Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Hạ Nguyên |

Kế hoạch về triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giai đoạn 2021-2025” mới được ban hành tập trung thực hiện 8 nội dung phát triển văn hóa.

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy đảm bảo tiến độ và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Tập trung công tác quán triệt, tuyên truyền nội dung Chương trình nhằm thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, ngành và Nhân dân Thủ đô đối với nhiệm vụ phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Đồng thời, phân công rõ trách nhiệm các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan đảm bảo hoàn thành các mục tiêu Chương trình.

Tập trung thực hiện 8 nội dung phát triển văn hóa

Cụ thể, đối với phát triển văn hóa, Thành phố xác định tập trung vào 8 nội dung chính, đó là: Xây dựng môi trường văn hóa; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá nghệ thuật; bảo hộ quyền tác giả, phát triển công nghiệp văn hóa; phát triển du lịch; phát triển thông tin truyền thông; phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao; hội nhập quốc tế.

Đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Thành phố sẽ tập trung vào 03 nhóm giải pháp đó là: Giáo dục phổ thông; giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Đối với giáo dục phổ thông, Thành phố sẽ triển khai các giải pháp thực hiện có hiệu quả nhóm chỉ tiêu: Số trường học công lập (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia là 80%-85%; đầu tư xây dựng từ 03-05 trường liên cấp (Tiểu học, THCS, THPT) có diện tích tối thiểu 5ha và có cơ sở vật chất ngang tầm các nước trong khu vực. Về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 75%-80%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55-60%; mỗi năm đào tạo nghề khoảng 230.000 lượt người.

Đối với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Thành phố sẽ chú trọng bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, gương mẫu và tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội. Nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong việc thực hiện 02 quy tắc ứng xử. Cũng với đó là phát huy hiệu quả của quy ước, hương ước và các giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Tổ chức nhiều sự kiện văn hóa quy mô quốc tế

Thành phố cũng xác định một số sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế được tổ chức trên địa bàn như: Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội; Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại; Trình diễn văn hóa phi vật thể; Lễ hội đường phố; Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùa (Moonson); Chương trình nghệ thuật đếm ngược Countdown; Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội mở rộng; Liên hoan Sân khấu Thủ đô; Chương trình Hòa nhạc giao hưởng London (VietNam Airline concert); Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội, Cuộc thi Nữ sinh thanh lịch Thủ đô... Các sự kiện thể thao: Lễ hội bơi chải thuyền rồng; Giải chạy Báo Hànộimới; Hội khỏe Phù Đổng; Đại hội thể dục thể thao Thủ đô; Giải bóng chuyền nữ Quốc tế Châu Á; Giải khiêu vũ thể thao Hà Nội mở rộng; Giải maraton quốc tế “Hành trình di sản”...

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức Hội Sách Hà Nội (nhân kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10.10 hàng năm)...

Sở Du lịch chủ trì lễ đón vị khách quốc tế đầu tiên, Festival áo dài; Lễ hội làng nghề; Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội (VITM); Cuộc thi tìm kiếm đại sứ du lịch Thủ đô; Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội...

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tổ chức các kỳ thi Kỹ năng nghề, Hội thi thiết bị đào tạo tự làm, Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp Thành phố; Tham dự Hội thi thiết bị đào tạo tự làm Toàn quốc, Thi tay nghề ASEAN...

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì Cuộc thi Toán học Hà Nội Mở rộng (HOMC), Ngày hội Công nghệ thông tin...

UBND Thành phố giao các sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức quán triệt nội dung Kế hoạch thực hiện Chương trình đến cán bộ chủ chốt, công chức, viên chức cơ quan, địa phương, đơn vị nhằm thống nhất nhận thức và triển khai thực hiện thắng lợi Chương trình, Kế hoạch. Hoàn thành xây dựng đề án, kế hoạch, giải pháp, cơ chế chính sách được giao, trình cấp có thẩm quyền ban hành xong trước ngày 30/9/2021. Tổ chức thực hiện kế hoạch theo phân công đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

Hạ Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội - thành phố Châu Á nhất ở Châu Á

Thế Vinh (tổng hợp) |

Với diện tích 3.358,6km2 và dân số 8,05 triệu người (thống kê năm 2019), Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Hà Nội - Thủ đô của phẩm giá con người

trần Mạnh Thường |

Hà Nội Thủ đô Việt Nam là bông hoa xòe năm cánh cửa ô, là ngôi sao sáng nhất của trung tâm châu thổ sông Hồng.

Hà Nội đưa 3 huyện lên thành phố: Cơ hội thay đổi diện mạo chật chội

Phạm Đông |

Mới đây UBND TP.Hà Nội dự kiến, nghiên cứu, đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố trong giai đoạn 2021 - 2025. Theo các chuyên gia, đây là điều kiện tốt để Hà Nội giãn dân ra khu vực bên ngoài để cải tạo những khu vực ngóc ngách, chật chội khu vực trung tâm.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Hà Nội - thành phố Châu Á nhất ở Châu Á

Thế Vinh (tổng hợp) |

Với diện tích 3.358,6km2 và dân số 8,05 triệu người (thống kê năm 2019), Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Hà Nội - Thủ đô của phẩm giá con người

trần Mạnh Thường |

Hà Nội Thủ đô Việt Nam là bông hoa xòe năm cánh cửa ô, là ngôi sao sáng nhất của trung tâm châu thổ sông Hồng.

Hà Nội đưa 3 huyện lên thành phố: Cơ hội thay đổi diện mạo chật chội

Phạm Đông |

Mới đây UBND TP.Hà Nội dự kiến, nghiên cứu, đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố trong giai đoạn 2021 - 2025. Theo các chuyên gia, đây là điều kiện tốt để Hà Nội giãn dân ra khu vực bên ngoài để cải tạo những khu vực ngóc ngách, chật chội khu vực trung tâm.