Nước sông Đakrông bị nhuộm đỏ vì đãi vàng: "Mệt mỏi" viết đơn cầu cứu

HƯNG THƠ |

Nước sông bị nhuộm đỏ hơn nửa tháng nay khiến cuộc sống của người dân ở dọc sông Đakrông tại huyện miền núi Đakrông (tỉnh Quảng Trị) bị đảo lộn.

Ngày 13.1, ông Hồ Văn Pườm – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A Bung (huyện Đakrông) cho biết, khoảng nửa tháng nay, nước sông Đakrông đoạn qua xã A Bung bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo quan sát, sông Đakrông bị ô nhiễm do khai thác vàng ở đầu nguồn khe Bung (xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế).

Quá trình khai thác, các đối tượng dùng máy nổ bơm nước để đãi vàng, nước chảy về suối Li Leng rồi hòa vào sông Đakrông gây ô nhiễm.

Nước sông Đakrông chuyển màu. Ảnh: Hồ Lia.
Nước sông Đakrông chuyển màu. Ảnh: Hồ Lia

Không chỉ ở xã A Bung, mà cả đoạn sông Đakrông kéo dài đến tận xã Tà Rụt cũng bị ảnh hưởng. Trong khi đó, phần lớn người dân ở các xã dọc sông Đakrông lấy nước sông để ăn uống, tắm giặt.

“Nước bẩn cũng phải lấy dùng, chứ người dân không có nước sạch hoặc nước giếng. Người dân và chính quyền xã rất mệt mỏi, khi cứ ba bữa lại viết đơn cầu cứu cấp trên” – ông Hồ Văn Pườm, nói.

Dòng sông trong xanh bị đầu độc bởi hoạt động khai thác vàng. Ảnh: Hồ Lia.
Dòng sông trong xanh bị đầu độc bởi hoạt động khai thác vàng. Ảnh: Hồ Lia

Ông Bùi Viết Dũng – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hồng Thủy (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) xác nhận, có xảy ra tình trạng khai thác vàng trái phép ở địa bàn của xã làm ảnh hưởng đến nước sông Đakrông của tỉnh Quảng Trị.

Vàng tặc đào hầm để khai thác vàng ở xã Hồng Thủy. Ảnh: VD.
Một hầm vàng của vàng tặc ở xã Hồng Thủy. Ảnh: VD.

Khoảng 3 tuần gần đây, xã Hồng Thủy đã 2 lần thành lập đoàn vào địa điểm khai thác vàng trái phép. Nhưng lần nào vào các đối tượng khai thác vàng cũng bỏ chạy hết, chỉ để lại lán trại, đồ dùng và 1 cái máy nổ bị hỏng.

“Đoàn ra thì các đối tượng này lại vào lén lút khai thác. Qua nắm bắt thì là người ở địa phương khác đến. Chúng tôi sẽ báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A Lưới để có biện pháp mạnh tay, chứ xã lập đoàn vào cũng không ăn thua” – ông Bùi Viết Dũng cho hay.

Cả quả đồi bị đào xới nham nhở. Khi lực lượng vào đến nơi thì vàng tặc đã bỏ chạy. Ảnh: VD.
Cả quả đồi bị đào xới nham nhở. Khi lực lượng vào đến nơi thì vàng tặc đã bỏ chạy. Ảnh: VD

Trước đó, từ tháng 6.2019, Báo Lao Động có loạt bài viết phản ánh tình trạng sông Đakrông bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn người dân do việc khai thác vàng ở huyện A Lưới.

Quá trình làm việc với cơ quan chức năng, lãnh đạo huyện A Lưới khẳng định ở xã Hồng Thủy chỉ có khai thác vàng trái phép nhỏ lẻ, việc nước sông Đakrông bị đỏ đục là do “trời mưa”. Sau đó, phóng viên Báo Lao Động đã xâm nhập vào bãi khai thác vàng, ghi nhận hàng chục người ngăn hồ, xẻ đồi, nổ máy để đãi vàng.

Sau khi thông tin và hình ảnh việc khai thác vàng rầm rộ ở xã Hồng Thủy được đăng tải, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo các lực lượng vào san ủi bãi khai thác vàng. Việc khai thác vàng chấm dứt, sông Đakrông trong xanh trở lại được một thời gian thì tiếp tục bị nhuộm đỏ…

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Lấp mỏ vàng trái phép, trả lại màu xanh cho sông Đakrông

HƯNG THƠ |

Trước phản ánh của Báo Lao Động về việc xẻ núi khai thác vàng ở huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế khiến sông Đakrông của tỉnh Quảng Trị ngầu đục, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, đóng cửa khu khai thác vàng trái phép này.

Xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng… trái phép

HƯNG THƠ |

Phóng viên Báo Lao Động đã xâm nhập vào địa điểm khai thác vàng trái phép, và ghi nhận việc xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng trái phép.

Nước sông Đakrông ô nhiễm, hàng nghìn người dân ở hạ lưu kêu cứu

HƯNG THƠ |

Khoảng 2 năm trở lại, nước sông Đakrông (tỉnh Quảng Trị) bị ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản ở đầu nguồn nước. Người dân kêu cứu, xã phản ánh, huyện kiến nghị, tỉnh Quảng Trị làm văn bản đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm giải quyết, nhưng sông Đakrông vẫn tiếp tục bị đầu độc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lấp mỏ vàng trái phép, trả lại màu xanh cho sông Đakrông

HƯNG THƠ |

Trước phản ánh của Báo Lao Động về việc xẻ núi khai thác vàng ở huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế khiến sông Đakrông của tỉnh Quảng Trị ngầu đục, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, đóng cửa khu khai thác vàng trái phép này.

Xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng… trái phép

HƯNG THƠ |

Phóng viên Báo Lao Động đã xâm nhập vào địa điểm khai thác vàng trái phép, và ghi nhận việc xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng trái phép.

Nước sông Đakrông ô nhiễm, hàng nghìn người dân ở hạ lưu kêu cứu

HƯNG THƠ |

Khoảng 2 năm trở lại, nước sông Đakrông (tỉnh Quảng Trị) bị ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản ở đầu nguồn nước. Người dân kêu cứu, xã phản ánh, huyện kiến nghị, tỉnh Quảng Trị làm văn bản đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm giải quyết, nhưng sông Đakrông vẫn tiếp tục bị đầu độc.