Có tâm lý sợ trách nhiệm khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ  trong khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Giải ngân chậm, là vấn đề rất đáng quan tâm

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, sáng 30.10, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm báo cáo về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (các chương trình mục tiêu), có phạm vi rộng, cùng với những yêu cầu đổi mới, đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn với cách tiếp cận và cách làm mới phù hợp.

Đoàn giám sát đã thành lập, phân công tổ giúp việc, các tổ, đoàn công tác, tiến hành giám sát trực tiếp Chính phủ, 11 bộ, ngành và 15 tỉnh đại diện cho các vùng, miền và mức độ thụ hưởng các chương trình.

Về chương trình nông thôn mới, được Quốc hội thông qua chủ trương tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28.7.2021, có tổng kinh phí tối thiểu là 196.332 tỉ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương phân bổ chậm, tỉ lệ đối ứng còn cao gây khó khăn cho một số địa phương, nhất là các tỉnh nghèo.

Tiến độ giải ngân vốn ngân sách Trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến ngày 30.6.2023 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm.

Việc huy động nguồn lực người dân và doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới hạn chế, chủ yếu là từ góp công lao động và hiến đất làm đường.

Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương thiếu quyết liệt và có dấu hiệu chững lại trong chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Về chương trình giảm nghèo được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24/2021/QH15, có tổng vốn tối thiểu là 75.000 tỉ đồng. Có 48 tỉnh sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Việc phân bổ ngân sách Trung ương còn chậm; một số địa phương bố trí nguồn vốn đối ứng thấp; việc lồng ghép vốn còn nhiều khó khăn, vướng mắc; không được bố trí nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ thực hiện giảm nghèo như chương trình dân tộc thiểu số và miền núi.

Giải ngân vốn ngân sách Trung ương năm 2022 (đến ngày 31.1.2023) đạt 35,63% kế hoạch; giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 kéo dài sang năm 2023 đạt 53% kế hoạch...

Toàn cảnh phiên họp sáng 30.10. Ảnh: Phạm Đông
Toàn cảnh phiên họp sáng 30.10. Ảnh: Phạm Đông

Về chương trình dân tộc thiểu số được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19.6.2020, có kinh phí tối thiểu làm tròn là 137.664 tỉ đồng. Chương trình gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án thực hiện trên địa bàn 49 tỉnh.

Tuy nhiên, việc phân bổ vốn Trung ương chậm, dẫn đến đối tượng thực hiện của một số chính sách, ở một số địa phương có sự thay đổi, không còn phù hợp. Việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, cá nhân và đóng góp của người dân gặp nhiều khó khăn, đạt kết quả thấp so với các năm trước.

Nhiều tỉnh nghèo, ngân sách phụ thuộc vào Trung ương bố trí vốn đối ứng đạt thấp. Kết quả giải ngân đạt thấp, từ năm 2022 đến tháng 6.2023 giải ngân khoảng 18,9% so với kế hoạch trung hạn.

Giải ngân vốn sự nghiệp là vấn đề rất đáng quan tâm, năm 2022 giải ngân đạt 5,2%, năm 2023 (đến ngày 30.6) giải ngân được 3,9% kế hoạch năm. Do đó, chương trình khó có thể hoàn thành mục tiêu giải ngân đến hết năm 2025.

Năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế khi thực hiện

Theo đoàn giám sát, đây là lần đầu tiên thực hiện cơ chế, quản lý, chỉ đạo chung 3 chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều yêu cầu về đổi mới cơ chế quản lý, nội dung tiếp cận xây dựng chính sách nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Việc Trung ương chưa cụ thể hóa được cơ chế đặc thù, mất nhiều thời gian để ban hành văn bản hướng dẫn đã làm chậm tiến độ thực hiện các chương trình.

Bên cạnh đó, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xây dựng văn bản, chính sách; quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhất là cấp huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Đặc biệt, theo ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện một số chính sách còn chưa rõ ràng, đồng bộ.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội xem xét chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo bền vững

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 6 (từ 30.10 - 3.11), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.

Phân cấp để đẩy nhanh tiến độ 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phạm Đông |

Tiếp tục phiên họp thứ 27, ngày 13.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2023.

Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ đề xuất phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Vợ chồng vướng vòng lao lý, bệnh viện triệu USD tại Nghệ An bỏ hoang

QUANG ĐẠI |

Bệnh viện Đa khoa Thành An - Sài Gòn tại TP Vinh (Nghệ An) được đầu tư hàng chục triệu USD, sau khi đi vào hoạt động một thời gian đã cửa đóng then cài từ năm 2018.

Khánh Hòa chỉ đạo kiểm tra vụ rác thải biển ô nhiễm môi trường ở Cam Ranh

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương chỉ đạo kiểm tra tình trạng người dân làm vệ sinh lồng bè nuôi tôm hùm rồi vứt bỏ toàn bộ dàn lưới mùng và rác thải nhựa xuống biển.

Nhu cầu các thị trường dệt may đều giảm

Quý An |

9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 29,7 tỉ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm trên 40% thị phần của ngành dệt may nước ta, sau đó là Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Trắng đêm trên đại công trường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ

Nguyễn Tùng |

Những ngày này trên công trường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ việc thi công được thực hiện 3 ca liên tục, chạy đua với thời gian để hoàn thành dự án trước 20.12.2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đề xuất giao nhà đầu tư tiếp tục thi công Dự án Vành đai 2,5 chậm 13 năm

Tùng Giang |

UBND quận Hoàng Mai vừa đề xuất TP Hà Nội gia hạn thực hiện hợp đồng cho nhà đầu tư dự án đường Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A). Thực tế hiện nay, dự án này đã chậm tiến độ 13 năm gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

Quốc hội xem xét chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo bền vững

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 6 (từ 30.10 - 3.11), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.

Phân cấp để đẩy nhanh tiến độ 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phạm Đông |

Tiếp tục phiên họp thứ 27, ngày 13.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2023.

Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho chương trình mục tiêu quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ đề xuất phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.