Tháo gỡ khó khăn về vốn ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TPHCM bị chậm tiến độ trong quãng thời gian dài do năng lực tài chính của chủ đầu tư khiến người mua nhà khốn khổ.

Nhà ở xã hội ngâm 4 năm không thể bàn giao

Gần 4 năm mua nhà ở xã hội tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh của Công ty CP Đầu tư và Phát triển An Nhân đến nay người dân vẫn chưa có nhà để an cư, đành mạo hiểm dọn vào ở giữa ngổn ngang của công trình. Các khách hàng cho biết, họ mua căn hộ nhà ở xã hội của dự án này từ năm 2017 - 2018, chủ đầu tư hứa sẽ giao nhà vào quý II/ 2019. Hai lô chung cư của dự án cũng đã xong phần thô và làm lễ cất nóc năm 2018. Tuy nhiên, đến nay các căn hộ vẫn chưa hoàn thiện để bán giao cho người mua nhà.

Anh H (khách hàng mua căn hộ) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, chúng tôi đến công trình lúc nào cũng có dấu hiệu dừng thi công. Block D2 quá ngổn ngang, nếu ngày làm 300 công nhân thì may ra vài tháng nữa có thể giao nhà. Block D1 công trình cũng có dấu hiệu dừng thi công, khó có thể bàn giao cuối tháng, cho dù là bàn giao kỹ thuật.

Khách hàng cho biết, trong tháng 6 vừa qua, chủ đầu tư mời khách hàng đến để “bàn giao kỹ thuật” căn hộ. Tuy nhiên, các căn hộ chưa được hoàn thiện nội thất, chưa có đèn, điện, nước.

Theo hợp đồng mới, Công ty An Nhân cam kết bàn giao căn hộ cho khách hàng vào quý I/2020. Tính đến thời điểm này khách hàng đã thanh toán 70% trên tổng trị giá căn hộ. Tuy nhiên, kể từ đó dự án xây dựng rất chậm.

Nhiều dự án nhà ở xã hội gặp khó về vốn

Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Trần Hoàng Quân cho biết, hiện đang có 10 dự án nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân đang triển khai, trong đó, 1 dự án nhà ở xã hội hoàn thành đưa vào sử dụng tại quận 2 (nay là TP.Thủ Đức) - dự án khu nhà ở xã hội Bình Trưng Đông của Công ty CP tư vấn - thương mại - dịch vụ địa ốc Hoàng Quân với quy mô 260 căn.

7 dự án nhà ở xã hội đang thi công và từ tháng 9.2021 đến nay đã có thêm 2 dự án được khởi công đó là 2 dự án nhà ở xã hội tại quận 9 cũ (nay TP.Thủ Đức) và huyện Bình Chánh.

Theo Sở Xây dựng, hiện nay công tác phát triển nhà ở xã hội có một số khó khăn, vướng mắc như công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án nhà ở xã hội rất khó khăn, kéo dài, tiến độ thực hiện dự án chậm, thậm chí không thực hiện được. Đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trên 10ha, tuy đã xác định quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội, nhưng chủ đầu tư dự án chậm triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nên chưa triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Đáng chú ý theo ông Nguyễn Hoàng Quân - Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, một khó khăn lớn đó là nguồn vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ các chủ đầu tư vay thực hiện đầu tư dự án nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội vay mua nhà là chưa ổn định.

Chủ đầu tư nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi lãi suất 2%

Những khó khăn về nguồn vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội sắp tới đây sẽ được tháo gỡ khi Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn đối tượng áp dụng hỗ trợ lãi suất 2% liên quan đến Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20.5.2022 của Chính phủ quy định về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Theo Bộ Xây dựng, quy định khách hàng được vay vốn hỗ trợ lãi suất tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP được hiểu là chủ đầu tư hay nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội. Luật Nhà ở 2014 quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi từ tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Bộ Xây dựng khẳng định pháp luật về nhà ở đã quy định đối tượng được vay vốn ưu đãi là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và không có quy định nhà đầu tư được vay vốn ưu đãi.

Trước đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với gói hỗ trợ 350.000 tỉ đồng để nâng cao năng lực của hệ thống y tế, kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế...

Trong số này, có gói 40.000 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2% lãi suất khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại, thực hiện trong 2 năm. Mức lãi suất hỗ trợ là 2%/năm.

Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và (hoặc) lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31.12.2023.

Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất đáp ứng các điều kiện vay vốn thông thường, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1.1.2022 đến ngày 31.12.2023, sử dụng vốn đúng mục đích, chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước theo các chính sách khác.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Nhà ở xã hội chịu phí môi giới “khủng” chính là gánh nặng cho xã hội

Thế Lâm |

Các dự án nhà ở xã hội nhằm mục đích giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp để được an cư lạc nghiệp. Nhưng khi bán qua các sàn, chi phí môi giới lên đến hàng trăm triệu đồng, chiếm hơn 10% giá trị thực của căn hộ, vô hình chung gây ra thêm gánh nặng.

Nhà ở xã hội “lên sàn”: Giá hơn 700 triệu, mất 100 triệu phí môi giới

Trần Tuấn |

Tại nhiều dự án nhà ở xã hội trên cả nước, để nhanh chóng thu hồi vốn, chủ đầu tư đã liên kết với các sàn giao dịch bất động sản khác nhau để bán hàng. Từ đó xảy ra tình trạng, giá nhà ở xã hội lại do các sàn này quy định chứ không phải do Nhà nước quy định, dẫn tới có sàn thu phí môi giới lên tới hơn 13% giá trị căn hộ, khiến cho chính sách nhân văn về nhà ở xã hội khi đi vào thực tiễn không còn nhiều ý nghĩa.

Đà Nẵng khan hiếm nhà ở xã hội cho công nhân

Thuỳ Trang |

Tại phiên thảo luận của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng hôm 13.7, các đại biểu nêu thực tế mỗi năm thành phố có hơn 1.000 đơn xin thuê, mua nhà ở xã hội nhưng thành phố không thể đáp ứng được. 

1.000 đơn xin thuê nhà ở xã hội mỗi năm, Đà Nẵng chưa thể đáp ứng

THUỲ TRANG |

Sáng 13.7, tại phiên thảo luận của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng, đại biểu quận Hải Châu nêu thực tế mỗi năm thành phố có hơn 1.000 đơn xin thuê, mua nhà ở xã hội nhưng thành phố chưa thể đáp ứng được.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Nhà ở xã hội chịu phí môi giới “khủng” chính là gánh nặng cho xã hội

Thế Lâm |

Các dự án nhà ở xã hội nhằm mục đích giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp để được an cư lạc nghiệp. Nhưng khi bán qua các sàn, chi phí môi giới lên đến hàng trăm triệu đồng, chiếm hơn 10% giá trị thực của căn hộ, vô hình chung gây ra thêm gánh nặng.

Nhà ở xã hội “lên sàn”: Giá hơn 700 triệu, mất 100 triệu phí môi giới

Trần Tuấn |

Tại nhiều dự án nhà ở xã hội trên cả nước, để nhanh chóng thu hồi vốn, chủ đầu tư đã liên kết với các sàn giao dịch bất động sản khác nhau để bán hàng. Từ đó xảy ra tình trạng, giá nhà ở xã hội lại do các sàn này quy định chứ không phải do Nhà nước quy định, dẫn tới có sàn thu phí môi giới lên tới hơn 13% giá trị căn hộ, khiến cho chính sách nhân văn về nhà ở xã hội khi đi vào thực tiễn không còn nhiều ý nghĩa.

Đà Nẵng khan hiếm nhà ở xã hội cho công nhân

Thuỳ Trang |

Tại phiên thảo luận của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng hôm 13.7, các đại biểu nêu thực tế mỗi năm thành phố có hơn 1.000 đơn xin thuê, mua nhà ở xã hội nhưng thành phố không thể đáp ứng được. 

1.000 đơn xin thuê nhà ở xã hội mỗi năm, Đà Nẵng chưa thể đáp ứng

THUỲ TRANG |

Sáng 13.7, tại phiên thảo luận của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng, đại biểu quận Hải Châu nêu thực tế mỗi năm thành phố có hơn 1.000 đơn xin thuê, mua nhà ở xã hội nhưng thành phố chưa thể đáp ứng được.