Độc đáo món “mầm đá” trên rẻo cao Tây Bắc

Khánh Linh |

Sơn La - Từ một món ăn bình dị trong bữa cơm của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, món rêu “mầm đá” nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Rêu đá từ lâu đã trở thành món ăn gắn bó với đời sống ẩm thực của người dân vùng cao Tây Bắc. Món ăn này được gọi là “mầm đá” bởi chúng thường mọc trên những hòn đá nơi có dòng nước chảy qua.

Những ngày cuối năm, PV Báo Lao Động đã có dịp về huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Dọc 2 bên đường của Quốc lộ 37, đoạn qua xã Tường Phù, những nắm rêu được đóng thành từng bánh tròn bày bán cho khách qua đường và người dân các vùng lân cận.

Các lượt xe đi qua, hầu hết ai cũng dừng lại mua món đặc sản độc lạ này. Người ít thì vài ba nắm, người nhiều thì cả chục nắm. Với người con xa quê về nhà ăn Tết, rêu mang đậm hương vị tuổi thơ, vị quê hương mà mỗi khi đi xa không thể không nhớ về.

 
Rêu được bán dọc Quốc lộ 37, đoạn qua xã Tường Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Ảnh: Khánh Linh

Nhanh tay nắm những nắm rêu xanh ngắn, tròn đẹp mắt, chị Lường Thị Thuý, trú tại xã Tường Phù, huyện Phù Yên chia sẻ: “Rêu này phải đi lấy ở thượng nguồn những con suối, cách đây từ 40 - 80km. Mỗi lần đi lấy mất cả ngày đường vì còn phải đi sâu vào trong rừng và phải lấy ở những chỗ nước chảy sạch”.

Theo người phụ nữ dân tộc Thái này, thu hoạch rêu phải đi từ dưới lên, tránh làm đục nước, bẩn rêu. Sau khi thu hoạch, gỡ bỏ hết lá khô và tạp chất bám trên đó, người dân thường dùng chày gỗ hoặc chuôi dao đẻ đập rêu nhiều lần trên tảng đá to, sạch hoặc mặt thớt cứng. Tiếp đến, rêu được “giặt” sạch sẽ trong những chậu nước lớn, đến khi sạch thì nắm từng nắm tròn như chiếc bánh.

Mỗi bánh rêu có trọng lượng khoảng 800g, được người dân nơi đây bán với giá 10.000 đồng/bánh.

 
Những cọng rêu xanh ngắt, mọc trên đá nên thường được gọi là “mầm đá” vùng Tây Bắc.

“Cũng chẳng biết rêu xuất hiện trong bữa ăn của người Thái từ bao giờ, chỉ biết rằng trước đây người dân địa phương hái rêu suối về ăn, làm món rau trong bữa cơm gia đình. Dần dần khi món ăn này được người dưới xuôi biết đến nhiều hơn và họ ưa chuộng thì người ta lại thu hoạch rêu mang ra chợ bán.

Rêu thường mọc ở các khu vực suối mát vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tôi đã đi lấy rêu bán được 3-4 năm nay, ngày nào nhiều nhất cũng lấy được 90 nắm. Trung bình mỗi ngày thu nhập cũng được 300.000-400.000 đồng” - chị Thuý tâm sự.

 
Rất nhiều người dừng xe lại để mua những bánh rêu về chế biến món ăn hoặc làm quà.

Anh Cầm Văn Thanh - dân tộc Thái, trú tại xã Gia Phù, huyện Phù Yên cho biết: “Rêu mua về sau khi làm sạch lại lần nữa thì có thể chế biến thành nhiều món ăn như canh rêu, rêu nướng, rêu xào hành tỏi, nộm rêu. Mỗi món đều có vị ngon riêng và mang đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

Rêu cũng được nhiều gia đình nấu vào dịp Tết, khi con cháu về quây quần đông đủ, cùng thưởng thức món rêu truyền thống.

 
Rêu được nặn thành những bánh hình tròn, đẹp mắt.

Theo kinh nghiệm của người dân Tây Bắc, rêu có nhiều tác dụng như giúp hoạt huyết, giải độc, thanh nhiệt, chống cao huyết áp. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rêu chống được ngã nước, mụn nhọt, sốt rét, phong hàn. Người đi rừng khi uống nước mưa nước suối, ăn rêu sống hoặc rêu nướng sẽ chịu được cái lạnh.

Rêu chủ yếu là chất xơ còn có tác dụng giảm mỡ máu và là các món ăn tốt cho những ai muốn ăn kiêng. Không chỉ riêng người Thái, mà bà con các dân tộc Mường, Tày, Nùng, Mông ở Tây Bắc cũng rất ưa chuộng món rêu và chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Chuyện về thầy giáo quân hàm xanh nơi cuối trời biên cương Tây Bắc

Khánh Linh |

Sơn La - Mỗi buổi tối, nơi biên cương trên đại ngàn Tây Bắc lại vang lên những tiếng ê a học bài trong lớp học của thầy giáo quân hàm xanh Hờ A Thành.

Ấn tượng Tây Bắc năm 2022 qua 10 sự kiện nổi bật

Long Nguyễn - An Trịnh |

10 sự kiện nổi bật năm 2022 tại khu vực Tây Bắc bộ.

Hoa mận nở trắng núi rừng Tây Bắc

Trần Trọng |

Sơn La - Được biết đến là nơi có diện tích trồng mận lớn nhất Tây Bắc, huyện Mộc Châu thời điểm cuối năm được phủ trắng bởi màu hoa mận, khách du lịch từ khắp nơi kéo nhau về thưởng thức.

Công an xã học tiếng dân tộc, miệt mài bám bản nơi rẻo cao

Khánh Linh |

Sơn La - Vượt qua những khó khăn, các chiến sĩ công an xã chính quy vẫn âm thầm bám bản để giữ cuộc sống bình yên cho người dân nơi rẻo cao Tây Bắc.

Các trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ vắng vẻ sau kỳ nghỉ Tết

Thành Nhân |

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý mão 2023, các trung tâm đăng kiểmCần Thơ hoạt động trở lại nhưng không có cảnh hàng dài ngồi đợi và cảnh ùn ứ tại các trung tâm đăng kiểm.

Diện mạo bất ngờ vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh sau khi cải tạo

MINH HÀ - VIỆT DŨNG |

Cùng với việc lát đá tự nhiên, vỉa hè phố Nguyễn Chí Thanh được trồng đồng bộ cây xanh, vườn hoa, hệ thống chiếu sáng. Đặc biệt, nhiều ghế đá đã được bố trí dưới những tán cây hoa sữa để người dân nghỉ ngơi, thư giãn khiến nhiều người thích thú.

Hết cảnh xếp hàng dài mua vàng ngày vía thần tài

Hải Anh |

Hà Nội - Cảnh tượng dòng người xếp hàng dài chờ mua vàng vào sáng tinh mơ ở các phố vàng như Trần Nhân Tông, Cầu Giấy đã không còn như mọi năm vào ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng.

Lễ hội Xuân Quý Mão 2023: Dừng tổ chức nếu có hiện tượng tiêu cực

Hải Minh |

Lễ hội Xuân Quý Mão được dự đoán thu hút một lượng lớn người tham dự sau thời gian dài hoạt động cầm chừng do dịch bệnh COVID-19.

Chuyện về thầy giáo quân hàm xanh nơi cuối trời biên cương Tây Bắc

Khánh Linh |

Sơn La - Mỗi buổi tối, nơi biên cương trên đại ngàn Tây Bắc lại vang lên những tiếng ê a học bài trong lớp học của thầy giáo quân hàm xanh Hờ A Thành.

Ấn tượng Tây Bắc năm 2022 qua 10 sự kiện nổi bật

Long Nguyễn - An Trịnh |

10 sự kiện nổi bật năm 2022 tại khu vực Tây Bắc bộ.

Hoa mận nở trắng núi rừng Tây Bắc

Trần Trọng |

Sơn La - Được biết đến là nơi có diện tích trồng mận lớn nhất Tây Bắc, huyện Mộc Châu thời điểm cuối năm được phủ trắng bởi màu hoa mận, khách du lịch từ khắp nơi kéo nhau về thưởng thức.