Đắk Lắk trồng rừng theo tín chỉ quốc tế

PHAN TUẤN |

Hiện nay, nhiều nông hộ, doanh nghiệp ở Đắk Lắk đang triển khai trồng rừng theo chứng chỉ quốc tế. Hoạt động này đã và đang góp phần nâng cao giá trị lâm nghiệp, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững.

Gia tăng lợi ích kinh tế từ trồng rừng

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, đến nay, toàn tỉnh hơn 497.235ha diện tích đất có rừng. Trong đó, rừng tự nhiên gần 411.931ha; rừng trồng 85.304ha; tỉ lệ che phủ rừng đạt 38,04%.

Trước đây, việc cấp chứng chỉ rừng khó triển khai do chi phí lớn, không có ngân sách để thuê các đơn vị tư vấn đánh giá, cấp chứng chỉ. Gần đây, với sự tham gia của doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ Cục Lâm nghiệp nên đã có hơn 5.500ha rừng của các nhóm hộ trên địa bàn tỉnh được cấp chứng nhận.

Điều đáng nói, rừng trồng có chứng nhận sẽ tăng giá trị kinh tế rừng, bảo đảm các giá trị về bảo vệ môi trường và lợi ích xã hội. Quan trọng nhất là hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.

Đơn cử như Công ty TNHH Hoàng Đại Vương đang xây dựng nhà máy tại huyện Krông Búk, công suất 150.000 tấn sản phẩm viên nén/năm. Hiện công ty đang liên kết với hơn 1.000 hộ dân ở các xã: Ea Riêng, Ea H'mlay, Cư M’ta (huyện M’Drắk) trồng rừng có chứng nhận, tổng diện tích 3.361ha.

Mặt khác, Công ty TNHH Hoàng Đại Vương cũng đang liên kết với người dân và các công ty lâm nghiệp để mở rộng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng chất lượng cao thêm 4.000 – 5.000ha tại các huyện Lắk, Krông Bông, Ea H’leo và Krông Năng.

Công ty TNHH Hoàng Đại Vương sẽ tự bỏ chi phí thuê đánh giá, cấp chứng chỉ. Điều đáng phấn khởi nhất là công ty sẽ hỗ trợ thu mua gỗ rừng trồng cho người dân với giá cao hơn thị trường trung bình 3 – 5%.

Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, với diện tích hơn 85.000ha, tiềm năng phát triển rừng trồng của tỉnh còn rất lớn. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng… có chuyên môn, kỹ thuật, nhưng thiếu nguồn lực để triển khai.

Ngoài ra, thời gian trồng rừng dài, cộng thêm áp lực về nhu cầu kinh tế, rủi ro về thiên tai, thị trường nên nhiều người dân chưa mạnh dạn trồng rừng gỗ lớn, rừng có chứng chỉ. Bên cạnh đó, một số người dân còn mơ hồ về chứng chỉ rừng, còn lo ngại về đầu ra của gỗ rừng trồng và ràng buộc với đơn vị liên kết.

Tạo điều kiện trồng rừng theo tín chỉ

Hiện nay, chủ trương của tỉnh Đắk Lắk là tạo điều kiện để các doanh nghiệp phối hợp với địa phương, chủ rừng và người dân để gia tăng diện tích rừng được cấp chứng chỉ.

Khi doanh nghiệp liên kết với người dân trồng rừng theo chứng chỉ thì tỉnh khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp cây giống mới, giống chất lượng cao để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng và bảo đảm năng suất phải cao hơn 20 m3/ha/năm.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk Nguyễn Quốc Hưng, để phát triển mạnh rừng trồng có chứng nhận thì phải có sự tham gia đồng bộ của bốn nhà trong tất cả các khâu.

Trong đó, tiếp tục thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển rừng trên địa bàn nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ thông thường, cần có chương trình tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, chủ rừng phát triển rừng trồng gỗ lớn.

Về phía người trồng rừng, cần thay đổi tư duy, cách làm, tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy định của chứng nhận nhằm sản xuất, kinh doanh rừng trồng hiệu quả.

PHAN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Gần 1.000 ha đất rừng liên doanh trồng rừng sai quy định ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Từ năm 2016 đến 2020, tại tỉnh Quảng Trị có gần 1.000 ha đất được trồng rừng sản xuất theo dạng liên doanh giữa chủ rừng và doanh nghiệp sai quy định. ​​​​​Ngày 13.3, UBND tỉnh Quảng Trị xác nhận, đã giao các đơn vị liên quan tham mưu việc chấm dứt các hợp đồng liên doanh sai quy định này.​​​​

Kiểm toán Nhà nước: Trồng rừng thay thế, có tiền... nhưng thiếu đất

Phạm Dung |

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2020-2022 có số dư cuối kỳ 517,979 tỉ đồng. Trong đó, số thu tiền trồng rừng thay thế đã quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày chủ dự án nộp tiền nhưng địa phương không bố trí được hoặc chưa bố trí đủ diện tích đất trồng rừng thay thế là 275,318 tỉ đồng...

Ca nhiễm cúm A/H5N1 đầu tiên ở Khánh Hòa đã tử vong

Phương Linh |

Khánh Hòa - Trường hợp đầu tiên ghi nhận dương tính với cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa vừa tử vong sau 12 ngày khởi phát bệnh.

Tôi từng chạy show liên miên, đến mức không còn sức đếm tiền

NHÓM PV |

Phương Thảo là ca sĩ trẻ nhất được phong tặng danh hiệu NSND trong đợt trao tặng lần thứ 10 vừa diễn ra ngày 6.3 vừa qua. Cô có buổi trò chuyện về nghề, về cuộc sống với "Cà phê chiều thứ 7" của báo Lao Động.

Tổng cục Thuế cảnh báo lừa đảo trong tháng cao điểm quyết toán thuế

TRÍ MINH |

Ngày 23.3, Tổng cục Thuế phát đi những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ, cơ quan thuế để lừa đảo trong tháng cao điểm quyết toán thuế.

Taxi mất lái đâm 2 người trọng thương ở Long Biên, Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Xe taxi đâm trực diện vào một đôi nam nữ đi xe máy đang dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Ngô Gia Tự - Đặng Vũ Hỷ khiến hai người này bị thương nặng.

Đưa du thuyền lớn nhất cả nước vào khai thác thí điểm trên vịnh Bái Tử Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Lần đầu tiên, du khách sẽ được tham quan, nghỉ đêm trên vịnh Bái Tử Long – vịnh đẹp không kém gì vịnh Hạ Long – vào mùa hè này. 1 trong cặp du thuyền lớn nhất hiện nay trên cả nước, với tổng vốn đầu tư hơn 35 triệu USD, sẽ được đưa vào thí điểm trên tuyến du lịch mới này.

Hiện trạng dòng sông Nhuệ tại Hà Nội trước khi được hồi sinh

Nhật Minh |

Nhiều năm nay, dòng sông Nhuệ chảy qua địa bàn Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng, nước sông đen kịt và ảnh hưởng tới cuộc sống người dân xung quanh.

Gần 1.000 ha đất rừng liên doanh trồng rừng sai quy định ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Từ năm 2016 đến 2020, tại tỉnh Quảng Trị có gần 1.000 ha đất được trồng rừng sản xuất theo dạng liên doanh giữa chủ rừng và doanh nghiệp sai quy định. ​​​​​Ngày 13.3, UBND tỉnh Quảng Trị xác nhận, đã giao các đơn vị liên quan tham mưu việc chấm dứt các hợp đồng liên doanh sai quy định này.​​​​

Kiểm toán Nhà nước: Trồng rừng thay thế, có tiền... nhưng thiếu đất

Phạm Dung |

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2020-2022 có số dư cuối kỳ 517,979 tỉ đồng. Trong đó, số thu tiền trồng rừng thay thế đã quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày chủ dự án nộp tiền nhưng địa phương không bố trí được hoặc chưa bố trí đủ diện tích đất trồng rừng thay thế là 275,318 tỉ đồng...