Mặt trận gay cấn nhất trong trận chiến với COVID-19: Nơi không hề có Tết

Thùy Linh |

Thời gian qua, cả nước đã gồng mình chiến đấu với đại dịch COVID-19 thì những cụm từ: “Mặt trận gay cấn”, “phòng tuyến bão táp” đã được dùng để nói về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bởi đây là nơi điều trị số lượng bệnh nhân COVID-19 lớn nhất, số lượt y bác sĩ, người lao động phải cách ly để giúp bệnh nhân đương đầu với COVID-19 cũng nhiều nhất.

Điều trị khỏi cho nhiều bệnh nhân nặng

Ngay từ những ngày đầu xuất hiện dịch tại Trung Quốc, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã thực hiện “chống dịch như chống giặc” theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động (CBVC, NLĐ) của BV hầu như không có Tết để tập trung cho chống dịch.

Đợt dịch 1, BV đã cử đoàn đi làm nhiệm vụ quốc tế đón những công dân từ Vũ Hán về nước tránh dịch, bố trí cách ly, theo dõi y tế, phục vụ sinh hoạt ngay cho các công dân, các thành viên trong đoàn bay, thành viên đoàn đi đón.

“Tại cơ sở Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội), chúng tôi bố trí ngay các vòng điều trị, gồm bệnh nhân dương tính nặng, bệnh nhân dương tính có tổn thương phổi, bệnh nhân dương tính, bệnh nhân nghi nhiễm; Tổ chức 3 vòng điều trị, chăm sóc theo dõi bệnh nhân gồm phòng lõi, vòng đệm và vòng ngoài, đảm bảo hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo sắp xếp nhân lực phù hợp đảm bảo chủ động, có dự phòng khi số lượng bệnh nhân tăng” - TS-BS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương - chia sẻ.

BV đã tiếp nhận và điều trị 170 bệnh nhân dương tính với SARS-COV-2, chiếm 52,5% tổng số bệnh nhân dương tính trong cả nước, trong đó có 17 bệnh nhân người nước ngoài; 15 bệnh nhân nặng; điều trị thành công 5 bệnh nhân nguy kịch. Trong số đó, có bệnh nhân số 19 (64 tuổi) có tiền sử rối loạn tiền đình, rối loạn đông máu, tắc nghẽn vi mạch. Đây là bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên phải đặt ECMO (Kỹ thuật tim, phổi nhân tạo - Một kỹ thuật hồi sức đặc biệt).

“Có đêm, bệnh nhân 3 lần ngừng tuần hoàn, ngừng tim phải cấp cứu, tưởng như không còn hy vọng cứu chữa hoặc có cứu được thì di chứng rất nặng do tổn thương não. Với tinh thần nỗ lực, tranh thủ từng giây, từng phút để cấp cứu bệnh nhân cùng với chuyên môn, nghiệp vụ cao của êkip, cuối cùng bệnh nhân đã được cứu sống và dần hồi phục, tỉnh táo”- TS Thạch kể lại.

Tiếp đó, bệnh nhân số 162 (63 tuổi) có tiền sử huyết áp cao, tiểu đường. Khi nhiễm COVID-19, diễn biến tổn thương phổi, suy hô hấp nhanh, có biểu hiện bão Cytokine (hiện tượng phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể đối với tác nhân từ bên ngoài). Bệnh nhân có thể nhanh chóng suy đa tạng dẫn đến tử vong. Đây là hiện tượng mà y học chưa có giải pháp cụ thể, chỉ dựa vào kinh nghiệm và cách vận dụng trong điều trị. Với chuyên môn, kinh nghiệm của các bác sĩ, bệnh nhân đã được cứu chữa thành công.

Hay bệnh nhân 88 tuổi có tiền sử tai biến, liệt nửa người, sức khỏe rất yếu nhưng với trình độ, kinh nghiệm và sự quyết tâm của BV, bệnh nhân đã được chữa khỏi và dần phục hồi sức khỏe. Rồi bệnh nhân người Anh 74 tuổi, có tiền sử ung thư máu đã 10 năm, suy hô hấp nặng, không đáp ứng được ôxy liều lượng cao, phải đặt nội khí quản và thở máy và các kỹ thuật chăm sóc đặc biệt, phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân đã khỏi bệnh, khỏe mạnh về nước…

Có thể nói, mỗi ca bệnh trên được cứu sống, phục hồi là mỗi kỳ tích của y học. Trong khi tỉ lệ tử vong trung bình trên thế giới là 6,39%, bệnh nền là 10%, người trên 65 tuổi là 60-80%, thì tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, số bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh, ra viện đến nay là 145 bệnh nhân, không có bệnh nhân nào tử vong do COVID-19. Đây là một kỳ tích của nền y học Việt Nam.

Chúng tôi không bao giờ nao núng

Trong cuộc chiến này mặc dù khó khăn, vất vả, nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế là rất cao, đặc biệt những người trực tiếp thực hiện các kỹ thuật cho bệnh nhân như đặt nội khí quản, ép tim, chăm sóc người bệnh… các phương tiện bảo hộ có hiện đại đến đâu cũng không tránh khỏi những rủi do nghề nghiệp. Với ý chí kiên cường, họ đã vượt qua mọi mối nguy hiểm, sẵn sàng xả thân để cứu chữa người bệnh, đặc biệt đã nhiều người xông pha xin vào “vòng lõi”.

“Nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả những nước có nền y học phát triển, nhưng hàng ngày vẫn có nhiều nhân viên y tế bị lây nhiễm và nhiều người trong số họ đã chết. Tuy nhiên, chúng tôi không bao giờ nao núng, không bao giờ nhụt chí mà ngược lại, càng sốc lại tinh thần, mỗi người càng thể hiện ý chí cao hơn, quyết tâm hơn, vừa rà soát lại toàn bộ quy trình, kỹ thuật, trang thiết bị phòng hộ, vừa tìm tòi, sáng tạo những kỹ thuật mới, phương pháp mới để khắc phục những hạn chế”- nói đến đây, TS Thạch trầm giọng lại.

“Chúng tôi đã có 2 bác sĩ bị lây nhiễm khi thực hiện việc đặt nội khí quản cho bệnh nhân nặng đầu tiên. Biết tin ấy, tôi lo lắng đến đắng lòng. Nhưng càng lúc này, mình càng phải quyết tâm và giữ vững tinh thần. Thế rồi mọi chuyện may mắn đã qua”- ông nói.

Trong đợt dịch 2, từ ngày 23.7.2020 đến nay, BV một mặt thực hiện nhiệm vụ quốc tế đi đón đoàn bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ Guinea Xích Đạo về điều trị, một mặt chuẩn bị sẵn sàng tiếp đón bệnh nhân do ổ dịch ở TP.Đà Nẵng bùng phát, đồng thời thực hiện kế hoạch chi viện cho Đà Nẵng, Huế khi có yêu cầu.

“Lúc này, toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động tại cơ sở Kim Chung lại tự nguyện cách ly tại Bệnh viện để vừa phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, điều trị cho bệnh nhân, vừa tránh lây nhiễm từ BV ra cộng đồng và từ cộng đồng vào BV”- TS Thạch nói.

Niềm tự hào hãnh diện dậy lên trong ông. Đến nay, BV đã điều trị khỏi, cho ra viện 214/219 công nhân từ Xích Đạo; 5/21 ca từ cộng đồng. Số ca còn lại đang tiếp tục điều trị, theo dõi; hoàn thành việc cách ly cho toàn bộ phi hành đoàn, đoàn nhân viên y tế đi đón đoàn từ Xích Đạo về, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không ai bị lây nhiễm.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Lựa chọn tình nguyện viên tiêm thử vắc xin COVID-19 như thế nào?

Thùy Linh |

Theo các chuyên gia, những người được lựa chọn tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Họ là những tình nguyện viên khỏe mạnh, không có bệnh nền, không có tiền sử bệnh tật.

Không lo thiếu hàng Tết dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp

Cường Ngô |

Thời điểm gần Tết, nhiều doanh nghiệp tăng cường nguồn hàng dự trữ trên toàn hệ thống, song vẫn đảm bảo công tác chống dịch COVID-19.

Đại dịch COVID-19 - khúc ngoặt mới

Lệ Hà |

Ngày 1.12, sau 88 ngày không có ca mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng, Việt Nam đã ghi nhận ca lây nhiễm COVID-19 từ cơ sở cách ly. Có 2 trường hợp khác lây nhiễm sau đó. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm về việc lây nhiễm này, ở bộ phận nào, cá nhân nào trong thực hiện quy trình cách ly; cơ quan nào chịu trách nhiệm.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lựa chọn tình nguyện viên tiêm thử vắc xin COVID-19 như thế nào?

Thùy Linh |

Theo các chuyên gia, những người được lựa chọn tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Họ là những tình nguyện viên khỏe mạnh, không có bệnh nền, không có tiền sử bệnh tật.

Không lo thiếu hàng Tết dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp

Cường Ngô |

Thời điểm gần Tết, nhiều doanh nghiệp tăng cường nguồn hàng dự trữ trên toàn hệ thống, song vẫn đảm bảo công tác chống dịch COVID-19.

Đại dịch COVID-19 - khúc ngoặt mới

Lệ Hà |

Ngày 1.12, sau 88 ngày không có ca mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng, Việt Nam đã ghi nhận ca lây nhiễm COVID-19 từ cơ sở cách ly. Có 2 trường hợp khác lây nhiễm sau đó. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm về việc lây nhiễm này, ở bộ phận nào, cá nhân nào trong thực hiện quy trình cách ly; cơ quan nào chịu trách nhiệm.