Làm giàu nhờ trồng rừng bằng cây bản địa

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Thời gian qua, việc xã hội hóa trồng rừng bằng cây bản địa giúp tỉnh Quảng Bình phủ xanh được nhiều đồi trọc, người dân giàu lên nhờ chính nơi mình sinh sống.

Tại huyện Tuyên Hóa, đây là địa phương có diện tích rừng lâm nghiệp trên 94.000 ha. Nhận thấy sự nguy cấp của việc mất rừng, chính quyền địa phương đã vận động người dân trồng cây bản địa từ năm 2021 đến nay.

Là người được nhận trồng 8.500 cây bản địa với diện tích 7ha, ông Trương Quang Thiết (ở xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa) chia sẻ, nhờ rừng, mỗi năm gia đình ông có thu nhập khoảng 250 triệu đồng.

Giải thích cụ thể số tiền kiếm được, ông Thiết kể, kinh nghiệm gần 20 năm làm giàu từ rừng đã giúp ông biết cách trồng xen kẽ cây dược liệu và cây gỗ lớn, cây bản địa. Đến nay, với 32ha rừng, cây bản địa ông trồng chủ yếu là Huỷnh, đây là giống cây lâu năm, được người nông dân này trồng xen kẽ với các cây dược liệu như: thiên niên kiện, ba kích tím, khôi tía… Các dòng cây dược liệu thu hoạch ngắn ngày, nằm dưới tán của cây bản địa, đây là điều kiện thích hợp để các loài này phát triển.

Nhiều người dân tỉnh Quảng Bình giàu lên nhờ trồng cây bản địa. Ảnh: Công Thanh.
Huyện Tuyên Hoá là một trong những địa phương có hộ gia đình trồng rừng từ cây bản địa chiếm diện tích lớn của tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Công Thanh.

Ông Phạm Anh Minh - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuyên Hóa - thông tin, sau 3 năm thực hiện dự án “Trồng rừng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh”, huyện đã trồng được 233ha rừng cây bản địa.

Điều đáng mừng, diện tích rừng được mở rộng được người dân chủ động trồng bằng cây bản địa, đồng thời trồng cây dược liệu dưới tán rừng nhằm lấy ngắn nuôi dài. Việc này giúp người dân đảm bảo được thu nhập trong thời gian chăm sóc cây gỗ lâu năm và cây bản địa.

Với tỉnh Quảng Bình, mục tiêu đến năm 2025, địa phương sẽ trồng 100.000ha rừng trồng nguyên liệu, 16.200ha rừng gỗ lớn và cây bản địa nhằm phục hồi rừng đầu nguồn.

Tỉnh đã có những chương trình, dự án giúp rừng phát triển bền vững. Đơn cử, chương trình xã hội hóa nguồn lực phụ hồi rừng đầu nguồn tại huyện Tuyên Hóa, cùng với đó chương trình “Góp một cây để có rừng” năm 2024 cũng giúp độ phủ xanh đồi trọc tại đây ngày càng lớn.

Trước mắt, tỉnh Quảng Bình huy động người dân mở rộng diện tích trồng rừng.

Bên cạnh đó, hướng dẫn người dân lồng ghép các loài cây lâu năm trồng với cây đa mục tiêu, ngắn ngày nhằm giúp người dân có thu nhập ổn định và lâu dài.

Ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn nhận, việc nâng cao chất lượng rừng là điều cần thiết.

Mở đường hỗ trợ cho người dân thực hiện trồng cây này chính là chương trình “Góp một cây để có rừng” của Công ty TNHH Xã hội Trồng và Phục hồi Rừng Việt Nam (VARS), khi đặt mục tiêu mở rộng thêm 200ha rừng, tại Quảng Bình và Quảng Trị.

Tính đến tháng 3.2024, VARS đã hoàn thành việc trồng rừng trên hơn 500ha, tương đương với hơn 650.000 cây giống bản địa như Lim, Dổi, Huỷnh, Vàng Tim, Re, Lát, Xoan. Trong năm thứ 4 của chương trình “Góp một cây để có rừng”, VARS đặt mục tiêu mở rộng thêm 200ha rừng tại Quảng Bình và Quảng Trị.

CÔNG SÁNG
TIN LIÊN QUAN

Mong sớm trồng rừng thay thế hàng chục héc ta rừng ngập mặn bị chết rụi

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Hàng chục héc ta rừng ngập mặn ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) bỗng nhiên bị chết rụi đã 2 năm nay vẫn chưa có kết luận nguyên nhân và chưa biết đến bao giờ sẽ trồng rừng thay thế.

Nhiều lợi ích từ việc trồng rừng theo chứng chỉ quốc tế

PHAN TUẤN |

Đắk Lắk - Việc trồng rừng theo chứng chỉ quốc tế đã giúp cho các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam có mặt tại thị trường các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản... với giá thành cao. Đáng phấn khởi hơn nữa, giải pháp trồng rừng này đã mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho người dân, doanh nghiệp... tham gia trồng rừng.

Đắk Lắk trồng rừng theo tín chỉ quốc tế

PHAN TUẤN |

Hiện nay, nhiều nông hộ, doanh nghiệp ở Đắk Lắk đang triển khai trồng rừng theo chứng chỉ quốc tế. Hoạt động này đã và đang góp phần nâng cao giá trị lâm nghiệp, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững.

Thế lực nào đang thao túng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội?

Nhóm PV |

Như Lao Động đã đưa tin, dù có quyết định của Thủ tướng, văn bản đôn đốc của các bộ, ngành nhưng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn không thành lập Hội đồng trường. Nhiều nhà đầu tư cho rằng có một nhóm thế lực đang thao túng trường.

Điều tra một công nhân tử vong tại dự án đường kết nối sân bay Long Thành

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Ngày 16.4, Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc nghi tai nạn lao động xảy ra tại công trường xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Long Thành (huyện Long Thành) khiến một công nhân tử vong.

Cận cảnh tuyến cao tốc 11.024 tỉ đồng ở Lạng Sơn sẽ hoàn thiện vào năm 2026

Vĩnh Hoàng - Anh Huy |

Dự án Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) có tổng mức đầu tư 11.024 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước gần 5.500 tỉ đồng. Tuyến cao tốc này sẽ được hoàn thiện vào năm 2026.

Vào công trường khoan núi vá hầm đường sắt Bãi Gió

Hữu Long - Hoài Luân |

Khánh Hòa - Nhận định địa chất xung quanh hầm đường sắt Bãi Gió phức tạp nên lực lượng chức năng quyết định khoan núi, đổ bêtông từ trên xuống để gia cố vỏ hầm. Nếu thành công, ngành đường sắt sẽ thông tuyến Bắc-Nam trong vài ngày tới.

Vợ chồng Tổng thống Mỹ công khai thu nhập

Khánh Minh |

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden công bố hồ sơ thuế năm 2023, tiếp nối truyền thống công khai thu nhập - vốn tạm gián đoạn dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump.

Mong sớm trồng rừng thay thế hàng chục héc ta rừng ngập mặn bị chết rụi

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Hàng chục héc ta rừng ngập mặn ở xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) bỗng nhiên bị chết rụi đã 2 năm nay vẫn chưa có kết luận nguyên nhân và chưa biết đến bao giờ sẽ trồng rừng thay thế.

Nhiều lợi ích từ việc trồng rừng theo chứng chỉ quốc tế

PHAN TUẤN |

Đắk Lắk - Việc trồng rừng theo chứng chỉ quốc tế đã giúp cho các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam có mặt tại thị trường các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản... với giá thành cao. Đáng phấn khởi hơn nữa, giải pháp trồng rừng này đã mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho người dân, doanh nghiệp... tham gia trồng rừng.

Đắk Lắk trồng rừng theo tín chỉ quốc tế

PHAN TUẤN |

Hiện nay, nhiều nông hộ, doanh nghiệp ở Đắk Lắk đang triển khai trồng rừng theo chứng chỉ quốc tế. Hoạt động này đã và đang góp phần nâng cao giá trị lâm nghiệp, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững.