Nhiều địa phương mạnh tay xử lý dự án chậm tiến độ

Khương Duy |

Thời gian qua trên cả nước còn tồn tại rất nhiều dự án đầu tư dang dở, chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài. Thực tế này đã phát sinh những hệ lụy, trở thành rào cản, điểm nghẽn cho phát triển kinh tế của các địa phương. Gần đây, nhiều địa phương đã có hàng loạt động thái mạnh tay, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ

Không khó để tìm ra những dự án dang dở, chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài nhiều năm ở các địa phương hiện nay. Những tồn tại trên đang gây lãng phí nguồn lực cho Nhà nước, doanh nghiệp, địa phương, đồng thời gây bức xúc cho người dân. Tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương cho thấy, có hàng nghìn dự án giai đoạn 2016 - 2021 chậm tiến độ. Trong đó có nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án lớn, trọng điểm đều chậm tiến độ.

Điển hình là Dự án tuyến đường sắt thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Tuyến đường sắt số 1: Bến Thành - Suối Tiên; Tuyến đường sắt số 2: Bến Thành - Tham Lương.

Chia sẻ với PV Lao Động, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, đa số dự án chậm tiến độ ở nhiều địa phương là vì vấn đề giải phóng mặt bằng.

“Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chúng ta không thực hiện được cơ chế để bồi thường cho người dân theo giá thị trường. Hay là nói, bồi thường giải phóng cho người dân là sát theo giá thị trường.

Bên cạnh đó cần hỗ trợ cho người dân trong di chuyển chỗ ở, chuyển đổi nghề nghiệp. Và, cần phải giải quyết bài toán tái định cư. Tốt nhất là tái định cư tại chỗ. Nếu tái định cư chỗ khác thì phải tốt hơn chỗ ở cũ. Hiện nay Luật Đất đai dự thảo mới đang nỗ lực giải quyết vướng mắc này”.

“Dự án vướng mắc chủ yếu là dự án đầu tư công. Về khu vực tư, phải thừa nhận rằng khi thực hiện phương thức nhà đầu tư đi mua lại quyền sử dụng đất theo thỏa thuận với người dân thì không phát sinh nhiều vấn đề khiếu kiện. Khu vực tư nhân chủ yếu bị vướng khi năng lực chủ đầu tư yếu, không thể bồi thường dứt điểm 100%” - ông Châu nói thêm.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ có thể do chủ đầu tư không đủ năng lực (tài chính, kinh nghiệm); thủ tục phê duyệt dự án, quy hoạch, giấy phép xây dựng... kéo dài; thị trường thay đổi, nếu cứ theo phương án đầu tư cũ trước khi giao đất thì thua lỗ; đặc biệt là do vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng...

Ông Hà cho biết, Luật Đất đai từ 1993, 2003, 2013 đều quy định nếu dự án quá 1 năm không sử dụng đất hoặc chậm tiến độ quá 24 tháng theo tiến độ được duyệt thì sẽ bị thu hồi, nhưng trên thực tế, số dự án thu hồi được rất ít.

Chuyên gia hiến kế hạn chế dự án chậm tiến độ

Để hạn chế tình trạng các dự án chậm tiến độ, chủ tịch Horea đưa ra một số giải pháp.

“Vừa rồi có đề nghị chủ đầu tư nào bồi thường trên 80% thì Nhà nước thu hồi đất, tôi không đồng ý. Tôi đề nghị ba giải pháp. Thứ nhất doanh nghiệp phải nỗ lực tối đa để bồi thường giải phóng mặt bằng phần còn lại theo cơ chế thỏa thuận với người dân. Doanh nghiệp phải hạ kỳ vọng lợi nhuận xuống để đẩy tiến độ dự án lên, trước hết để giải phóng mặt bằng. Vấn đề là không ai ép, doanh nghiệp tự lựa chọn đi mua đất thì phải mua tới cùng. Nhà nước đi vào không hợp lý.

Giải pháp thứ hai, chủ đầu tư có thể đề nghị với Nhà nước điều chỉnh để có thể triển khai dự án trên phần đất đã giải phóng mặt bằng.

Giải pháp thứ ba là thực hiện chỉnh trang đô thị, chỉnh trang khu dân cư nông thôn. Tức là khi đó chủ đầu tư có một phần đất trong đó giống như các hộ dân khác. Khi đó Nhà nước thu hồi đất và bồi thường cho chủ đầu tư giống như bồi thường cho các hộ đất khác và mang ra đấu giá, hoặc đấu thầu dự án sử dụng đất đó. Tôi khuyến nghị nhà đầu tư khi đó tham gia đấu giá, đấu thầu”.

Nhiều địa phương mạnh tay xử lý dự án chậm tiến độ

Các cơ quan Nhà nước đang có những bước đi mạnh mẽ để khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo”, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, gây lãng phí, mất mỹ quan.

Ngày 13.7, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành liên quan tới  việc triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế liên quan đến vấn đề “quy hoạch treo”, “dự án treo”.

Sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã có nhiều động thái mạnh mẽ. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, thời gian qua đơn vị này đã rà soát 47 dự án theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.

Đến nay, đã có 33 dự án được rà soát và chấm dứt hoạt động. Sáu dự án còn lại, liên ngành sau khi rà soát đã báo cáo Thành phố cho phép điều chỉnh quy hoạch và tiếp tục triển khai với 1 dự án.

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành các Quyết định, văn bản chỉ đạo thu hồi đất, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với một số dự án triển khai chậm tiến độ, sử dụng đất kém hiệu quả. Tỉnh này cũng đã có văn bản đề nghị chấm dứt 2 dự án “Đầu tư xây dựng trại thực nghiệm và nuôi giữ giống gốc gia cầm” và “Đầu tư xây dựng trại nhân giống thỏ thịt Ninh Bình” và thu hồi hơn 56ha đất đã giao tại huyện Nho Quan (Ninh Bình).

Tại Quảng Ninh, Chủ tịch UBND TP.Hạ Long Nguyễn Tiến Dũng cũng đã ký quyết định hủy bỏ 27 đồ án quy hoạch chi tiết tại phường Tuần Châu. Lý do hủy bỏ được đưa ra là 27 đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt từ tháng 6.2020 nhưng đến nay chưa thực hiện lựa chọn nhà đầu tư, chưa triển khai thực hiện.

Tỉnh Quảng Bình cũng đang rà soát, đánh giá năng lực của các nhà đầu tư trên địa bàn, đối chiếu các quy định để xử lý thu hồi một số dự án chậm tiến độ dù đã được cho thuê đất trong nhiều năm. Hiện tỉnh Quảng Bình có 173 dự án chậm tiến độ, chiếm tỉ lệ 22,7% tổng số dự án trên địa bàn. Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị cơ quan chức năng tỉnh đánh giá năng lực của các nhà đầu tư, căn cứ quy định pháp luật để xử lý thu hồi dự án.

Khương Duy
TIN LIÊN QUAN

Dự án chậm tiến độ, dân khốn khổ, nhà thầu cũng điêu đứng

Viên Nguyễn |

Tuyến giao thông chính nối trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường, Quảng Ngãi có tổng vốn đầu tư 398 tỉ đồng, khởi công năm 2014, kế hoạch sẽ đưa vào sử dụng năm 2018, tuy nhiên đến nay còn 3km vẫn chưa làm xong, ảnh hưởng  đến cuộc sống của người dân…

Quảng Bình: 22,7% dự án chậm tiến độ, có dấu hiệu giữ đất để chuyển nhượng

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Theo thống kê, tại Quảng Bình có khoảng 173 dự án chậm tiến độ, chiếm tỉ lệ 22,7%. Một nguyên nhân quan trọng là do một số nhà đầu tư cố tình giữ đất, không triển khai thực hiện dự án nhằm chờ cơ hội chuyển nhượng dự án.

Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng "dự án treo"

Vương Trần |

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi; rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng "dự án treo".

Những dự án chậm tiến độ điển hình ở thủ phủ Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục xem xét để xử lý, thu hồi một loạt các dự án có sử dụng đất nhưng chậm tiến độ. TP.Hạ Long – nơi “tất đất, tấc vàng” – có nhiều dự án chậm tiến độ nhất, trong đó có những dự án sau gần 20 năm được cấp phép vẫn nằm im.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Dự án chậm tiến độ, dân khốn khổ, nhà thầu cũng điêu đứng

Viên Nguyễn |

Tuyến giao thông chính nối trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường, Quảng Ngãi có tổng vốn đầu tư 398 tỉ đồng, khởi công năm 2014, kế hoạch sẽ đưa vào sử dụng năm 2018, tuy nhiên đến nay còn 3km vẫn chưa làm xong, ảnh hưởng  đến cuộc sống của người dân…

Quảng Bình: 22,7% dự án chậm tiến độ, có dấu hiệu giữ đất để chuyển nhượng

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Theo thống kê, tại Quảng Bình có khoảng 173 dự án chậm tiến độ, chiếm tỉ lệ 22,7%. Một nguyên nhân quan trọng là do một số nhà đầu tư cố tình giữ đất, không triển khai thực hiện dự án nhằm chờ cơ hội chuyển nhượng dự án.

Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng "dự án treo"

Vương Trần |

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi; rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng "dự án treo".

Những dự án chậm tiến độ điển hình ở thủ phủ Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục xem xét để xử lý, thu hồi một loạt các dự án có sử dụng đất nhưng chậm tiến độ. TP.Hạ Long – nơi “tất đất, tấc vàng” – có nhiều dự án chậm tiến độ nhất, trong đó có những dự án sau gần 20 năm được cấp phép vẫn nằm im.