công nghiệp (CN), Nghị quyết 29-NQ/TW (Nghị quyết 29) mở ra tầm nhìn mới củng cố nền tảng huy động, phân bổ nguồn lực, điều chỉnh chiến lược, cơ cấu nhằm thực hiện thành công công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Minh định toàn diện mục tiêu phát triển công nghiệp

Lấy mục tiêu phát triển bao trùm làm căn cứ - đưa đất nước trở thành nước thu nhập trung bình cao có công nghệ (CN) hiện đại năm 2030, nước phát triển, thu nhập cao thuộc nước CN phát triển hàng đầu khu vực Châu Á năm 2045, Nghị quyết 29 có bước tiến quan trọng trong minh định mục tiêu phát triển cụ thể CN - nội dung trực tiếp CNH, HĐH.

Trong giai đoạn mới đến năm 2030, theo Nghị quyết, cơ cấu nội ngành được xây dựng với 6 nhóm ngành mang tính trụ cột của CNH, HĐH là CN nền tảng, CN ưu tiên, CN mũi nhọn, CN hỗ trợ, CN quốc phòng, CN an ninh.

Chức năng và vai trò từng ngành được xác định góp phần khẳng định vững chắc vị trí từng ngành.

Mối quan hệ giữa các ngành được xây dựng khoa học và theo đó, tạo căn cứ tính toán chính xác mức độ đầu tư vào từng ngành đúng với vị trí, vai trò của chúng.

Cơ cấu mới tạo kết quả đầu ra (O-output) tối ưu với đầu vào (I-Input) tối thiểu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế tổng thể.

Mối quan hệ giữa các ngành CN được xây dựng hiệu quả sẽ tạo khả năng bổ sung lẫn nhau, giảm thiểu sự lãng phí, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ.

Cơ cấu mới tạo động lực thúc đẩy cạnh tranh nội ngành để thu lợi nhuận siêu ngạch nội địa và quốc tế, duy trì và phát huy vị thế từng ngành trong mọi giai đoạn. Đổi mới sáng tạo liên tục trở thành công cụ chiến lược hữu hiệu. Đầu tư lớn vào đổi mới sáng tạo đồng nghĩa với thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng.

Tích lũy giá trị cốt lõi để tăng kết nối và lan tỏa

Cơ cấu CN mới hướng vào tích lũy giá trị cốt lõi thông qua chuyển dịch kết hợp giữa tuần tự và nhảy vọt từ gia công sang nghiên cứu, thiết kế, sản xuất tại Việt Nam, thực hiện dịch vụ hóa CN. Giá trị cốt lõi lớn tạo khả năng sáng tạo mở rộng giá trị gia tăng.

Mức độ nội địa hóa được gia tăng đáng kể cải thiện sức chống chịu, kiên cường của CN, tăng bản sắc CNH, HĐH Việt Nam. Công nghệ lõi, công nghệ nguồn là cơ sở để có giá trị cốt lõi, bảo đảm sức chống chịu cao của chuỗi giá trị.

Đây là điều kiện để CN chế biến, chế tạo phát huy tính then chốt. Nông nghiệp và các lĩnh vực khác có thể tận dụng tác động lan tỏa nếu xây dựng mạng lưới kết nối phù hợp.

Thị trường khoa học - công nghệ là động lực phát triển không giới hạn, cần được thúc đẩy phát triển. Nguồn lực thị trường được huy động cả trong và ngoài nước. Thế hệ mới doanh nghiệp khoa học - công nghệ, doanh nghiệp CN nền tảng, mũi nhọn, ưu tiên, hỗ trợ, quốc phòng, an ninh là lực lượng triển khai mục tiêu CNH, HĐH.

Cộng đồng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thuộc các ngành CN cần được phát huy mọi thế mạnh. Tăng sự kết nối trong nước và quốc tế. Hình thành chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng có sức chống chịu cao.

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao là chủ thể sáng tạo công nghệ gắn với năng lực nắm bắt xu hướng công nghệ thế giới cần được phát triển.

Đây cũng là lực lượng lan tỏa, chuyển giao tiến bộ CN vào các ngành khác trong và ngoài nước, tăng uy tín quốc gia.

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân)
TIN LIÊN QUAN

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tiễn

Phạm Đông |

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tiếp tục bắt tay và phối hợp chặt chẽ, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo trong dài hạn.

Cần cơ chế thuận lợi để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trong nước

Phương Phương |

Lĩnh vực chế biến, chế tạo hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn cần cơ chế thuận lợi để phát triển, đó là ý kiến của hội thảo về ngành công nghiệp chế tạo tại TPHCM ngày 9.3.

Thị phần ngày càng eo hẹp, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần Nhà nước tạo cầu nối

Huyền Anh (T/H) |

Mặc dù đã có nhiều giải pháp song trên thực tế, chưa nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, do vậy sự phát triển của ngành này cần được thể chế bằng luật hóa cụ thể.

Phương tiện cá nhân tăng chóng mặt, giải pháp kiềm chế vẫn nửa vời

PHẠM ĐÔNG |

Số lượng phương tiện cá nhân tại Hà Nội ngày một gia tăng trong khi hạ tầng giao thông đô thị chưa đáp ứng, dẫn đến ùn tắc giao thông ngày một nghiêm trọng. Dù vậy, việc hạn chế phương tiện cá nhân rõ ràng đang “phá sản” vì những cách làm nửa vời.

Công an phá cửa nhà lân cận cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy

PHẠM ĐÔNG |

Lực lượng chữa cháy đã triển khai 2 mũi, theo cầu thang bộ lên trên, đồng thời sang nhà hàng xóm, phá song sắt để giải cứu an toàn 3 người bị mắc kẹt.

Indonesia chính thức mất quyền đăng cai FIFA U20 World Cup 2023

TAM NGUYÊN |

FIFA sẽ công bố quốc gia mới đăng cai U20 World Cup 2023 trong thời gian sớm nhất.

Quận Tây Hồ nói về hiện tượng những quả cầu gang lan can hồ Tây biến mất

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Hà Nội - Theo lãnh đạo UBND phường Nhật Tân (quận Tây Hồ), việc mất những quả cầu này xảy ra từ đợt dịch cách đây khoảng 2 năm chứ không phải hiện tượng mới xảy ra gần đây.

Chứng khoán: VN-Index sẽ giữ được đà tăng nhờ cổ phiếu trụ

Gia Miêu |

VN-Index vẫn đang giằng co quanh ngưỡng kháng cự ngắn hạn, nhà đầu tư nên chờ đợi đến khi có xu hướng rõ ràng hơn.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tiễn

Phạm Đông |

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tiếp tục bắt tay và phối hợp chặt chẽ, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo trong dài hạn.

Cần cơ chế thuận lợi để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trong nước

Phương Phương |

Lĩnh vực chế biến, chế tạo hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn cần cơ chế thuận lợi để phát triển, đó là ý kiến của hội thảo về ngành công nghiệp chế tạo tại TPHCM ngày 9.3.

Thị phần ngày càng eo hẹp, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần Nhà nước tạo cầu nối

Huyền Anh (T/H) |

Mặc dù đã có nhiều giải pháp song trên thực tế, chưa nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, do vậy sự phát triển của ngành này cần được thể chế bằng luật hóa cụ thể.