Thế lực nào đang thao túng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội?

Nhóm PV |

Như Lao Động đã đưa tin, dù có quyết định của Thủ tướng, văn bản đôn đốc của các bộ, ngành nhưng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn không thành lập Hội đồng trường. Nhiều nhà đầu tư cho rằng có một nhóm thế lực đang thao túng trường.

Nhiều năm không thấy hiệu trưởng nhưng lại thấy chữ ký

Theo công bố của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Hiệu trưởng nhà trường hiện nay vẫn là GS Trần Phương.

Tuy nhiên, phản ánh tới báo Lao Động, các nhà đầu tư cho rằng, nhiều năm nay, GS Trần Phương đã không thể trực tiếp điều hành mọi hoạt động của trường do sức khỏe yếu.

Theo điều lệ trường đại học mà Thủ tướng Chính phủ ra quyết định ban hành năm 2014 thì độ tuổi của hiệu trưởng trường đại học tư thục không được quá 75 tuổi đối với nam và 70 tuổi với nữ. Như vậy, GS Trần Phương hiện không đủ tiêu chuẩn điều kiện để làm Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Cũng theo thông tin của nhiều nhà đầu tư, từ năm 2017 (thời điểm GS Trần Phương bắt đầu lâm bệnh và dần không trực tiếp lãnh đạo trường) đến nay, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

Một nhà đầu tư cho rằng, chức danh hiệu trưởng hiện nay chỉ còn trên danh nghĩa, nhưng chữ ký khắc gỗ của ông Phương vẫn được dùng để cấp bằng tốt nghiệp cho người học. Mỗi năm có trên 5.000 người cả cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp.

Đáng nói, con dấu trên khắc chữ ký khô của GS Trần Phương không phải do đơn vị chức năng (văn phòng của trường) quản lý theo quy định mà do con gái của GS Trần Phương (tên là Uyên) giữ tại tư gia.

Mỗi lần cần có chữ ký của GS Trần Phương là nhà trường phải cử người đưa văn bản, hồ sơ đến nhà riêng của GS Trần Phương gặp bà Uyên để được đóng dấu chữ ký vào.

Dấu hiệu thao túng quyền lực?

Trong đơn tố cáo của ông Lại Việt Hùng gửi đến Báo Lao Động còn đề cập đến việc, ông Nguyễn Công Nghiệp - Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vi phạm pháp luật khi cố ý sử dụng chữ ký (chữ ký đóng dấu) của GS Trần Phương để điều hành gần hết hoạt động của trường, chi tiêu tài chính, vi phạm Luật Kế toán Tài chính và quy chế tài chính của trường. Doanh thu hằng năm đạt từ 350 – 400 tỉ đồng từ nguồn tiền học phí.

Về vấn đề này, Báo Lao Động đã liên hệ làm việc với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ, song vẫn chưa nhận được phản hồi.

Về phía Bộ GDĐT, ngày 25.3.2024, Thanh tra Bộ đã có văn bản gửi Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đề nghị trường báo cáo Bộ về một số nội dung như: Hiện GS Trần Phương có điều hành công việc hàng ngày của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội với chức vụ hiệu trưởng theo quy định của pháp luật hay không? Báo cáo toàn bộ nội dung về việc sử dụng dấu chữ ký của GS Trần Phương,...Thời hạn báo cáo là ngày 30.3.2024.

Giữa lúc sự việc chưa ngã ngũ, chữ kí của GS Trần Phương vẫn xuất hiện trên nhiều văn bản điều hành, chỉ đạo của trường.

Văn bản có chữ kí
Văn bản có chữ kí của GS Trần Phương. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đơn cử như văn bản "Chỉ đạo của hiệu trưởng về việc trình ký văn bản, tài liệu, hồ sơ công việc" ngày 18.3.2024, yêu cầu tất cả văn bản trình xin ý kiến hiệu trưởng/chủ tịch hội đồng trường phải có chữ ký nháy của ông Nghiệp. Văn bản này được ký bằng chữ ký "khô" của GS Trần Phương.

Theo một nhà đầu tư, việc sử dụng chữ ký khô của GS Trần Phương đã giúp một số người thao túng mọi hoạt động của nhà trường. Điều đáng lo ngại, đây là mối đe dọa mất vị trí công tác, việc làm với cán bộ, giảng viên của trường, buộc họ phải tuân thủ ý muốn của nhóm lợi ích sở hữu chữ ký khô.

Chính vì lí do này, nhà đầu tư khẩn thiết kiến nghị Bộ GDĐT với chức năng quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo, chỉ đạo đưa Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vượt qua khủng hoảng.

"Tôi đề nghị hủy bỏ ngay việc sử dụng con dấu của GS Trần Phương và thu hồi, hủy, đình chỉ các văn bản, tổ chức hoạt động sai trái tại trường. Bộ GDĐT cần trực tiếp chỉ đạo trường thực hiện Quyết định 671 của Thủ tướng Chính phủ, sớm bầu được Hội đồng trường" - một nhà đầu tư đề nghị.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Đằng sau sự chống đối của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Nhóm PV |

Trong quá trình tìm hiểu, phản ánh Trường Đại học kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (sau đây gọi tắt là trường) chây ỳ không thành lập Hội đồng trường, Báo Lao Động nhận được nhiều đơn phản ánh của nhà đầu tư. Các lá đơn này hé mở nguyên nhân vì sao trường cố tình không lập Hội đồng trường.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trây ỳ, không thành lập Hội đồng trường

Nhóm PV |

Bất chấp quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản đốc thúc của Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), nhiều năm qua, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn trây ỳ, không thành lập Hội đồng trường theo đúng định.

Điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy của trường đại học top đầu

Vân Trang |

Hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2024.

Công nhân mong có thưởng lễ để bớt trăn trở "gác bằng đại học"

NHÓM PV |

Sau những biến cố trong cuộc sống, anh Nguyễn Văn Thêm (1971, Hậu Giang) chấp nhận gác tấm bằng đại học để làm công nhân môi trường. Song, với thu nhập bấp bênh và gần 3 năm nay công ty không có phụ cấp, thưởng lễ, vợ chồng anh Thêm mong muốn công ty sớm khởi sắc để đỡ cảnh thắt chặt chi tiêu.

Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường

Phong Linh - Bích Ngọc |

Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ) là một ngoại lệ.

Bố của bé gái 12 tuổi mang thai căm phẫn tiết lộ danh tính kẻ ấu dâm

Lan Hương - Đền Phú |

Bố của bé gái 12 tuổi vừa sinh con cho biết: “Tôi rất đau lòng, cháu còn quá bé. Kẻ lớn tuổi như cha, chú mà gây nên tội, đối tượng này không còn tính người. Đối tượng tình nghi là hàng xóm thân thiết, từng ăn chung bát cơm, uống chung chén rượu với gia đình. Hiện cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án. Công an đã lấy ADN của cháu bé”. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Đ.N.A - bố của bé gái 12 tuổi mang thai 38 tuần ở Hà Nội vừa mổ sinh.

U23 Việt Nam chiếm ngôi đầu bảng D sau trận thắng U23 Kuwait

NHÓM PV |

Thắng 3-1 trước U23 Kuwait trong ngày ra quân vòng chung kết U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam có ngôi đầu bảng D.

Xét nghiệm ADN để xác định mức án vụ bé gái 12 tuổi mang thai

Nhóm PV |

Hà Nội - Bé gái 12 tuổi mang thai 38 tuần ở huyện Thanh Trì phải chỉ định mổ đẻ. Theo thông tin của luật sư đại diện cho bị hại, đối tượng xâm hại chưa thừa nhận hành vi giao cấu. Sau khi có kết quả ADN, đối tượng này có thể đối mặt với mức án từ 20 năm, chung thân đến tử hình tùy mức độ vi phạm.

Đằng sau sự chống đối của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Nhóm PV |

Trong quá trình tìm hiểu, phản ánh Trường Đại học kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (sau đây gọi tắt là trường) chây ỳ không thành lập Hội đồng trường, Báo Lao Động nhận được nhiều đơn phản ánh của nhà đầu tư. Các lá đơn này hé mở nguyên nhân vì sao trường cố tình không lập Hội đồng trường.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trây ỳ, không thành lập Hội đồng trường

Nhóm PV |

Bất chấp quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản đốc thúc của Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), nhiều năm qua, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn trây ỳ, không thành lập Hội đồng trường theo đúng định.

Điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy của trường đại học top đầu

Vân Trang |

Hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2024.

Công nhân mong có thưởng lễ để bớt trăn trở "gác bằng đại học"

NHÓM PV |

Sau những biến cố trong cuộc sống, anh Nguyễn Văn Thêm (1971, Hậu Giang) chấp nhận gác tấm bằng đại học để làm công nhân môi trường. Song, với thu nhập bấp bênh và gần 3 năm nay công ty không có phụ cấp, thưởng lễ, vợ chồng anh Thêm mong muốn công ty sớm khởi sắc để đỡ cảnh thắt chặt chi tiêu.

Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường

Phong Linh - Bích Ngọc |

Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ) là một ngoại lệ.