Dự án chậm tiến độ, dân khốn khổ, nhà thầu cũng điêu đứng

Viên Nguyễn |

Tuyến giao thông chính nối trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường, Quảng Ngãi có tổng vốn đầu tư 398 tỉ đồng, khởi công năm 2014, kế hoạch sẽ đưa vào sử dụng năm 2018, tuy nhiên đến nay còn 3km vẫn chưa làm xong, ảnh hưởng  đến cuộc sống của người dân…

8 năm làm chưa xong 3km

Dự án có tổng chiều dài 9,6km, chạy qua 3 xã Bình Trị, Bình Hải, Bình Hòa, huyện Bình Sơn.

Hiện chủ đầu tư đã hoàn thành 2km đoạn đầu, 4,5km đoạn cuối, còn lại vướng giải phóng mặt bằng ở đoạn giữa khoảng 3km.

Việc thi công rề rà, khiến người dân bức xúc. Bà Bùi Thị Bích Liễu, thôn An Lộc, xã Bình Trị than thở, nhà tôi nằm ngay đường thi công dự án. Nhiều năm nay, tôi thấy đơn vị thi công làm được vài hôm rồi dừng, ít lâu sau lại tiếp tục san ủi, đào bới lên làm lại.

Dự án thi công kéo dài, chắp vá, khiến việc buôn bán của gia đình gặp rất nhiều khó khăn, bởi quán xá vắng khách, doanh thu sụt giảm. Mùa mưa lầy lội, mùa nắng thì bụi bặm, khiến người dân và người tham gia giao thông rất khổ sở.

“Chúng tôi mong muốn chủ đầu tư, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ dự án, chứ để kéo dài từ năm này sang năm khác thì không biết bao giờ mới ổn định lại cuộc sống” - Bà Liễu bức bách nói.

Nguyên nhân chính khiến dự án chậm tiến độ suốt nhiều năm vì công tác đền bù, hỗ trợ di dời gặp khó khăn. Nhiều hộ dân cho rằng mức áp giá đền bù, hỗ trợ của chủ đầu tư quá thấp so với giá thị trường nên họ không chấp thuận, mặc dù trong nhiều năm qua, các cơ quan liên quan rất tích cực trong việc tuyên truyền, vận động giải thích cho người dân hiểu về tầm quan trọng của dự án.

Ông Phạm Cầu - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hải - cho biết, hiện trên ở xã có nhiều hộ dân chưa chịu bàn giao mặt bằng, khiến việc thi công dang dở. Chúng tôi kiến nghị chủ đầu tư sớm hoàn thiện dự án càng sớm càng tốt, để tạo điều kiện cho người dân đi lại, nhất là vào mùa mưa bão...

Tiếp tục gia hạn

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng (thuộc BQL Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi) cho biết, tổng vốn đầu tư 398 tỉ đồng, trong đó vốn Trung ương trên 207,7 tỉ đồng, còn lại vốn ngân sách địa phương và các nguồn khác.

Phát sinh vướng mắc là vì giai đoạn 2014-2015, đã phê duyệt phương án bồi thường, nhưng lại chưa bố trí được đất tái định cư (TĐC) cho các hộ dân phải di dời vì dự án, nên nhiều hộ dân mặc dù đã nhận tiền bồi thường, nhưng vì chưa được cấp đất TĐC, nên họ chưa thể tháo dỡ nhà cửa, giao đất cho dự án.

Ngoài ra, từ 2014 đến nay, công tác quản lý trật tự xây dựng của địa phương nằm trong vùng dự án vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều hộ dân còn xây nhà trên đất nông nghiệp. Theo quy định, khi các hộ dân xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp thì chắc chắn sẽ không được cấp đất TĐC.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho hay: “Chúng tôi đang nỗ lực phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công. Tuy nhiên với tình trạng như hiện nay thì đến cuối năm 2022, dự án vẫn chưa hoàn thành được.

Trước những khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận gia hạn dự án được hoàn thành sau năm 2023.

Ông Võ Thanh Tuấn- Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Bình Sơn chia sẻ, quá trình triển khai, trải qua nhiều cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng khác nhau của UBND tỉnh Quảng Ngãi, nên gặp nhiều khó khăn trong công tác đền bù, hỗ trợ. Ngoài ra, trên tuyến đường này, người dân mua bán, chuyển nhượng đất rất nhiều, nên quá trình tìm đúng chủ đất, chúng tôi làm có những thiếu sót…

Ông Võ Thanh Tuấn cũng cho biết, hiện còn 8 hộ dân chưa chịu di dời, vì chưa được cấp đất TĐC. Sắp tới, chúng tôi kiến nghị UBND huyện Bình Sơn quan tâm bố trí TĐC cho họ.

Ngoài ra, trước đây một số hộ do mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp với giá cao, nên khi áp giá đền bù theo quy định, họ cho rằng mức đền bù hỗ trợ thấp so với giá thị trường nên không đồng ý bàn giao mặt bằng.

“Với những trường hợp này chúng tôi đang làm hồ sơ trình cấp trên, lên phương án cưỡng chế thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư”- ông Tuấn thẳng thắn.

Viên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Quảng Bình: 22,7% dự án chậm tiến độ, có dấu hiệu giữ đất để chuyển nhượng

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Theo thống kê, tại Quảng Bình có khoảng 173 dự án chậm tiến độ, chiếm tỉ lệ 22,7%. Một nguyên nhân quan trọng là do một số nhà đầu tư cố tình giữ đất, không triển khai thực hiện dự án nhằm chờ cơ hội chuyển nhượng dự án.

Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng "dự án treo"

Vương Trần |

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi; rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng "dự án treo".

Những dự án chậm tiến độ điển hình ở thủ phủ Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục xem xét để xử lý, thu hồi một loạt các dự án có sử dụng đất nhưng chậm tiến độ. TP.Hạ Long – nơi “tất đất, tấc vàng” – có nhiều dự án chậm tiến độ nhất, trong đó có những dự án sau gần 20 năm được cấp phép vẫn nằm im.

Chủ tịch Bạc Liêu ra tối hậu thư với dự án chậm tiến độ

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều yêu cầu các cơ quan liên quan làm việc với các nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ. Nhà đầu tư nào tiếp tục đầu tư thì tạo mọi điều kiện, ngược lại tỉnh mạnh dạn cắt, không để kéo dài gây lãng phí đất đai.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Quảng Bình: 22,7% dự án chậm tiến độ, có dấu hiệu giữ đất để chuyển nhượng

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Theo thống kê, tại Quảng Bình có khoảng 173 dự án chậm tiến độ, chiếm tỉ lệ 22,7%. Một nguyên nhân quan trọng là do một số nhà đầu tư cố tình giữ đất, không triển khai thực hiện dự án nhằm chờ cơ hội chuyển nhượng dự án.

Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng "dự án treo"

Vương Trần |

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi; rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng "dự án treo".

Những dự án chậm tiến độ điển hình ở thủ phủ Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục xem xét để xử lý, thu hồi một loạt các dự án có sử dụng đất nhưng chậm tiến độ. TP.Hạ Long – nơi “tất đất, tấc vàng” – có nhiều dự án chậm tiến độ nhất, trong đó có những dự án sau gần 20 năm được cấp phép vẫn nằm im.

Chủ tịch Bạc Liêu ra tối hậu thư với dự án chậm tiến độ

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều yêu cầu các cơ quan liên quan làm việc với các nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ. Nhà đầu tư nào tiếp tục đầu tư thì tạo mọi điều kiện, ngược lại tỉnh mạnh dạn cắt, không để kéo dài gây lãng phí đất đai.