Ngổn ngang thoát nghèo

Đại Lâm |

Tại diễn đàn Quốc hội hôm 30.10 vừa qua, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Đoàn Phú Yên) nêu vấn đề, có những người thoát nghèo thì buồn mà được trở lại hộ nghèo thì vui. Họ mong muốn tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ, ưu tiên giảm nghèo. Đặc biệt là những người làm công tác giáo dục.

Sau danh hiệu thoát nghèo là chế độ hỗ trợ bị cắt giảm

Khi Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4.6.2021 về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBDT, ngày 16.9.2021 về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực, Thanh Hoá đã có 74 xã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn (vùng III). Rằng vui thì thật là vui khi quê hương có những đổi thay. Tuy nhiên cùng với “danh hiệu” thoát nghèo thì hàng loạt chế độ hỗ trợ trước đây bị cắt giảm.

Theo Nghị định 116/2016 thì học sinh, giáo viên ở khu vực vùng III (vùng đặc biệt khó khăn) được hưởng nhiều chế độ. Học sinh được hỗ trợ các chế độ tiền ăn (bằng 40% mức lương cơ sở), tiền nhà ở (bằng 10% mức lương cơ sở), gạo (15kg/học sinh).

Khi thoát nghèo thì các chế độ này cũng không còn. Trong khi điều kiện kinh tế - xã hội của các xã vẫn chưa có nhiều thay đổi thì nguy cơ học sinh bỏ học, nghỉ học rất cao, đời sống giáo viên gặp không ít khó khăn, khó thu hút giáo viên đến công tác tại các xã này.

Một cô giáo nhiều năm cắm bản tại huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá) chia sẻ, những chế độ đãi ngộ phần nào giúp cô yên tâm với công việc nhưng từ khi xã thoát nghèo, lương của cô chỉ còn 4,5 triệu đồng/tháng, giảm 20% phụ cấp đứng lớp, cắt chế độ thu hút, thâm niên, chi phí nước sạch và hỗ trợ tàu xe, nghĩa là giảm đi vài triệu chưa kể các mức phí phải đóng lại tăng lên.

Loay hoay tìm lời giải

Đối với 74 xã thoát nghèo tại Thanh Hoá, ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở GDĐT Thanh Hóa - cho biết, sở đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, trong đó, có chế độ hỗ trợ cho giáo viên và học sinh của 74 xã bị điều chỉnh bởi Quyết định 861/TTg.

Tuy nhiên, đến tháng 4.2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 378/QĐ-TTg, ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện các kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dân tộc giai đoạn 2016-2021”. Thủ tướng Chính phủ đang giao Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

Chính vì vậy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, chưa ban hành chính sách hỗ trợ 74 xã kể trên để chờ quy định, hướng dẫn mới của Trung ương.

Tháng 7.2023, tại Kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa lần thứ 14, khóa XVIII vừa qua, ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh phối hợp với Ủy ban Dân tộc xây dựng đề án hỗ trợ giáo dục học tập theo vòng đời cho HS dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đồng thời, phối hợp với Bộ GDĐT xây dựng Nghị định quy định chính sách cho học sinh, học viên ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo và cơ sở giáo dục có học sinh hưởng chính sách (thay thế Nghị định số 116 của Chính phủ)...

Tại diễn đàn Quốc hội hôm 30.10 vừa qua, đại biểu Trần Nhật Minh (đoàn Nghệ An) cho biết, còn hiện tượng các xã miền núi không đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025. Nguyên nhân bởi các xã miền núi cao thuộc vùng đặc biệt khó khăn, khi đạt chuẩn nông thôn mới sẽ không còn thuộc đối tượng xã đặc biệt khó khăn nên không được hưởng các chế độ an sinh xã hội như: bảo hiểm y tế, hỗ trợ gạo cho học sinh, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức. Đại biểu cho rằng, đây là vấn đề đáng lo ngại, cần được quan tâm xử lý sớm.

“Vấn đề này đã được cử tri vùng đồng bào dân tộc thiểu số kiến nghị gửi đến Quốc hội, tuy nhiên đến nay chưa được giải quyết” - ông Minh nói.

Đại Lâm
TIN LIÊN QUAN

Có những người thoát nghèo thì buồn, được trở lại hộ nghèo lại vui

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa đặt câu hỏi tại sao có những người thoát nghèo thì buồn mà được trở lại hộ nghèo lại vui. Có những người lại khó khăn mãi, chỉ mong được tiếp tục trong diện hộ nghèo.

Thầy thuốc bỏ phố lên núi phát triển vùng dược liệu giúp đồng bào thoát nghèo

Kim Tuyến |

Gia đình sống ở Thủ đô, tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa (Lào Cai) để cùng bà con phát triển vùng trồng dược liệu an toàn.

Nhiều nông dân ở Trà Vinh thoát nghèo nhờ cây lác

HOÀNG LỘC |

Hàng chục năm qua, người dân huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) có cuộc sống khấm khá, thoát nghèo nhờ bám trụ vào cây lác.

Phản ứng của người dân khi phố đi bộ Hồ Gươm dừng tổ chức hội chợ, sự kiện

Nhật Minh |

Phố đi bộ Hồ Gươm không còn tình trạng bày bán các gian hàng, tổ chức hội chợ ảnh hưởng đến môi trường và an toàn của người dân, du khách.

Làm rõ những bất thường xung quanh dự án triệu USD của Công ty IMG Huế

PHÚC ĐẠT |

Huế - Tháng 9.2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định 2092/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư IMG Huế (Công ty IMG Huế) đối với Dự án Khu nhà ở thương mại - Shophouse O-SH 1 đến O-SH 28. Thế nhưng tại văn bản mới nhất, chính công ty này lại khẳng định "không cần xin cấp chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng do các cơ quan chức năng yêu cầu nên công ty buộc phải thực hiện".

Lợi nhuận doanh nghiệp bán lẻ vẫn chưa thể bứt phá

Thanh Giang |

Một loạt ông lớn ngành bán lẻ như Masan, Thế giới Di Động, Thế giới Số, Bán lẻ Kỹ thuật số FPT báo lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2023 giảm sâu so với cùng kì.

Gần 200 công chức tỉnh Bạc Liêu lo mất việc

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Trong số này có nhiều người là lãnh đạo cấp tỉnh, thành, thị…, có người làm việc gần 20 năm liên tục đang lo lắng không biết số phận mình ra sao. Nguyên nhân do tỉnh Bạc Liêu áp dụng tuyển dụng công chức không thông qua thi tuyển.

Những khu đất vàng ở TPHCM khiến nhiều đời lãnh đạo Vinafood II lao đao

HỮU CHÁNH |

Nhiều đời lãnh đạo Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) bị cáo buộc có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng khu đất “vàng” trung tâm TPHCM gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.

Có những người thoát nghèo thì buồn, được trở lại hộ nghèo lại vui

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa đặt câu hỏi tại sao có những người thoát nghèo thì buồn mà được trở lại hộ nghèo lại vui. Có những người lại khó khăn mãi, chỉ mong được tiếp tục trong diện hộ nghèo.

Thầy thuốc bỏ phố lên núi phát triển vùng dược liệu giúp đồng bào thoát nghèo

Kim Tuyến |

Gia đình sống ở Thủ đô, tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa (Lào Cai) để cùng bà con phát triển vùng trồng dược liệu an toàn.

Nhiều nông dân ở Trà Vinh thoát nghèo nhờ cây lác

HOÀNG LỘC |

Hàng chục năm qua, người dân huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) có cuộc sống khấm khá, thoát nghèo nhờ bám trụ vào cây lác.