Đằng sau sự chống đối của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Nhóm PV |

Trong quá trình tìm hiểu, phản ánh Trường Đại học kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (sau đây gọi tắt là trường) chây ỳ không thành lập Hội đồng trường, Báo Lao Động nhận được nhiều đơn phản ánh của nhà đầu tư. Các lá đơn này hé mở nguyên nhân vì sao trường cố tình không lập Hội đồng trường.

Nhà đầu tư bức xúc

Gửi đơn phản ánh đến Báo Lao Động, ông Lại Việt Hùng – Ủy viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban liên lạc các nhà đầu tư, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết những khuất tất đã và đang diễn ra tại ngôi trường này.

Nội dung đơn tố cáo của ông Hùng cho biết, năm 1994, một số nhà giáo tâm huyết ở Hà Nội đã đứng ra góp vốn thành lập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội với mong muốn phát triển giáo dục nước nhà.

Trường được Bộ GDĐT công nhận Hội đồng sáng lập gồm 21 thành viên, do GS Trần Phương làm chủ tịch.

Trước khi có quyết định 671/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sang mô hình trường tư thục vào ngày 3.6.2019, trường hoạt động theo phương thức không vì lợi nhuận, các cổ đông chỉ hưởng lợi tức cổ phần bằng lãi suất tiền tiết kiệm gửi ngân hàng.

Ông Hùng cùng các nhà đầu tư trường đều trông đợi, sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi từ mô hình dân lập sang tư thục, Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sẽ nhanh chóng tiến hành các bước chuyển đổi cần thiết theo Nghị định 99/2019/NĐ-CP để ổn định hoạt động, quyền lợi của những nhà đầu tư.

Nhưng đến nay, bất chấp nhiều lần Bộ GDĐT có văn bản "nhắc nhở", những người điều hành ở trường này đã cố tình phớt lờ không thực hiện mà cố tình duy trì cơ chế cũ, khiến những nhà đầu tư bức xúc.

Chậm chuyển đổi vì “lợi ích nhóm”?

TS Nguyễn Kim Sơn - nguyên Trợ lý hiệu trưởng, nguyên Chánh Văn phòng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, việc chậm trễ thành lập Hội đồng trường theo quyết định của Thủ tướng là có chủ đích của một nhóm người.

Bằng chứng là nhà trường nhận được Quyết định 671/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 7.6.2019 nhưng đã ỉm đi.

Gần một năm sau thì sự việc bị bại lộ. Lúc này, Ban giám hiệu mới đưa ra thông báo và thảo luận trong cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 9.5.2020.

Mất gần 5 tháng tranh cãi, các nhà đầu tư mới tổ chức được Hội nghị trù bị nhà đầu tư (từ ngày 19 đến 20.10.2020), thông qua được những nội dung cơ bản để chuẩn bị hội nghị bầu Hội đồng trường.

GS Trần Phương khi đó còn đủ tỉnh táo đã đánh giá cao kết quả hội nghị và nhất trí tổ chức hội nghị chính thức vào đầu tháng 11.2020.

Hình ảnh tại Hội nghị trù bị các nhà đầu tư, tổ chức ngày 29 và 20.10.2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hình ảnh tại Hội nghị trù bị các nhà đầu tư, tổ chức ngày 29 và 20.10.2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tuy nhiên, vài ngày sau, các thành viên bất ngờ nhận được văn bản hủy bỏ kết quả Hội nghị trù bị của các nhà đầu tư. Văn bản do GS Trần Phương ký.

Theo một số nhà đầu tư, "nguyên nhân sâu xa của việc này là do Giáo sư Trần Phương đã đột quỵ, chữ ký và con dấu khắc khô của Giáo sư Trần Phương do gia đình giữ tại nhà đã được dùng để đóng vào văn bản.

Ông Lại Việt Hùng cho rằng, sự thiếu minh bạch của Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trong suốt những năm qua đã gây thiệt hại lớn đến các cổ đông sáng lập và đó là lý do mà các cổ đông đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để trả lại quyền lợi hợp pháp của mình.

"Gần 1.000 nhà đầu tư chúng tôi đã chịu đựng tình trạng lũng đoạn của nhóm lợi ích này hơn 4 năm qua" - ông Hùng nói.

Không thành lập Hội đồng trường vì đa số nhà sáng lập đã... qua đời

Trao đổi với Lao Động về những vướng mắc trong việc thành lập Hội đồng trường, một lãnh đạo Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, hiện nay, 21 nhà đầu tư (theo quyết định của Bộ GDĐT) mất gần hết, khoảng 2/3.

"Hiện nay, không có ai đứng ra thành lập trường. Thầy Phương lại đang ốm. Hội đồng trường đến nay vẫn chưa thể thành lập" - vị này cho biết, trường đã mời đoàn luật sư, xây dựng phương án thành lập Hội đồng trường, song đã hơn 1 năm qua, vẫn chưa thể làm được.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trây ỳ, không thành lập Hội đồng trường

Nhóm PV |

Bất chấp quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản đốc thúc của Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), nhiều năm qua, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn trây ỳ, không thành lập Hội đồng trường theo đúng định.

Điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy của trường đại học top đầu

Vân Trang |

Hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2024.

Công nhân mong có thưởng lễ để bớt trăn trở "gác bằng đại học"

NHÓM PV |

Sau những biến cố trong cuộc sống, anh Nguyễn Văn Thêm (1971, Hậu Giang) chấp nhận gác tấm bằng đại học để làm công nhân môi trường. Song, với thu nhập bấp bênh và gần 3 năm nay công ty không có phụ cấp, thưởng lễ, vợ chồng anh Thêm mong muốn công ty sớm khởi sắc để đỡ cảnh thắt chặt chi tiêu.

Doanh nghiệp thủy sản đầu tiên báo lỗ Quý I

Minh Ánh - Duy Anh |

Liên tiếp trải qua những năm khó khăn, bước sang quý I/2024, Thủy sản Mekong tiếp tục báo lỗ với hoạt động kinh doanh ảm đạm.

Góc pháp lý vụ thanh niên bị cho là cướp taxi ở Hà Nội sau xô xát vì tài xế đi đường không đúng ý

Việt Dũng |

Việc Hoàng Khương Duy hành hung tài xế taxi do mâu thuẫn từ việc đi không đúng ý mình, rồi lái chiếc ôtô khỏi hiện trường, dưới góc pháp lý, các luật sư cho rằng, cơ quan chức năng cần làm rõ thanh niên này có hay không hành vi chiếm đoạt tài sản.

Luật sư của cựu Chủ tịch Vimedimex nộp hơn 80 bộ tài liệu, chứng cứ

Việt Dũng |

Trước phiên tòa mở lại hôm nay (17.4), luật sư của cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn dược phẩm Vimedimex - Nguyễn Thị Loan đã nộp nhiều tài liệu được cho là liên quan đến vụ án.

Cập nhật giá vàng sáng 17.4: Đột ngột bật tăng, hướng về đỉnh kỷ lục

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng sáng 17.4: Tính đến 2h30, giá vàng SJC trong nước ở ngưỡng 81,7 - 83,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); giá vàng nhẫn quanh ngưỡng 75,1-77 triệu đồng/lượng chiều mua vào - bán ra. Giá vàng thế giới tăng mạnh, áp sát đỉnh 2.400 USD/ounce.

Lý do nhiều học sinh không mặn mà với kỳ thi tốt nghiệp THPT

Trần Hạnh |

Hiện nay, nhiều học sinh không mặn mà với kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi các em có nhiều phương án tiến tới cánh cửa đại học mình mong ước.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trây ỳ, không thành lập Hội đồng trường

Nhóm PV |

Bất chấp quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản đốc thúc của Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), nhiều năm qua, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn trây ỳ, không thành lập Hội đồng trường theo đúng định.

Điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy của trường đại học top đầu

Vân Trang |

Hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2024.

Công nhân mong có thưởng lễ để bớt trăn trở "gác bằng đại học"

NHÓM PV |

Sau những biến cố trong cuộc sống, anh Nguyễn Văn Thêm (1971, Hậu Giang) chấp nhận gác tấm bằng đại học để làm công nhân môi trường. Song, với thu nhập bấp bênh và gần 3 năm nay công ty không có phụ cấp, thưởng lễ, vợ chồng anh Thêm mong muốn công ty sớm khởi sắc để đỡ cảnh thắt chặt chi tiêu.