Lộc rừng Tây Bắc: Thuần hóa dược liệu quý hiếm

Trần Trọng |

Sâm Lai Châu là loài cây có nguồn gen đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam mang lại giá trị lớn về dược liệu, đặc biệt chúng mang lại nguồn kinh tế đáng kể cho người dân ở vùng cao Tây Bắc.

Phát hiện “lộc rừng”

Vùng trồng sâm Lai Châu của xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè cách TP. Lai Châu khoảng 200km. Từ UBND xã lên đến bản Sín Chải B khoảng 15km, con đường dốc ngược ôm theo các sườn núi cheo leo chỉ toàn đất và đá. Bản làng này nằm ở độ cao trên 1.900m so với mực nước biển, đây là vùng đất cư trú của đồng bào người La Hủ.

Anh Pờ Và Hừ - Trưởng bản Sín Chải B - dẫn PV đi bộ vào sâu trong rừng già, phải mất hơn 1 giờ đồng hồ, mới đến được nơi ẩn chứa “lộc rừng”. Anh Hừ cho hay, mùa hè có nhiều người dưới xuôi lên đây tìm mua sâm rừng; mùa đông thì người ta lên để chinh phục đỉnh núi cao bên kia.

Sâm Lai Châu thuộc họ nhân sâm, mọc hoang dã dưới tán rừng nhiệt đới và ở các dãy núi cao trên 1.800 mét so với mực nước biển. Từ rất nhiều năm trước, người dân ở những vùng núi cao của Lai Châu đã phát hiện ra nó, cùng với cây thảo quả và một số loài thảo dược quý, họ thu hái để bán và đun nước uống hằng ngày.

Những củ sâm rừng cho giá trị rất cao về cả kinh tế và dược liệu.
Những củ sâm rừng cho giá trị rất cao về kinh tế và là dược liệu quý ở Tây Bắc.

Một từ khác mà người Lai Châu thường dùng cho loại nhân sâm quý hiếm này là ‘tam thất hoang", nhưng cái tên gọi khác dễ nhận biết hơn là ‘tam thất đen’. Nó có đặc điểm ngoại hình và thành phần dược lý gần giống với sâm Ngọc Linh.

“Khi tôi còn rất nhỏ đã cùng bố dân bản đi làm nương và thường đào được những củ sâm này. Nghe ông bà xưa nói nó là một vị thuốc dùng được cả rễ, củ, thân và lá, nên mọi người thường mang về ngâm rượu hoặc phơi khô đun nước uống quanh năm” – anh Pừ Và Hừ kể.

Khoảng 10 năm gần đây, người bên Trung Quốc mua củ sâm này với giá khoảng vài triệu mỗi cân. Những năm gần đây, giá trị của Sâm Lai Châu ngày một tăng, có khi lên đến vài chục triệu mỗi cân củ loại nhỏ nên việc khai thác mạnh khiến số lượng của chúng ngoài tự nhiên giảm đi đáng kể.

Từ đó, Trưởng bản Sín Chải B cùng gia đình đã nảy ra ý nghĩ ươm trồng giống cây quý hiếm này.

Vườn ươm Sâm Lai Châu.
Vườn ươm Sâm Lai Châu.

Mang dược liệu quý về vườn nhà

Mời PV bằng một cốc nước đun từ thảo quả lẫn lá sâm, rồi anh Hừ kể: “Năm 2016, giá củ sâm lên đến hàng chục triệu 1 cân, tôi bắt đầu nghĩ đến việc trồng thử ở vườn nhà. Thấy nó nảy mầm và sinh trưởng tốt, nên tôi đầu tư làm vườn ươm kiên cố. Năm 2017, tỉnh Lai Châu cho tôi cùng một số bà con đi học về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm này”.

Đây là loài cây mọc hoang dã, nên để thuần hóa trong vườn nhà cần kỹ thuật chăm sóc vừa đơn giản lại vừa mỉ mỉ, người trồng sâm cần kiên trì và nhiều công phu.

Đặc biệt, loài cây này không được bón phân hoá học hay phun bất kỳ loại thuốc gì. Một tuần phải kiểm tra gốc cây một lần, tránh để kiến và sâu bọ ăn mất hạt và cây giống, khoảng 3 đến 4 ngày tưới nước 1 lần.

Pờ Và Hừ là người đầu tiên của bản đưa củ sâm về ươm trồng. Vườn sâm nhà anh rộng khoảng 200 mét vuông, chủ yếu là Sâm Lai Châu, một phần là Lan Kim tuyến và Thất diệp nhất chi hoa. Vén dưới lớp lá khô, anh Hừ chỉ vào một mắt củ sâm nhỏ xíu nói, “mắt này bóng, tới tháng tư sẽ lên cây”.

Loại cây này cần chăm sóc tỉ mỉ và đặc biệt.
Loại cây này cần chăm sóc tỉ mỉ và đặc biệt.

Cây sâm càng nhiều tuổi thì càng được giá, từ năm thứ 7 trở ra là có thể bán củ. Tuy nhiên, những nhà vườn tại đây còn kinh doanh thêm bán cây giống, bán hạt giống, hay những củ sâm tìm được trên rừng cũng có gia đến vài chục triệu một cân. Từ đó, người dân trong bản có thêm thu nhập, cuộc sống ổn định hơn.

Riêng nhà anh Hừ, mỗi năm trừ hết chi phí, gia đình anh để ra được khoảng trên 50 triệu đồng. Đến năm 2019, anh đã làm được cho vợ con ngôi nhà gỗ mới khang trang và ấm cúng hơn.

Là người Trưởng bản và có uy tín đối với địa phương, anh không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật trồng sâm cho bà con để nhân rộng mô hình. Đến nay, bản Sín Chải B có 46 hộ dân có vườn trồng sâm và một số cây dược liệu, với diện tích mỗi vườn dao động từ 40 đến 100 mét vuông.

Hoạt động này vừa mang ý nghĩa bảo vệ loài Sâm Lai Châu, đồng thời đưa loại cây này trở thành một trong những cây dược liệu chủ lực trong phát triển kinh tế, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo món “mầm đá” trên rẻo cao Tây Bắc

Khánh Linh |

Sơn La - Từ một món ăn bình dị trong bữa cơm của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, món rêu “mầm đá” nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Hoa mận nở trắng núi rừng Tây Bắc

Trần Trọng |

Sơn La - Được biết đến là nơi có diện tích trồng mận lớn nhất Tây Bắc, huyện Mộc Châu thời điểm cuối năm được phủ trắng bởi màu hoa mận, khách du lịch từ khắp nơi kéo nhau về thưởng thức.

Tây Bắc trong mơ

Bài và ảnh PHONG LINH |

Là người yêu thích du lịch trải nghiệm nhưng do cách trở địa lý khiến chúng tôi từng nghĩ chinh phục Tây Bắc chỉ là chuyện trong mơ. Nào ngờ, giấc mơ ấy lại trở thành hiện thực...

Bắt giữ “trùm” ma túy có đội ngũ cảnh giới dày đặc ở Đà Nẵng

Khánh Ngọc |

Ngày 21.3, Công an quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng cho biết, vừa phát hiện và bắt quả tang 2 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, có đội ngũ cảnh giới dày đặc.

Dự báo diễn biến đợt nắng nóng gay gắt đầu tiên trong năm 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định từ ngày mai 22.3, Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ ghi nhận sự tăng nhiệt nhanh chóng. Đặc biệt, có khu vực đạt ngưỡng nắng nóng gay gắt ngay trong đợt nắng diện rộng đầu tiên của năm 2023.

Hiện trường vụ cháy ở Công ty Cổ phần One One miền Trung

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng đã khống chế được đám cháy tại Công ty Cổ phần One One miền Trung và đang thống kê thiệt hại, điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Khu đô thị Tropical City của FLC ở Hạ Long bị đề nghị thu hồi một phần

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Do nợ các khoản thuế khoảng 97 tỉ đồng, UBND TP.Hạ Long đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét thu hồi một phần diện tích Khu đô thị Tropical City Hạ Long của FLC tại phường Hà Khánh, TP.Hạ Long. Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đang rà soát tình hình thực hiện dự án này để tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh.

Vựa lúa gạo Châu Á bị đe dọa vì cạn kiệt nước ngầm

Thanh Hà |

Vựa lúa gạo của thế giới có thể có thể gặp nguy hiểm nếu các biện pháp canh tác bền vững hơn không được áp dụng do khai thác nước ngầm quá mức và biến đổi khí hậu khiến các phương pháp canh tác lâu đời trên khắp châu Á bị đe dọa.

Độc đáo món “mầm đá” trên rẻo cao Tây Bắc

Khánh Linh |

Sơn La - Từ một món ăn bình dị trong bữa cơm của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, món rêu “mầm đá” nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Hoa mận nở trắng núi rừng Tây Bắc

Trần Trọng |

Sơn La - Được biết đến là nơi có diện tích trồng mận lớn nhất Tây Bắc, huyện Mộc Châu thời điểm cuối năm được phủ trắng bởi màu hoa mận, khách du lịch từ khắp nơi kéo nhau về thưởng thức.

Tây Bắc trong mơ

Bài và ảnh PHONG LINH |

Là người yêu thích du lịch trải nghiệm nhưng do cách trở địa lý khiến chúng tôi từng nghĩ chinh phục Tây Bắc chỉ là chuyện trong mơ. Nào ngờ, giấc mơ ấy lại trở thành hiện thực...