Nữ thương binh viết nên cuộc đời đẹp như tên của chính mình

Phố Nhơn |

15 tuổi, trốn nhà đi đánh giặc; sau khi đất nước sạch bóng quân thù, người chiến sĩ ấy quyết tâm làm giàu bằng chính năng lực của mình; khi thành đạt, bà lại dốc gia sản của mình đóng tàu vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản, bảo vệ chủ quyền... Người mà chúng tôi muốn nói đến đó là bà Trần Thị Như Hoa (SN 1953, ở thôn Thiện Chánh 1, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).

Tuổi nhỏ, chí lớn

Bà Trần Thị Như Hoa sinh ra trong một gia đình ở vùng quê nghèo ven biển Hoài Nhơn. Lớn lên, bà chứng kiến bom đạn kẻ thù giày xéo quê hương nên trong lòng lúc nào cũng nung nấu ước muốn đi nhập ngũ để đánh giặc. Và cơ hội để tòng quân giết giặc cứu nước đến với bà. Ngày 12.5.1968, lễ phát động thanh niên lên đường nhập ngũ đánh Mỹ tại xã Hoài Sơn vừa bắt đầu thì một cô gái bé nhỏ chen lên đăng ký đầu tiên. Cô gái đó là bà Hoa. Những người dự lễ phát động lặng đi và sau đó là hàng trăm thanh niên đã tình nguyện lên đường nhập ngũ để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968. Sau cuộc phát động, các cán bộ tuyển quân mới biết cô bé xung phong đi đánh giặc ấy mới 15 tuổi. Tất nhiên là nguyện vọng ấy bị khước từ.

Bà Hoa vừa cười vừa kể: “Nhớ lại hồi ấy, tôi tức cười quá. Tôi chỉ nghĩ mình cứ trốn nhà theo mấy anh em vừa nhập ngũ kia để được đánh đuổi bọn xâm lăng. Các anh lớn không giao cho mình súng để giết giặc thì mình đi theo nấu cơm cho các anh, ai ốm đau, trúng đạn thì mình chăm sóc, việc ấy mình dư sức làm. Các anh ăn cơm còn thừa thì mình ăn, mình nhỏ con ăn ít lại chịu khổ quen rồi, sợ gì đâu”.

Nghĩ thế nên sợ làm phiền đến các anh lớn, bà Hoa tự kiếm đôi dép cao su và chiếc võng, ngày các anh lớn lên đường thì bà cũng bám theo. Lên đến nơi nhận quân, mọi người tá hoả khi thấy cô bé 15 tuổi nhỏ xíu. Mọi người đều bảo: “Cháu còn nhỏ, cháu cứ về đi, bao giờ lớn thì các chú cho nhập đơn vị”. Cô bé 15 tuổi lăn ra khóc, lại còn doạ: “Các chú không cho cháu nhập đơn vị thì cháu cứ một mình như vầy đi tìm quân thù để đánh”. Kết quả của cuộc “mặc cả” ấy là bà Hoa đã được nhận vào Trung đoàn 240, Quân khu V làm nhiệm vụ vận tải.

Nói về nguyên nhân của sự hăng máu đánh giặc ấy, bà Hoa cho biết: “Làm người ở đất nước bị xâm lăng khổ sầu trời đất thảm chứ sướng ích gì đâu. Ba tôi tham gia hoạt động cách mạng khổ lắm. Má tôi và lũ em cực quá trời, còn tôi phải lưu lạc lên tận Tây Nguyên làm thuê cho người ta lúc mới hơn 10 tuổi. Không đánh đuổi tụi nó đi thì con cháu mình còn khổ dài dài. Nghĩ thế nên tôi quyết tâm dù thế nào cũng phải lên đường đi đánh giặc. Có như vậy thì may ra mới đổi đời được”.

Sau đó, với những chiến công của mình, bà Hoa được bầu là chiến sĩ thi đua và được đi tham dự Đại hội Thi đua Quân khu V. Rồi bà được cử đi học y tá và về vùng Quảng Ngãi chiến đấu, làm y tá cho quân y trạm. Năm 1976, bà rời quân ngũ với vết thương được xếp hạng 3/4 (mất 41% sức khoẻ) và cấp hàm chuẩn ý.

Hướng về biển cả

Tạm biệt đời lính khi non sông đã độc lập, bà Hoa lại bước vào một cuộc chiến mới như bà nói: “Cái cuộc chiến sau này cũng dữ dằn lắm nghe”. Theo đó, sau ngày về quê, bà Hoa lấy chồng và tiếp tục bước vào cuộc chiến đánh đuổi giặc nghèo. Năm 1984, với 4 đứa con thơ dại, đói khổ, bà buộc phải tính đến chuyện làm kinh tế, buôn bán. Rồi thêm một nỗi đau nữa đến với bà là người chồng đã bỏ đi.

Ngồi trò chuyện, bà Hoa bắt đầu kể về công việc việc làm giàu của mình. Lúc ấy, chỉ cách vài chục cây số nhưng miền núi thì coi cá biển như vàng, còn miền biển vứt thừa, bỏ đi. Khởi sự kinh doanh của bà Hoa là đến xin thu nhận đầu cá bỏ đi của các hợp tác xã chế biến cá, mang về phơi khô và đem lên miền núi để bán. Một việc làm giúp ích cho nhiều người, đó là các hợp tác xã không phải lo dọn phế phẩm, người dân miền núi có cá ăn và đám con bà Hoa có cơm ăn, áo mặc.

Từ việc buôn bán vặt này, bà Hoa mở rộng sang buôn bán nước mắm và sau đó quyết định tự sản xuất nước mắm. Vì theo bà, có quyết tâm cao thì sẽ làm được. Ngày xưa khó khăn còn đánh được giặc thì giờ có khó khăn bao nhiêu cũng phải quyết tâm làm được. Và, mẻ mắm đầu tiên đã đặt nền móng cho thành lập hãng nước mắm Như Hoa với giám đốc là bà Hoa và nhân viên là… 2 cô con gái.

Bây giờ nước mắm Như Hoa được nhiều người biết đến nhưng triết lý làm giàu của bà đơn giản đến không ngờ. “Tôi cố làm để cho mọi người xung quanh bớt khổ thôi. Ngày xưa trốn nhà đi đánh giặc cũng là muốn cho con cháu mình sau này đỡ khổ. Làm có chút tiền thì muốn giúp đỡ mọi người cũng dễ dàng hơn”, bà Hoa cho biết.

Kinh tế khá giả, con cái thành đạt tưởng là lúc được nghỉ ngơi thì người đàn bà này lại nghĩ đến việc vươn mình ra biển. Bà Hoa cho biết: “Hiện tại việc đưa các trí thức trẻ về các xã miền núi, khó khăn đã có nhưng những vùng làng chài chưa có được chính sách này. Chính những làng chài mới là nơi khát trí thức nhất trên cả nước. Chiến lược quốc gia phát triển biển, đảo cần có thêm mục đưa các trí thức ra bám biển thì mới thành công được”.

Nghĩ là làm, bà Hoa dốc gia sản đóng 2 tàu lớn cho bạn thuyền vươn khơi bám biển. Bà Hoa cho biết: “Những làng chài ven biển không thể nghèo đói được nếu có định hướng đúng. Tại cơ sở sản xuất nước mắm và những đội tàu của mình, tôi đã xây dựng được một mô hình giản đơn nhưng hiệu quả và bền vững. Đó là những người đàn ông khai thác biển, những người đàn bà chế biến những sản vật ấy để đẩy giá trị kinh tế lên cao nhất. Tại đây, nếu chồng đi biển, vợ làm công nhân sản xuất mắm thì mức thu nhập 10 triệu đồng/cặp vợ chồng được đảm bảo. Con số này ngang với thu nhập tại một số thành phố”.

Chia tay bà Hoa ra về, chúng tôi nhớ mãi những lời nói của người phụ nữ đã viết nên cuộc đời đẹp như hoa của mình bằng máu xương, mồ hôi và bao giọt nước mắt: “Tôi đi đánh giặc từ hồi nhỏ nên tôi biết không thể và không bao giờ có được chủ quyền bằng những lời nói suông. Tăng cường những con tàu ra biển đánh bắt cá là hình thức khẳng định chủ quyền bền vững nhất. Bao lần nhìn những tay lưới trị giá hàng tỉ bạc bị cắt rời, bị cướp mất, rồi những con tàu mà người dân mình dốc sản nghiệp ra đóng bị đâm thủng mạn tàu, bao lần nhìn anh em thủy thủ hoảng loạn về bờ sau những lần bị truy đuổi, tôi thấy đứt từng khúc ruột. Dăm con tàu lẻ tẻ thì có thể bắt nạt, nhưng hàng ngàn, hàng vạn con tàu cờ đỏ sao vàng ra đó thì dễ gì mà bị ức hiếp”.

Phố Nhơn
TIN LIÊN QUAN

Người thương binh nhiều lần từ chối nhận nhà

L.TUYẾT |

“Mấy năm trước, xã có kêu tôi làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhà đại đoàn kết nhưng tôi thấy nhà mình còn ở được. Tôi còn khỏe, lại có mấy gốc dừa làm nguồn thu nên thấy không cần thiết, nhường cho người khác khó hơn” – ông Nguyễn Văn Huỳnh, 66 tuổi, thương binh hạng 2/4, nhà ở ấp Ngọn, xã Hậu Thạnh, huyện Long Phú, Sóc Trăng, chia sẻ.

Thầy giáo phải thuyên chuyển nuôi mẹ già là thương binh hạng 4/4

Trần Tuấn |

Không bằng lòng với trả lời đơn khiếu nại quyết định thuyên chuyển giáo viên của UBND huyện Cẩm Xuyên, giáo viên bị thuyên chuyển vừa gửi đơn khiếu nại lên UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Nữ thương binh già mê bốc thuốc, làm thơ

Trần Tuấn |

Từng là nữ thanh niên xung phong (TNXP) ở tuyến lửa Ngã ba Đồng Lộc với thương tích 2/4, nhưng nữ thương binh già ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vẫn sống đầy lạc quan, ngày ngày vẫn bốc thuốc chữa bệnh, làm thơ.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Người thương binh nhiều lần từ chối nhận nhà

L.TUYẾT |

“Mấy năm trước, xã có kêu tôi làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhà đại đoàn kết nhưng tôi thấy nhà mình còn ở được. Tôi còn khỏe, lại có mấy gốc dừa làm nguồn thu nên thấy không cần thiết, nhường cho người khác khó hơn” – ông Nguyễn Văn Huỳnh, 66 tuổi, thương binh hạng 2/4, nhà ở ấp Ngọn, xã Hậu Thạnh, huyện Long Phú, Sóc Trăng, chia sẻ.

Thầy giáo phải thuyên chuyển nuôi mẹ già là thương binh hạng 4/4

Trần Tuấn |

Không bằng lòng với trả lời đơn khiếu nại quyết định thuyên chuyển giáo viên của UBND huyện Cẩm Xuyên, giáo viên bị thuyên chuyển vừa gửi đơn khiếu nại lên UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Nữ thương binh già mê bốc thuốc, làm thơ

Trần Tuấn |

Từng là nữ thanh niên xung phong (TNXP) ở tuyến lửa Ngã ba Đồng Lộc với thương tích 2/4, nhưng nữ thương binh già ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vẫn sống đầy lạc quan, ngày ngày vẫn bốc thuốc chữa bệnh, làm thơ.