Công nghiệp hỗ trợ tạo lực đẩy để tăng trưởng toàn diện nền kinh tế

Vũ Long |

Công nghiệp hỗ trợ được xác định là lực đẩy để phát triển toàn ngành công nghiệp, mang lại giá trị kinh tế lớn.

Công nghiệp hỗ trợ thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn

Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) cho hay, vào đầu những năm 1980, Việt Nam từng có chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Chủ trương này, mặc dù chịu tác động bất lợi của bối cảnh trong nước và quốc tế, vẫn đạt kết quả nhất định.

"Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ đang được coi là lực đẩy để phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn" - ông Lạng nhấn mạnh.

Theo ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam, khu vực miền Trung có nhiều lợi thế do vị trí địa lý mang lại, có nhiều cảng nước sâu và các ngành công nghiệp dựa vào cảng biển có cơ hội phát triển như lọc hóa dầu, đóng tàu, sản xuất thép, công nghiệp nặng, công nghiệp ô tô. Thực tế, nếu thực hiện được tốt ngành công nghiệp hỗ trợ ở khu vực này, sẽ không chỉ thúc đẩy phát triển được nhiều ngành kinh tế mũi nhọn phát triển theo, mà còn giảm giá thành sản phẩm khi không phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài” - ông Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh.

Công nghiệp hỗ trợ góp phần hiện đại hóa ngành nông - lâm nghiệp. Ảnh: Vũ Long
Công nghiệp hỗ trợ góp phần hiện đại hóa ngành nông - lâm nghiệp. Ảnh: Vũ Long

Mở các nút thắt, đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ phát triển

Theo TS Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, ngành công nghiệp hỗ trợ cần được phát triển nhanh hơn nữa mới đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế khi cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bão và chuỗi sản xuất toàn cầu biến đổi từng ngày.

Vì vậy, Nhà nước cần đầu tư mạnh hơn cho hệ thống đào tạo, nhất là đào tạo nghề của các lĩnh vực công nghệ. Việc này các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ta chưa đủ nguồn lực để làm được, cần có sự hỗ trợ tối đa của nhà nước thông qua đầu tư hạ tầng kỹ thuật và thiết bị cho các cơ sở đào tạo, cử sinh viên và công nhân đi đào tạo ở nước ngoài, điều chỉnh chính sách để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) phải đầu tư cho R&D (nghiên cứu và phát triển) ở Việt Nam, hợp tác với các cơ sở đào tạo của Việt Nam trong hướng nghiệp, nâng cao kỹ năng cho người lao động.

“Sau năm 2020, tôi chưa thấy có sơ kết đánh giá tình hình thực hiện quyết định 68/QĐ-TTg ngày 18.1.2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn từ 2016-2025, trong đó có dự toán kinh phí đào tạo nhân lực 100,9 tỉ đồng và kinh phí hỗ trợ R&D, chuyển giao và đổi mới công nghệ 625,4 tỉ đồng. Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi hơn nữa cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về thuế, thuê đất, bảo hiểm và nhà ở xã hội cho công nhân… nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực điện tử, dệt may, da giày”- TS Nguyễn Quân thẳng thắn nêu ý kiến.

Do đó, Nhà nước phải xây dựng ngay chiến lược phát triển ngành công nghiệp vật liệu và cơ khí chế tạo, trước hết chú trọng nghiên cứu và tạo ra các loại vật liệu phục vụ công nghệ điện tử và cơ khí như: vật liệu bán dẫn, vật liệu điện tử, vật liệu polime, vật liệu vô định hình, hợp kim chịu nhiệt, chịu mài mòn, đất hiếm, vật liệu quang học… thông qua các chương trình khoa học công nghệ quốc gia về vật liệu mới.

Cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ số có trình độ tự động hóa cao và sản xuất thông minh, xây dựng các trung tâm gia công cơ khí chính xác và hiện đại, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng và đạt chuẩn về tiêu chuẩn quốc tế ISO quản lý sản xuất và quản trị doanh nghiệp. Cuối cùng là hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) làm chủ công nghệ và phần mềm của nước ngoài, tiến tới sáng tạo các nền tảng số, phần mềm điều khiển để ứng dụng và thay thế hệ thống điều khiển của máy móc, thiết bị nhập khẩu.

Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, cần bổ sung và hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển từ ngành công nghiệp cụ thể về quy mô, tốc độ, cơ cấu nội bộ để có căn cứ tổ chức xây dựng nhiệm vụ 5 năm, 1 năm hoặc 2-3 năm theo đặc thù từng ngành.

"Đặc biệt, ngành công nghiệp hỗ trợ cần có tốc độ tăng trưởng tương đương tăng trưởng thị trường công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành có lợi thế so sánh cao" - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nói.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhân lực chất lượng cao là chủ thể

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) |

Với bước tiến quan trọng trong minh định mục tiêu phát triển công nghiệp (CN), Nghị quyết 29-NQ/TW (Nghị quyết 29) mở ra tầm nhìn mới củng cố nền tảng huy động, phân bổ nguồn lực, điều chỉnh chiến lược, cơ cấu nhằm thực hiện thành công công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tiễn

Phạm Đông |

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tiếp tục bắt tay và phối hợp chặt chẽ, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo trong dài hạn.

Cần cơ chế thuận lợi để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trong nước

Phương Phương |

Lĩnh vực chế biến, chế tạo hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn cần cơ chế thuận lợi để phát triển, đó là ý kiến của hội thảo về ngành công nghiệp chế tạo tại TPHCM ngày 9.3.

Thua Aston Villa, Chelsea rơi xuống nửa dưới bảng xếp hạng

Văn An |

Chelsea trở lại sau quãng FIFA days bằng trận thua 0-2 trước Aston Villa tại Premier League.

Hà Nội mưa phùn sương mù giăng kín lối, ô nhiễm không khí lại tăng cao

AN AN - MINH HÀ |

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam nhận định qua theo dõi nhiều năm, khoảng thời gian tháng 5 đến tháng 9 tình trạng ô nhiễm không khí được cải thiện một phần do điều kiện khí hậu, thời tiết. 

Ukraina vừa tăng phí vận chuyển vừa kêu gọi ngừng mua dầu của Nga

Song Minh |

Ukraina tăng phí trung chuyển dầu mà trước đây một công ty Nga đã trả để vận chuyển dầu qua Ukraina.

Arsenal tái thiết lập khoảng cách 8 điểm với Man City

Chi Trần |

Arsenal vượt qua Leeds trên sân nhà Emirates, đánh dấu trận thắng thứ 7 liên tiếp tại Premier League.

Tín hiệu tích cực từ thị trường khách tàu biển đến Khánh Hòa

Phương Linh |

Ngay trong ngày đầu tháng 4, hơn 2.000 khách quốc tế trên tàu du lịch cao cấp MSC POESIA khám phá thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhân lực chất lượng cao là chủ thể

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) |

Với bước tiến quan trọng trong minh định mục tiêu phát triển công nghiệp (CN), Nghị quyết 29-NQ/TW (Nghị quyết 29) mở ra tầm nhìn mới củng cố nền tảng huy động, phân bổ nguồn lực, điều chỉnh chiến lược, cơ cấu nhằm thực hiện thành công công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tiễn

Phạm Đông |

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tiếp tục bắt tay và phối hợp chặt chẽ, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo trong dài hạn.

Cần cơ chế thuận lợi để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trong nước

Phương Phương |

Lĩnh vực chế biến, chế tạo hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn cần cơ chế thuận lợi để phát triển, đó là ý kiến của hội thảo về ngành công nghiệp chế tạo tại TPHCM ngày 9.3.