Lấp mỏ vàng trái phép, trả lại màu xanh cho sông Đakrông

HƯNG THƠ |

Trước phản ánh của Báo Lao Động về việc xẻ núi khai thác vàng ở huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế khiến sông Đakrông của tỉnh Quảng Trị ngầu đục, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, đóng cửa khu khai thác vàng trái phép này.

Cảnh thác vàng trái phép gây ở mỏ A Pey B.

Lập tổ chốt chặn ở gần mỏ vàng trái phép

Sau 1 ngày từ lúc Báo Lao Động đăng bài: “Nước sông Đakrông ô nhiễm, hàng nghìn người dân ở hạ lưu kêu cứu”, “Xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng… trái phép”, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin báo nêu. Ngay sau đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND huyện A Lưới chủ trì cuộc họp với nhiều thành phần tham gia, và đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành. Đoàn đã tiến hành kiểm tra tại hiện trường A Pey B (địa điểm khai thác vàng trái phép ở xã Hồng Thủy), ghi nhận có việc khai thác vàng trái phép, nên đã huy động phương tiện máy móc để san phẳng các địa điểm khai thác vàng trái phép; hồ chứa nước mà các đối tượng vàng tặc dùng máy nổ hút lên để đãi vàng cũng bị phá hỏng…

Lực lượng chức năng có mặt tại mỏ vàng A Pey B - nơi diễn ra việc khai thác vàng trái phép một thời gian dài khiến sông Đakrông của tỉnh Quảng Trị bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: TH.
Lực lượng chức năng có mặt tại mỏ vàng A Pey B - nơi diễn ra việc khai thác vàng trái phép một thời gian dài khiến sông Đakrông của tỉnh Quảng Trị bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: TH.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND huyện A Lưới giao Công an huyện phối hợp với lực lượng biên phòng và địa phương lập tổ trực, chốt chặn tại ngã ba Hồng Vân để theo dõi, kiểm tra các đối tượng ra vào khu vực khai thác vàng; tiến hành theo dõi, bắt quả tang để tịch thu đối với các máy xay đá (đá được khai thác ở mỏ vàng) của các hộ dân trên địa bàn.

Theo lãnh đạo huyện A Lưới, hiện mỏ vàng A Pey B đã bị san phẳng, các đối tượng khai thác vàng trái phép cũng không còn lai vãng ở địa điểm này. Sau khi hoàn tất các công việc, địa điểm A Pey B có thể được giao lại cho lực lượng Biên phòng quản lý, tránh tình trạng vàng tặc lại quay trở lại.

Sông Đakrông trong xanh trở lại sau 2 năm bị nhuộm đỏ

Ông Hồ Văn Pườm – Chủ tịch UBND Đakrông (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) cho biết, hiện tại nước ở suối Li Leng và sông Đakrông đoạn qua địa bàn đã trong xanh trở lại. Cũng theo ông Pườm, sau khi Báo Lao Động đăng bài viết về việc nước suối và nước sông ở địa phương bị ô nhiễm do hoạt động khai thác vàng ở xã Hồng Thủy (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế), ít ngày sau nước đã trong veo. “Chỉ cần trên thượng nguồn không khai thác vàng, thì nguồn nước ở đây sẽ không ô nhiễm” – ông Pườm, nói.

Địa điểm khai thác vàng bị san phẳng. Ảnh: TH.
Địa điểm khai thác vàng bị san phẳng. Ảnh: TH.

Nhận được thông tin nguồn nước ở huyện Đakrông hiện hết ô nhiễm, ông Nguyễn Đức Chính – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã gửi lời cảm ơn đến Báo Lao Động. Ông Nguyễn Đức Chính cho biết, trước khi Báo Lao Động vào cuộc, tỉnh Quảng Trị đã 2 lần có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị kiểm tra việc khai thác vàng ảnh hưởng đến nguồn nước, nhưng vẫn không có gì tiến triển. "Khi có bài viết kèm hình ảnh cụ thể việc khai thác vàng ở Huế và nguồn nước bị ô nhiễm ở huyện Đakrông, chúng tôi tiếp tục trao đổi, thì UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có sự phối hợp, xử lý" - ông Nguyễn Đức Chính, nói.

Sau 2 năm bị nhuộm đỏ, nay sông Đakrông đã trong xanh trở lại. Người dân yên tâm sử dụng lại nguồn nước cho sinh hoạt. Ảnh: VD.
Sau 2 năm bị nhuộm đỏ, nay sông Đakrông đã trong xanh trở lại. Người dân yên tâm sử dụng lại nguồn nước cho sinh hoạt. Ảnh: VD.
HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng… trái phép

HƯNG THƠ |

Phóng viên Báo Lao Động đã xâm nhập vào địa điểm khai thác vàng trái phép, và ghi nhận việc xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng trái phép.

Nước sông Đakrông ô nhiễm, hàng nghìn người dân ở hạ lưu kêu cứu

HƯNG THƠ |

Khoảng 2 năm trở lại, nước sông Đakrông (tỉnh Quảng Trị) bị ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản ở đầu nguồn nước. Người dân kêu cứu, xã phản ánh, huyện kiến nghị, tỉnh Quảng Trị làm văn bản đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm giải quyết, nhưng sông Đakrông vẫn tiếp tục bị đầu độc.

Huế: Các phóng viên, nhà báo xuống đường dọn rác làm đẹp đất cố đô

PHÚC ĐẠT |

Các phóng viên công tác ở Thừa Thiên Huế không chỉ dừng lại ở việc truyền thông, tuyên truyền mà còn trực tiếp hành động bằng cách dọn rác, làm sạch đẹp các di tích tại Huế.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng… trái phép

HƯNG THƠ |

Phóng viên Báo Lao Động đã xâm nhập vào địa điểm khai thác vàng trái phép, và ghi nhận việc xẻ đồi, ngăn hồ lấy nước để khai thác vàng trái phép.

Nước sông Đakrông ô nhiễm, hàng nghìn người dân ở hạ lưu kêu cứu

HƯNG THƠ |

Khoảng 2 năm trở lại, nước sông Đakrông (tỉnh Quảng Trị) bị ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản ở đầu nguồn nước. Người dân kêu cứu, xã phản ánh, huyện kiến nghị, tỉnh Quảng Trị làm văn bản đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm giải quyết, nhưng sông Đakrông vẫn tiếp tục bị đầu độc.

Huế: Các phóng viên, nhà báo xuống đường dọn rác làm đẹp đất cố đô

PHÚC ĐẠT |

Các phóng viên công tác ở Thừa Thiên Huế không chỉ dừng lại ở việc truyền thông, tuyên truyền mà còn trực tiếp hành động bằng cách dọn rác, làm sạch đẹp các di tích tại Huế.