Lâm Đồng giám sát chặt hoạt động khai thác cao lanh gây ô nhiễm môi trường

Phan Tuấn |

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, chế biến cao lanh. Trong đó, các đơn vị cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động vệ sinh môi trường tại hiện trường khai thác mỏ.
Khu vực khai thác cao lanh ở tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Quốc Hùng
Khu vực khai thác cao lanh ở tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Quốc Hùng

Khai thác cao lanh ảnh hưởng đến người dân

Theo UBND thành phố Bảo Lộc, hiện nay, trên địa bàn có 3 doanh nghiệp khai thác cao lanh với diện tích hơn 157ha. Các công ty khai thác cao lanh bao gồm: Công ty Cổ phần L.Q Joton Lâm Đồng, Công ty TNHH Anh Kiên và Công ty TNHH thương mại và trồng trọt Tuấn Thiện.

Riêng Công ty TNHH thương mại và trồng trọt Tuấn Thiện đang điều chỉnh một số một số nội dung của dự án Khai thác và chế biến cao lanh tại mỏ Lộc Châu (thành phố Bảo Lộc) và Lộc Tân (huyện Bảo Lâm). Hiện công ty này đang ngừng hoạt động để hoàn thiện các thủ tục thuê đất để thực hiện dự án theo quy định. 

Tìm hiểu thực tế mới đây cho thấy, dọc hai bên đường dẫn vào bãi khai thác cao lanh nằm trên địa bàn xã Lộc Châu (thành phố Bảo Lộc) có rất nhiều bãi tập kết cao lanh thô đang được chất cao ở nhiều khu vực, thậm chí cả trong vườn rẫy của người dân.

Sau khi doanh nghiệp khai thác xong cao lanh thì sẽ có các phương tiện vận tải cỡ lớn xuất hiện, vận chuyển từ khu mỏ ở xã Lộc Châu ra Quốc lộ 20 hướng về các tỉnh phía Nam để tiêu thụ.

Bụi bặm từ hoạt động khai thác cao lanh đang làm khổ người dân địa phương. Ảnh: Quốc Hùng
Hoạt động vận chuyển cao lanh đang gây ảnh hưởng đến môi trường đối với những người dân xung quanh. Ảnh: Quốc Hùng

Thời gian qua, do xe tải lớn chở cao lanh thô thường xuyên di chuyển trên nền đường cấp đất chưa được cứng hóa nên có nhiều lớp bụi đất, bụi cao lanh... bay đã được phát tán, phủ lên cây trồng và nhà cửa của người dân hai bên đường.

Đối với sự việc này, ông L, đang tưới cà phê ở ven đường cho biết, ngày nào vườn cà phê của gia đình cũng phủ trắng bụi đất, cao lanh.

Do đó, ông L phải bơm nước để tưới cho cây cà phê không bị chết, điều này rất tốn kém công sức. Sự việc này đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa được cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.

Khai thác cao lanh phải bảo đảm môi trường

Liên quan đến sự việc này, ông Vũ Văn Vân - Chủ tịch UBND xã Lộc Châu cho biết, thời gian qua vẫn còn tình trạng các phương tiện vận chuyển cao lanh mặc dù đã được che chắn, phủ bạt nhưng vẫn để rơi vãi cao lanh ra ngoài.

Nhiều bãi tập kết cao lanh thô được chất cao như núi. Ảnh: Quốc Hùng
Nhiều bãi tập kết cao lanh thô được chất cao như núi. Ảnh: Quốc Hùng

Mặt khác, trên đoạn đường từ đồi thông Vương Bối vòng ra bờ hồ Mai Thành đang được thi công nên mỗi khi có xe vận chuyển cao lanh đi qua, có phát tán bụi ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

"Hiện nay, tuyến đường Trương Định đang được đầu tư cứng hóa. Trong đó, có 4 doanh nghiệp khai thác và vận chuyển cao lanh đóng góp hơn 4 tỉ đồng để cùng với Nhà nước xây dựng tuyến đường. Sau khi tuyến đường hoàn thành thì sẽ kiểm soát được tình trạng phát tán bụi bặm từ vận chuyển cao lanh" - ông Vân chia sẻ.

Liên quan đến sự việc này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản (số 3060/UBND-TL) về việc chấn chỉnh hoạt động khai thác, sử dụng cao lanh trên địa bàn.

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm chỉ đạo các phòng, cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, chế biến cao lanh của tổ chức tại địa phương quản lý,

Trong đó, các đơn vị cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động vệ sinh môi trường tại hiện trường khai thác mỏ, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các sai phạm trong hoạt động khai thác, chế biến cao lanh theo quy định.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Bắt giữ 2 cán bộ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường nghi nhận hối lộ

Phan Tuấn |

Hai cán bộ là Trưởng và Phó Ban Quản lý dữ liệu thuộc Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ địa chính, Cục Đăng ký đất đai  (Bộ Tài nguyên - Môi trường) vừa bị Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) bắt giam để điều tra về hành vi nhận hối lộ liên quan đến các sai phạm về đất đai trên địa bàn.

Người dân vẫn tố trại bò sữa lớn nhất Tuyên Quang gây ô nhiễm môi trường

Việt Bắc |

Mùi hôi thối từ chất thải và quá trình ủ thức ăn cùng tiếng ồn phát ra từ trang trại bò sữa của Công ty Cổ phần Hồ Toản (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã khiến nhiều hộ dân phải sống chung với ô nhiễm môi trường trong nhiều năm.

Bạc Liêu: Nhiều hộ dân kêu cứu vì ô nhiễm khói bụi từ nhà máy xay xát

Văn Sỹ |

Không chịu nổi khói bụi từ một nhà máy xay xát lúa gạo, hàng chục hộ dân ở ấp Ninh Thạnh II, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) đã gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan báo chí để phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Nóng Sài Gòn: Người dân khổ sở sống chung với khói bụi ở sân bay Long Thành

ĐÔNG DU - NGỌC LÊ |

Tháo gỡ vướng mắc giấy phép 6 mỏ đất làm cao tốc Vĩnh Hảo; Xử lý vi phạm giao thông đối với học sinh đi xe máy; Người dân mong sớm khắc phục khói bụi ở sân bay Long Thành... là những tin tức đáng chú ý trong bảng tin Nóng Sài Gòn số phát sóng 16.3.

Hà Nội: Thay thế hàng nhãn bằng cây giáng hương ở phố đi bộ Trịnh Công Sơn

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Quận Tây Hồ đang di dời hàng cây nhãn già cỗi, cong, nghiêng ở phố đi bộ Trịnh Công Sơn và trồng thay thế bằng cây giáng hương.

Điểm mặt những tuyến phố vừa được lát đá xong đã hỏng

VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Sau 1-2 năm, vỉa hè của nhiều tuyến phố được lát đá đã nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, lãng phí tiền của.

Người Hà Nội chi tiền triệu đi học hát karaoke

PHƯƠNG ANH |

Nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu đi học hát karaoke để tự tin hơn trong những buổi đi hát cùng bạn bè, đồng nghiệp.

Hiệu trưởng, giáo viên Trường THPT chuyên ĐH Vinh liên tục bị đe doạ sau vụ nữ sinh tự tử

Quỳnh Trang |

Nghệ An - Liên quan vụ nữ sinh lớp 10A15 tự tử, một số cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh của Trường THPT chuyên Đại học Vinh bị một số đối tượng đe dọa.

Bắt giữ 2 cán bộ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường nghi nhận hối lộ

Phan Tuấn |

Hai cán bộ là Trưởng và Phó Ban Quản lý dữ liệu thuộc Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ địa chính, Cục Đăng ký đất đai  (Bộ Tài nguyên - Môi trường) vừa bị Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) bắt giam để điều tra về hành vi nhận hối lộ liên quan đến các sai phạm về đất đai trên địa bàn.

Người dân vẫn tố trại bò sữa lớn nhất Tuyên Quang gây ô nhiễm môi trường

Việt Bắc |

Mùi hôi thối từ chất thải và quá trình ủ thức ăn cùng tiếng ồn phát ra từ trang trại bò sữa của Công ty Cổ phần Hồ Toản (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã khiến nhiều hộ dân phải sống chung với ô nhiễm môi trường trong nhiều năm.

Bạc Liêu: Nhiều hộ dân kêu cứu vì ô nhiễm khói bụi từ nhà máy xay xát

Văn Sỹ |

Không chịu nổi khói bụi từ một nhà máy xay xát lúa gạo, hàng chục hộ dân ở ấp Ninh Thạnh II, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) đã gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan báo chí để phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Nóng Sài Gòn: Người dân khổ sở sống chung với khói bụi ở sân bay Long Thành

ĐÔNG DU - NGỌC LÊ |

Tháo gỡ vướng mắc giấy phép 6 mỏ đất làm cao tốc Vĩnh Hảo; Xử lý vi phạm giao thông đối với học sinh đi xe máy; Người dân mong sớm khắc phục khói bụi ở sân bay Long Thành... là những tin tức đáng chú ý trong bảng tin Nóng Sài Gòn số phát sóng 16.3.