Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ tín chỉ carbon, vừa được tiền, lại tạo động lực giữ rừng cho cả nước

Thanh Hải |

Quảng Bình vừa được nhận 82,4 tỉ đồng bán tín chỉ carbon từ gần 600.000ha rừng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả nước, nhất là khi Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Kết quả này cũng góp phần thay đổi hành vi ứng xử của con người với môi trường...

Trước đó, từ tháng 10.2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Ngân hàng thế giới (WB) đã ký kết, thỏa thuận chuyển nhượng lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn CO2e (quy đổi lượng khí phát thải nhà kính) của rừng thuộc vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024, với số tiền 51,5 triệu USD thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD).

Từ thỏa thuận này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Trung ương sẽ nhận được 51,5 triệu USD từ Quỹ Carbon thông qua IBRD, sau đó điều phối gần 50 triệu USD đến các tỉnh. Trong đó, Quảng Bình chuyển nhượng hơn 2,4 triệu tấn CO2, được chi trả khoảng 235 tỉ đồng giai đoạn 2023-2025. Riêng năm 2023 tỉnh này được nhận 82,4 tỉ đồng.

Quảng Bình là một trong 6 địa phương ở khu vực Bắc Trung Bộ vừa hiện thực hóa được việc "bán không khí", thu tiền tỉ. Đây cũng là những khoản tiền đầu tiên mà Việt Nam thu được từ việc bán tín chỉ carbon ra thị trường thế giới...

Số tiền này khá lớn so với tổng thu ngân sách của Quảng Bình. Đặc biệt, năm 2023 Quảng Bình chỉ thu ngân sách được 5.700 tỉ đồng, đạt 80% kế hoạch.

Trong số hơn 80 tỉ đồng sẽ Quảng Bình dùng chi trả cho các đối tượng hưởng lợi là chủ rừng, gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, tổ chức và UBND các xã. 2,4 tỉ đồng còn lại sẽ được trích cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.

Để có số lượng tín chỉ carbon đạt chuẩn trên số diện tích rừng cụ thể, tất nhiên là phải giữ được rừng giàu, đa tầng. Như vậy, ngoài bảo vệ được cây gỗ, thì giữ rừng giúp phát triển được đa dạng sinh học, tạo hệ sinh thái bền vững.

Riêng với Quảng Bình, giữ được rừng không chỉ bán được "không khí" lấy gần 100 tỉ đồng mỗi năm, mà môi trường sinh thái dưới tán rừng, sinh vật cảnh trên mặt đất, hệ thống hang động trong lòng núi... cũng được gìn giữ, bảo vệ, tôn tạo để khai thác du lịch ngày càng hiệu quả.

Và lợi ích kép, lớn hơn giá trị kinh tế đó là sự thay đổi hành vi ứng xử của con người với rừng, với môi trường tự nhiên. Quảng Bình là một trong những địa phương từng có nhiều "lâm tặc". Thậm chí các "lâm tặc" ở đây còn đi đến nhiều địa phương khác để khai thác gỗ lậu. Nhưng nay, thay vì phá rừng, tha phương đốn gỗ lậu, nhiều thanh niên trai tráng ở các miền quê Quảng Bình đã tham gia vào các dịch vụ du lịch trải nghiệm trên rừng, du lịch mạo hiểm, hang động... Và chính họ là những nhân tố tích cực, tự giác bảo vệ rừng, bảo vệ không gian họ đang làm việc, kiếm được thu nhập cao, bền vững.

Ngoài 6 tỉnh Bắc Trung bộ, hiện các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Tuyên Quang... cũng đang giai đoạn thí điểm bán tín chỉ carbon ra thị trường thế giới, hứa hẹn một nguồn thu lớn, bền vững.

Vì vậy, việc Quảng Bình bán không khí, thu được hơn 80 tỉ đồng trong năm 2023 còn là niềm khích lệ, động lực cho nhiều địa phương cả nước trong việc bảo vệ, phát triển rừng và hướng đến bán tín chỉ carbon.

Kết quả này còn minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ đã ký kết giữa các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu - COP26 và COP27.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Quảng Bình thu từ khách du lịch ước đạt gần 5.100 tỉ đồng

LÊ PHI LONG |

Lãnh đạo Sở Du lịch Quảng Bình cho rằng, phải biến bất lợi thành lợi thế phát triển, một số sản phẩm du lịch mùa đông - xuân đang dần làm thay đổi tư duy của du khách và của chính người làm du lịch tại địa phương.

Ngành thuế Quảng Bình lý giải các nguyên nhân hụt thu năm 2023

LÊ PHI LONG |

Tại kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, lãnh đạo Cục Thuế tỉnh đã có những phân tích về nguyên nhân việc giảm thu các khoản thu ngân sách năm 2023 trên địa bàn.

Bảo vệ rừng là hiện thực hóa cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam

Thanh Hải |

Phát biểu tại diễn đàn APEC, phiên đối thoại chủ đề “Bền vững, Khí hậu và chuyển đổi năng lượng công bằng", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có nêu một trong những cam kết của Việt Nam, là bảo vệ rừng và chuyển đổi năng lượng...

Chủ tịch nước đề nghị APEC và đối tác đẩy mạnh hợp tác năng lượng tái tạo

Thanh Hà |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là nhà lãnh đạo APEC đầu tiên phát biểu tại phần thảo luận của phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC.

Hiện trạng những tuyến đường sẽ được mở rộng tại Long Biên, Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Quận Long Biên sẽ có thêm 5 tuyến đường được mở rộng, kéo dài, từ đó giúp hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Thủ phạm gây không khí lạnh liên tiếp khiến châu Á chìm sâu trong giá rét

Thanh Hà |

Đợt không khí lạnh cực mạnh khiến Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam, chìm sâu trong giá rét có nguồn gốc từ vùng cực ở phía bắc.

Sự cố tại Trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh, nhiều học sinh nhập viện

QUANG ĐẠI |

Một số thanh gỗ trên trần nhà rơi xuống làm nhiều học sinh Trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh (Nghệ An) phải nhập viện.

Thị trường chứng khoán chưa cho thấy tín hiệu bứt phá

Gia Miêu |

Khi khối lượng giao dịch vẫn đứng ở mức thấp và dòng tiền đang có sự ưu tiên hơn với nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, thì đà hồi phục của thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự vững chắc.

Quảng Bình thu từ khách du lịch ước đạt gần 5.100 tỉ đồng

LÊ PHI LONG |

Lãnh đạo Sở Du lịch Quảng Bình cho rằng, phải biến bất lợi thành lợi thế phát triển, một số sản phẩm du lịch mùa đông - xuân đang dần làm thay đổi tư duy của du khách và của chính người làm du lịch tại địa phương.

Ngành thuế Quảng Bình lý giải các nguyên nhân hụt thu năm 2023

LÊ PHI LONG |

Tại kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, lãnh đạo Cục Thuế tỉnh đã có những phân tích về nguyên nhân việc giảm thu các khoản thu ngân sách năm 2023 trên địa bàn.

Bảo vệ rừng là hiện thực hóa cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam

Thanh Hải |

Phát biểu tại diễn đàn APEC, phiên đối thoại chủ đề “Bền vững, Khí hậu và chuyển đổi năng lượng công bằng", Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có nêu một trong những cam kết của Việt Nam, là bảo vệ rừng và chuyển đổi năng lượng...

Chủ tịch nước đề nghị APEC và đối tác đẩy mạnh hợp tác năng lượng tái tạo

Thanh Hà |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là nhà lãnh đạo APEC đầu tiên phát biểu tại phần thảo luận của phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC.