Miền Trung - Tây Nguyên khai thác ưu thế địa - kinh tế

Thanh Hải |

Ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1.8.2020, thì lập tức trong tháng 9.2020 những lô hàng nông sản đầu tiên của Việt Nam ở khu vực Miền Trung, Tây Nguyên đã vượt biển, xuất sang Châu Âu, mở ra nhiều kỳ vọng, hướng phát triển kinh tế lớn mạnh cho đất nước.

Các đô thị duyên hải cũng khởi động đầu tư, nâng cấp mở rộng sân bay, cảng biển, nối tuyến giao thông... Cùng với việc phát triển kinh tế dịch vụ, đặc biệt là du lịch và ngành kinh tế biển, xuất khẩu nông sản, phát triển cảng biển để kết nối Đông- Tây như hiện nay, cho thấy khu vực Miền Trung Tây Nguyên đã bắt đầu phát huy được ưu thế địa- kinh tế để nối với thế giới.

Chuyển trục

Sự kiện Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã xuất khẩu 14 container với số lượng 296 tấn cà phê sang Cảng đến Hamburg, Antwerp của Bỉ, Đức, và lô hàng 100 tấn chanh dây qua chế biến của Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Gia Lai) được xuất sang Châu Âu giữa tháng 9.2020 xem như một dấu mốc quan trọng khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực. Nhưng, điều quan trọng hơn không chỉ chuyển hướng quan hệ thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu để tránh bị phụ thuộc vào một thị trường lớn, duy nhất nào, mà còn là điều kiện để Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản từ ruộng vườn nhà nông cho đến doanh nghiệp, nhà xuất khẩu.

Cà phê, hồ tiêu, chanh dây, ca cao... là một trong số ít nông sản của vùng đất Tây Nguyên đang có cơ hội lớn để xuất khẩu sang thị trường khó tính nhất thế giới là Châu Âu. Ảnh: T.X
Cà phê là một trong số ít nông sản của vùng đất Tây Nguyên. Ảnh: T.X
Trước đây, người Pháp phân chia Việt Nam thành ba kỳ theo trục Bắc - Nam. Có lẽ vì vậy mà quan hệ thương mại, kinh tế thậm chí văn hóa cũng dần thành nếp. Dù nước láng giềng - Trung Quốc đã phát triển trở thành một trong những nền kinh tế lớn của thế giới, tuy nhiên đây cũng là thị trường dễ tính, vì vậy đôi khi sản phẩm giao thương của hai bên dễ dãi. Và đương nhiên là chất lượng sản phẩm không cao. Về nông sản thực phẩm thì tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thể chất của người tiêu dùng.

Với quan điểm địa kinh tế hiện đại, cách phân chia theo trục Bắc-Nam giờ đã trở nên lạc hậu. Ngày nay, Việt Nam đã chuyển trục, phát triển theo hướng Đông - Tây. Đây là lúc để khu vực Miền Trung và Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung phát huy được thế mạnh của đất nước, cửa ngõ của khu vực Đông Á ra thế giới. Nhất là với hơn 3.000 km bờ biển, trong bối cảnh đại dương là một vùng kinh tế được khai thác mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Mặt khác, vận tải đường biển với chi phí thấp và năng lực chuyển tải lớn sẽ nối thế giới với Việt Nam đi tới các khu vực kém phát triển của các quốc gia láng giềng phía Tây. Phát triển lan truyền theo trục Đông - Tây thể hiện tư tưởng hội nhập quốc tế và tạo ra cơ hội để Việt Nam có thể đạt được tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả.

Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, đạt kim ngạch xuất khẩu thường xuyên trên 3 tỷ USD/năm. Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ và EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu. Tháng 8.2020, giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam vào thị trường EU ước đạt gần 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7.2020. Trong thời gian tới, ngành cà phê Việt Nam sẽ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU, đặc biệt các tiêu chuẩn về chất lượng và phát triển bền vững, đưa Việt Nam là điểm tham chiếu cho cà phê Robusta toàn cầu.

Một khi sản phẩm nông sản bắt buộc phải có truy xuất nguồn gốc, chất lượng cao, có chỉ dẫn địa lý, thực thi các quy trình của Hiệp định EVFTA, được kiểm soát từ nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu thì mọi vấn đề từ nuôi trồng, chăm sóc, dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... cho đến thu hoạch, bảo quản đều phải thay đổi, đảm bảo theo quy trình nghiêm ngặt mới đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn EU.

Để tiếp tục triển khai Hiệp định EVFTA có hiệu quả, đặc biệt trong ngành hàng nông sản, thì Bộ NN&PTNT và các địa phương còn phải tiếp tục hướng dẫn người dân từ chọn giống, sản xuất, sơ chế, bảo quản... cho đến việc làm thương hiệu, mẫu mã, chứng minh chỉ dẫn địa lý, xuất xứ nguồn gốc minh bạch... để được các nhà nhập khẩu Châu Âu công nhận.

Khó khăn có thể vấp phải ban đầu, nhưng rõ ràng đây là cơ hội để người nông dân thay đổi triệt để quan niệm lạc hậu cũng như phong cách canh nông tùy tiện, để cho ra những nông sản đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng cả trong nước lẫn xuất khẩu. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho cả nền kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống lẫn uy tín của người Việt trên trường quốc tế.

Mở cửa ngõ kết nối thế giới

Trong khi đó, Đắk Lắk và Khánh Hòa không chỉ bắt tay, cam kết tạo điều kiện để hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế mà còn khởi động những hợp tác cụ thể về phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19, xây dựng tuyến cao tốc nối Tây Nguyên ra biển tại Nha Trang. Những dấu hiệu này không chỉ làm phấn khởi người dân, các doanh nghiệp sản xuất mà còn tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong tương lai gần.

Tương tự, cả Quy Nhơn, Quảng Nam, Đà Nẵng cũng đều có những dự án trung và dài hạn để đầu tư mở rộng, xây dựng mới cảng biển, cảng hàng không để sẵn sàng tham gia vào chuỗi liên kết, phát triển kinh tế cả khu vực. Thành phố Đà Nẵng là đầu mối vận tải biển lớn của các tỉnh miền Trung, tốc độ tăng trưởng tổng lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng đạt 16,2%/năm (2018 đạt khoảng 8,4 triệu tấn; dự báo đạt khoảng 10 triệu tấn vào năm 2020 và 30 triệu tấn vào năm 2030).

Nông sản của vùng đất Tây Nguyên đang có cơ hội lớn để xuất khẩu sang thị trường khó tính nhất thế giới là Châu Âu. Ảnh: T.X
Nông sản của vùng đất Tây Nguyên đang có cơ hội lớn để xuất khẩu sang thị trường khó tính nhất thế giới là Châu Âu. Ảnh: T.X
Với tốc độ tăng trưởng như vậy, năng lực của khu bến Tiên Sa, Sơn Trà đã quá tải. Đặc biệt kết cầu hạ tầng giao thông kết nối Cảng đi qua nội đô hiện nay là không đáp ứng được. Do đó, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, liên kết phát triển vùng của Đà Nẵng, phát triển Cảng Đà Nẵng trở thành đầu mối vận tải biển khu vực miền Trung, duy trì đóng góp nguồn thu đối với ngân sách trung ương, xử lý các vấn đề cấp bách và gây bức xúc dư luận về tai nạn giao thông, môi trường du lịch, an toàn của nhân dân ở khu vực giao thông nội đô, Đà Nẵng đã triển khai đầu tư cấp bách để xây dựng Cảng Liên Chiểu cho đến 2022. Tương lai, Cảng Tiên Sa thành cảng du lịch, chỉ tiếp nhận các tàu 5 sao, cở lớn đến tham quan, phù hợp với quy hoạch phát triển của Đà Nẵng, đồng thời phù hợp với mục tiêu đẩy mạnh và tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Tại Quảng Nam, sân bay Chu Lai cũng đã được chính quyền chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu khả thi, xây dựng và mở rộng thành cảng hàng không quốc tế. Không chỉ sử dụng gần 500ha để đầu tư cảng hàng không dân dụng mà còn 1.000ha khác để phát triển đô thị hiện đại cùng các phân khu chức năng để phát triển thành một đô thị - dịch vụ thương mại hàng không cho cả khu vực trong tương lai. Điều này phù hợp với hoạch định Việt Nam trở thành một quốc gia cung cấp dịch vụ cho khu vực và thế giới. Bởi đất Việt Nam án ngữ một dải rất rộng vùng Đông Nam á, là cửa ngõ thông ra thế giới của một khu vực rộng lớn từ Lào đến Campuchia, toàn bộ miền Đông - Bắc Thái Lan và miền Bắc Myanma. Với việc phát triển kinh tế dịch vụ, Việt Nam sẽ có vị thế quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phát triển tại khu vực.

Chiến lược phát triển theo trục Đông - Tây, xây dựng các đô thị ven biển làm hạt nhân và tạo nguồn động lực lan truyền quá trình phát triển tới các vùng sâu của Việt Nam và đi tới các quốc gia láng giềng, sẽ mang lại nhiều cơ may và lợi ích to lớn cho Miền Trung Tây Nguyên, cho Việt Nam và cả khu vực.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

"Chìa khóa vàng” để các tỉnh Bắc Miền Trung phát huy nội lực

PHẠM XUÂN DŨNG |

Câu chuyện phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Bắc Miền Trung cũng như cả nước trước hết và thời sự nhất là cùng với việc phát huy nội lực thì việc nâng cao chất lượng thu hút đầu tư; để không được phép bỏ lỡ những cơ hội vàng, để có thể lót ổ cho đại bàng đẻ trứng như một cách ví von thông dụng.

Táo Xuân 2021: Xúc động chuyện tái hiện cảnh lũ lụt miền Trung

ĐÔNG DU |

Táo Xuân Tân Sửu 2021 mang đến tiếng cười và cảm xúc sâu lắng cho khán giả với hàng loạt sự kiện nổi cộm được nhắc đến trong năm 2020. Trong đó, điểm nhấn là lũ lụt miền Trung và tình người.

Những món ăn ngon chuẩn mâm cơm Tết miền Trung

THANH NGA (T/H) |

Khác với miền Bắc, những món ăn trong mâm cơm ngày Tết ở miền Trung thường có gia vị đậm đà, mặn ngọt hòa quyện. Các món ăn chủ yếu đơn giản, thường được chia vào các bát, đĩa và bày biện trong mâm.

Đông công nhân các tỉnh miền Trung, miền Bắc ở lại Đồng Nai đón Tết

MINH CHÂU |

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động tại các doanh nghiệp có đông CNLĐ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhiều công nhân đã quyết định ở lại tỉnh Đồng Nai đón Tết. Thậm chí, có nhiều NLĐ đã mua vé nhưng sau đó đã trả lại vé vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

"Chìa khóa vàng” để các tỉnh Bắc Miền Trung phát huy nội lực

PHẠM XUÂN DŨNG |

Câu chuyện phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Bắc Miền Trung cũng như cả nước trước hết và thời sự nhất là cùng với việc phát huy nội lực thì việc nâng cao chất lượng thu hút đầu tư; để không được phép bỏ lỡ những cơ hội vàng, để có thể lót ổ cho đại bàng đẻ trứng như một cách ví von thông dụng.

Táo Xuân 2021: Xúc động chuyện tái hiện cảnh lũ lụt miền Trung

ĐÔNG DU |

Táo Xuân Tân Sửu 2021 mang đến tiếng cười và cảm xúc sâu lắng cho khán giả với hàng loạt sự kiện nổi cộm được nhắc đến trong năm 2020. Trong đó, điểm nhấn là lũ lụt miền Trung và tình người.

Những món ăn ngon chuẩn mâm cơm Tết miền Trung

THANH NGA (T/H) |

Khác với miền Bắc, những món ăn trong mâm cơm ngày Tết ở miền Trung thường có gia vị đậm đà, mặn ngọt hòa quyện. Các món ăn chủ yếu đơn giản, thường được chia vào các bát, đĩa và bày biện trong mâm.

Đông công nhân các tỉnh miền Trung, miền Bắc ở lại Đồng Nai đón Tết

MINH CHÂU |

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động tại các doanh nghiệp có đông CNLĐ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhiều công nhân đã quyết định ở lại tỉnh Đồng Nai đón Tết. Thậm chí, có nhiều NLĐ đã mua vé nhưng sau đó đã trả lại vé vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.