Ngày Tết của những người giữ rừng ở Đắk Nông

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Tết là thời điểm để mọi người trong gia đình sum vầy bên nhau. Thế nhưng, với những người giữ rừng ở Đắk Nông thì đây lại là thời điểm mà họ phải ngày đêm tuần tra, trực chốt, bảo vệ lá phổi xanh cho đại ngàn Tây Nguyên.

Đón Tết ở trong... rừng

Trái ngược với không khí sum vầy ở nhiều gia đình, trong thời khắc năm cũ bước sang năm mới, phần lớn những người làm công tác giữ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn đang phải bám nắm, trực chốt ở trong rừng để ngăn chặn lâm tặc.

Ngay trong đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, 26 cán bộ, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đại Thành đã có mặt ở 6 phân trường và 7 điểm trực chốt để tuần tra, bảo vệ hơn 18.000ha rừng và đất rừng.

Theo ông Phan Bá Nhã - Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty thì dịp Tết Nguyên đán, nhất là vào đêm Giao thừa thường là lúc lâm tặc hay manh động, phá rừng nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

Lực lượng quản lý, bảo vệ rừng ở Đắk Nông dựng lán trái sẵn sàng ở lại trong rừng vào dịp Tết Nguyên đán để làm nhiệm vụ. Ảnh: Phan Tuấn
Lực lượng quản lý, bảo vệ rừng ở Đắk Nông dựng lán trái sẵn sàng ở lại trong rừng vào dịp Tết Nguyên đán để làm nhiệm vụ. Ảnh: Phan Tuấn

Tuy nhiên, vào thời điểm này, với nhạy bén nghề nghiệp, các anh em trong đơn vị ai nấy cũng đều đề cao cảnh giác. "Với chiếc đèn pin trong tay, anh em trong công ty lúc thì đi bộ, khi thì chạy xe máy đã có mặt ở tất cả điểm nóng để tuần tra, ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến rừng" - ông Phan Bá Nhã, Chủ tich kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đại Thành, cho biết thêm.

Tương tự, Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng đang quản lý hơn 20.000ha rừng và đất rừng. Trong dịp Tết, đơn vị đã bố trí 100% quân số trực chốt tại 4 trạm, 1 tổ cơ động và 2 chốt lưu động nhằm ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng.

Chia sẻ về công việc giữ rừng trong ngày Tết, ông Khương Thanh Long - Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng - cho hay, đơn vị đã lên lịch, phân công nhiều anh em trực chốt ở trong rừng để bảo đảm không xảy ra nguy cơ phá rừng.

Trước khi đi, anh em trong đơn vị đã mang theo võng, bạt, cơm đùm, cá khô... để dựng lán trại và sẵn sàng ngủ lại ở trong rừng nhiều ngày trời để làm nhiệm vụ.

Tâm bạt và chiếc võng là hành trang chủ yếu để lực lượng chức năng ở lại trong rừng làm nhiệm vụ. Ảnh: Phan Tuấn
Tâm bạt và chiếc võng là hành trang chủ yếu để lực lượng chức năng ở lại trong rừng làm nhiệm vụ. Ảnh: Phan Tuấn

"Khi phải ăn tết, đón năm mới ở giữa rừng, anh em ai cũng có chút chạnh lòng phần vì nhớ nhà, nhớ người thân... Thế nhưng, đây là công việc mà anh em đã chọn nên không có ai thoái thác. Được nhìn những cánh rừng thêm xanh thì những người giữ rừng trong đơn vị đã nhanh chóng vui vẻ, quên hết mọi khó khăn vất vả" - ông Long nói.

Động viên tinh thần những người giữ rừng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, toàn tỉnh đang có hơn 247.762ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên hơn 196.285ha, rừng trồng hơn 51.477ha.

Trong dịp Tết Nguyên đán, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu chủ rừng phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.

Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm tập trung lực lượng, thực hiện nghiêm công tác trực 24/24 giờ tại các chốt, trạm quản lý, bảo vệ rừng để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Lực lượng quản lý bảo vệ rừng nhận định các khu vực cần tuần tra, kiểm soát  bảo vệ rừng trong dịp Tết. Ảnh: Phan Tuấn
Lực lượng quản lý bảo vệ rừng nhận định các khu vực cần tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng trong dịp Tết. Ảnh: Phan Tuấn

Lực lượng này luôn duy trì đầy đủ thành viên, thường xuyên, cơ động di chuyển trên các tuyến đường mòn, lối mở... những địa bàn có nguy cơ phá rừng cao để nắm bắt thông tin, ngăn chặn các nguy cơ phá rừng.

Ông Lê Quang Dần - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông - cho biết, nhiệm vụ bảo vệ rừng ngày thường đã vất vả, ngày Tết anh em lại phải hi sinh nhiều hơn khi không được đón tết trọn vẹn bên gia đình.

Nhằm chia sẻ những khó khăn của người giữ rừng, dịp trước, trong và sau Tết, lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đều đã đến thăm, hỏi, chúc Tết động viên lực lượng quản lý, bảo vệ rừng làm tốt nhiệm vụ được giao.

"Điều đáng phấn khởi nhất là những người làm trong ngành lâm nghiệp đều ý thức được trọng trách quan trọng của mình là phải nêu cao tinh thần bảo vệ tài nguyên rừng mọi lúc, mọi nơi. Do đó, trong thời khắc chuyển giao năm cũ qua năm mới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông không xảy ra vụ phá rừng nào" - ông Dần cho biết thêm.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Bán tín chỉ carbon, hết cảnh giữ rừng tự nhiên nhưng trong túi không đồng

HƯNG THƠ |

Lâu nay, nhiều cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị được giao giữ rừng tự nhiên, nhưng không được hỗ trợ kinh phí. Với việc bán tín chỉ carbon, mỗi ha rừng tự nhiên được chi trả 120 nghìn đồng, thì các cộng đồng giữ rừng sẽ được hưởng lợi, việc bảo vệ rừng sẽ ngày một tốt hơn.

Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ tín chỉ carbon, vừa được tiền, lại tạo động lực giữ rừng cho cả nước

Thanh Hải |

Quảng Bình vừa được nhận 82,4 tỉ đồng bán tín chỉ carbon từ gần 600.000ha rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả nước, nhất là khi Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Kết quả này cũng góp phần thay đổi hành vi ứng xử của con người với môi trường...

Chị Siu Ngơi giữ rừng đại ngàn Kon Chư Răng

THANH TUẤN |

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng là nơi lưu giữ nguồn gen, nhiều loài động thực vật quý hiếm giữa rừng già Tây Nguyên. Tại đây, chị Siu Ngơi - Giám đốc Trung tâm giáo dục và dịch vụ môi trường rừng nhiều năm qua là tấm gương gắn bó với công tác bảo vệ và giữ rừng.

Giữ rừng hay chuyển đổi để công trình đại thủy nông 3.000 tỉ đồng có vùng tưới

THANH TUẤN |

Công trình đại thủy nông Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có vốn đầu tư 3.000 tỉ đồng do Bộ NNPTNT làm chủ đầu tư, hoàn thành từ 2017, tuy nhiên hiện nay chưa phát huy hết công năng sử dụng vì... thiếu vùng tưới. Gia Lai đang đề xuất và chờ chủ trương cho phép chuyển đổi 4.700 ha đất có rừng sang đất nông nghiệp, để xây dựng kênh dẫn nước, khai hoang, tạo vùng tưới, phát huy công trình đại thủy nông. Vấn đề giữ màu xanh của rừng đang nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Thư chúc mừng Xuân Giáp Thìn 2024 của đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Nguyễn Đình Khang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |

Thư chúc mừng Xuân Giáp Thìn 2024 của đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà tiết lộ về số tiền lì xì lớn nhất từng nhận được

Anh Trang |

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, hoa hậu Đỗ Thị Hà nhắc về cái Tết khiến cô nhớ nhất.

Hồ thuỷ điện lớn nhất miền Nam từng cạn trơ đáy nay xanh biếc như ngọc

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 11.2, Công ty Thuỷ điện Trị An cho biết, hiện nay mực nước hồ đo được vào lúc 11h cùng ngày đạt cao trình 61,6 m, hồ đang tiếp tục tích nước đạt mức 62 m đảm bảo nước cho mùa khô tới. Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, hiện nay hồ Trị An có nguồn nước dồi dào và màu nước xanh biếc như ngọc.

Ukraina và EU ở ngã ba đường vì thỏa thuận khí đốt Nga

Khánh Minh |

Ukraina và EU sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn về thỏa thuận quá cảnh khí đốt Nga - sẽ hết hạn trong chưa đầy 12 tháng tới.

Bán tín chỉ carbon, hết cảnh giữ rừng tự nhiên nhưng trong túi không đồng

HƯNG THƠ |

Lâu nay, nhiều cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị được giao giữ rừng tự nhiên, nhưng không được hỗ trợ kinh phí. Với việc bán tín chỉ carbon, mỗi ha rừng tự nhiên được chi trả 120 nghìn đồng, thì các cộng đồng giữ rừng sẽ được hưởng lợi, việc bảo vệ rừng sẽ ngày một tốt hơn.

Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ tín chỉ carbon, vừa được tiền, lại tạo động lực giữ rừng cho cả nước

Thanh Hải |

Quảng Bình vừa được nhận 82,4 tỉ đồng bán tín chỉ carbon từ gần 600.000ha rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả nước, nhất là khi Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Kết quả này cũng góp phần thay đổi hành vi ứng xử của con người với môi trường...

Chị Siu Ngơi giữ rừng đại ngàn Kon Chư Răng

THANH TUẤN |

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng là nơi lưu giữ nguồn gen, nhiều loài động thực vật quý hiếm giữa rừng già Tây Nguyên. Tại đây, chị Siu Ngơi - Giám đốc Trung tâm giáo dục và dịch vụ môi trường rừng nhiều năm qua là tấm gương gắn bó với công tác bảo vệ và giữ rừng.

Giữ rừng hay chuyển đổi để công trình đại thủy nông 3.000 tỉ đồng có vùng tưới

THANH TUẤN |

Công trình đại thủy nông Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có vốn đầu tư 3.000 tỉ đồng do Bộ NNPTNT làm chủ đầu tư, hoàn thành từ 2017, tuy nhiên hiện nay chưa phát huy hết công năng sử dụng vì... thiếu vùng tưới. Gia Lai đang đề xuất và chờ chủ trương cho phép chuyển đổi 4.700 ha đất có rừng sang đất nông nghiệp, để xây dựng kênh dẫn nước, khai hoang, tạo vùng tưới, phát huy công trình đại thủy nông. Vấn đề giữ màu xanh của rừng đang nóng bỏng hơn bao giờ hết.