Lộc rừng Tây Bắc: Cây dược liệu quý tạo sinh kế bền vững

Trần Trọng |

Từ những giá trị cây sâm mang lại, tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương đưa loại cây này trở thành dược liệu quý, làm chủ lực trong phát triển kinh tế, tạo sinh kế bền vững cho người dân Tây Bắc.

Không còn cuộc sống du cư

Khoảng 10 năm trước, những ngôi nhà vách nứa siêu vẹo gắn liền đời sống du cư của bà con ở bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè. Bây giờ, những hình ảnh đó chỉ còn nằm trong suy nghĩ.

Nhớ lại những ngày tháng ấy, ông Pờ A Sò (58 tuổi, trú bản Sín Chải B) kể: “Trước đây, khi Nhà nước đưa dân về bản ở, mỗi hộ được cấp 15kg gạo/tháng, nhưng không đủ ăn. Dân bản mình không biết làm gì nên mọi người chỉ ở nhà vào mùa mưa, đợi sang mùa khô thì lại vào rừng sống, trẻ con cũng theo vào đó nên không được đi học”.

Những năm gần đây, nhờ chăm sóc và buôn bán các loại cây dược liệu như cây sâm, thảo quả,... mà người dân trong bản có điều kiện thay đổi cuộc sống. Nhà nào cũng có xe máy, bà con không còn bỏ nhà lên rừng ở nữa. Các ngôi nhà mới khang trang được dựng lên, trẻ con cũng được đến trường.

Nhận thức được tiềm năng thế mạnh của cây dược liệu ở địa phương, cấp uỷ và chính quyền xã Pa Vệ Sủ đã thực hiện “dân vận khéo” trong cuộc vận động xóa bỏ hủ tục, dần ổn định sinh kế cho người dân bằng cách phát triển cây dược liệu quý trên địa bàn. Riêng bản Sín Chải B có đến 46/53 hộ dân có vườn trồng sâm.

Có hàng trăm vườn ươm Sâm Lai Châu của các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
Có hàng trăm vườn ươm sâm Lai Châu của các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Bà Lý Mỹ Ly - Bí thư xã Pa Vệ Sủ chia sẻ: “Để phát triển và khai thác nguồn lợi từ lộc rừng, những năm gần đây, chúng tôi kết hợp cùng các trưởng bản và người có uy tín, hướng dẫn bà con trồng dược liệu, đặc biệt là cây sâm Lai Châu”.

Địa phương cũng đã đề xuất các cấp hỗ trợ cho một số hộ tiêu biểu đi học phát triển cây dược liệu ở những tỉnh khác, rồi về hướng dẫn cho toàn thể dân bản. Xã kêu gọi một số doanh nghiệp về đầu tư vườn sâm trên địa bàn, vận động họ thuê người địa phương làm lao động chăm sóc cho các vườn ươm và hỗ trợ cấp cây giống cho bà con.

“Đến nay, riêng địa bàn xã Pa Vệ Sủ có 5 doanh nghiệp đang đầu tư trồng sâm, với diện tích và quy mô lớn, mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn” - bà Lý Mỹ Ly chia sẻ thêm.

Mặc dù Pa Vệ Sủ vẫn còn là xã nghèo của huyện Mường Tè, nhưng nhiều hộ gia đình đã được xem là khá giả, thu nhập bình quân của các hộ dân nơi này khoảng 20 triệu đồng mỗi năm.

Cũng theo bà Ly, mấy năm nay, dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng, nhưng dược liệu của bà con vẫn được bao tiêu, đảm bảo thu nhập cho đời sống tối thiểu.

Loại dược liệu này được đánh giá có nguồn gen đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới.
Loại dược liệu này được đánh giá có nguồn gen đặc biệt quý hiếm không chỉ đối với Tây Bắc mà còn so với Việt Nam và thế giới.

Cơ hội phát triển sâm Lai Châu

Ông Dương Đình Đức - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu cho biết: “Cây sâm Lai Châu sẽ trở thành một trong những cây dược liệu chủ lực trong phát triển kinh tế, đồng thời là tạo sinh kế bền vững cho nhân dân. Tỉnh cũng đã triển khai đề tài, hình thành đề án phát triển nhóm cây dược liệu giai đoạn 2020 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030”.

Trong chương trình Hội chợ sâm Lai Châu đầu tháng 11.2022, Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải nỗ lực làm mọi cách để phát huy mạnh mẽ vai trò của cây Quốc bảo này. Điều đó có nghĩa, là giải quyết được việc làm cho nhiều người lao động, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu”.

Nhận thức được những giá trị mà cây sâm Lai Châu mang lại, hiện này khi chăm sóc cây dược liệu được ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ, góp phần hoàn thành các chương trình mục tiêu dài hạn, phát triển kinh tế cho nhân dân và địa phương.

 
Việc khuyến khích người dân trồng cây dược liệu được đẩy mạnh.

Theo Sở NN&PTNT Lai Châu, hiện tỉnh đang khuyến khích bà con kết hợp cùng các doanh nghiệp đầu tư phát triển và nhân rộng các nhóm cây dược liệu. Đồng thời, đơn vị đang hoạch định để tham mưu các chính sách, vốn hỗ trợ dài hạn hơn, nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế, ổn định biên giới.

Tỉnh Lai Châu hiện đang bảo tồn khoảng 1.200 cây sâm mẹ ngoài tự nhiên, gây trồng trên 1.600 cây mô hình và phát triển trồng khoảng gần 50 hecta.

Ngoài diện tích hơn 200 hộ dân tự thuần hóa sâm tự nhiên và nhân rộng; toàn tỉnh nay đã thu hút được gần 30 doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư mang lại cơ hội phát triển lớn cho cây sâm Lai Châu và người dân nơi đây.

Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Lộc rừng Tây Bắc: Thuần hóa dược liệu quý hiếm

Trần Trọng |

Sâm Lai Châu là loài cây có nguồn gen đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam mang lại giá trị lớn về dược liệu, đặc biệt chúng mang lại nguồn kinh tế đáng kể cho người dân ở vùng cao Tây Bắc.

Độc đáo món “mầm đá” trên rẻo cao Tây Bắc

Khánh Linh |

Sơn La - Từ một món ăn bình dị trong bữa cơm của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, món rêu “mầm đá” nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Hoa mận nở trắng núi rừng Tây Bắc

Trần Trọng |

Sơn La - Được biết đến là nơi có diện tích trồng mận lớn nhất Tây Bắc, huyện Mộc Châu thời điểm cuối năm được phủ trắng bởi màu hoa mận, khách du lịch từ khắp nơi kéo nhau về thưởng thức.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Lộc rừng Tây Bắc: Thuần hóa dược liệu quý hiếm

Trần Trọng |

Sâm Lai Châu là loài cây có nguồn gen đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam mang lại giá trị lớn về dược liệu, đặc biệt chúng mang lại nguồn kinh tế đáng kể cho người dân ở vùng cao Tây Bắc.

Độc đáo món “mầm đá” trên rẻo cao Tây Bắc

Khánh Linh |

Sơn La - Từ một món ăn bình dị trong bữa cơm của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, món rêu “mầm đá” nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Hoa mận nở trắng núi rừng Tây Bắc

Trần Trọng |

Sơn La - Được biết đến là nơi có diện tích trồng mận lớn nhất Tây Bắc, huyện Mộc Châu thời điểm cuối năm được phủ trắng bởi màu hoa mận, khách du lịch từ khắp nơi kéo nhau về thưởng thức.