Kiến nghị nhiều giải pháp để hạn chế nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Nam Dương |

Ngày 29.11, bà Nguyễn Thị Mỹ Dung - Phó Giám đốc BHXH TPHCM - cho biết, đến hết quý III/2023, số tiền nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TPHCM là 6.646 tỉ đồng, trong đó số tiền chậm đóng khó thu là 4.141 tỉ đồng.

Điều này đồng nghĩa với việc hàng chục nghìn người lao động sẽ bị ảnh hưởng đến quyền lợi về BHXH.

Theo bà Dung, nguyên nhân gây ra tình trạng nợ, chậm nộp BHXH, BHYT, BHTN chủ yếu do hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, một số đơn vị, doanh nghiệp chiếm dụng vốn từ khoản thu BHXH, BHYT, BHTN của người lao động đầu tư vào mục đích khác, không hợp tác với cơ quan BHXH để giải quyết chế độ đối với người lao động.

Bên cạnh đó, công tác thông tin, truyền thông Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm trong đoàn viên công đoàn, NLĐ chưa tốt dẫn đến nhận thức của một số chủ sử dụng lao động, người lao động về chính sách BHXH còn hạn chế, người lao động chưa mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Đặc biệt công tác phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đối với các doanh nghiệp còn hạn chế, không thường xuyên.

Để hạn chế tình hình nợ, chậm nộp BHXH trong thời gian tới, bà Dung cho rằng, cần phải tăng cường sự phối hợp giữa BHXH và LĐLĐ, Mặt trận Tổ quốc TPHCM và các hội, đoàn thể trong công tác giám sát việc thực hiện BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động; Phối hợp với Sở LĐTBXH và các ngành chức năng đề xuất UBND các cấp các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, thu hồi số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tại các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Bên cạnh đó, BHXH cũng công khai tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp, đơn vị từ 3 tháng trở lên, thành lập các đoàn đôn đốc thu nợ đối với những đơn vị nợ kéo dài, số tiền lớn, chủ động tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về thu BHXH theo quy định của Luật BHXH.

“Đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời với cơ quan công an để thu thập hồ sơ, tài liệu chứng minh yếu tố gian dối, gian lận trong chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN để hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan điều tra xử lý đối với doanh nghiệp cố tình trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định của pháp luật” - bà Dung nhấn mạnh.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội có tăng khi cải cách tiền lương không?

Minh Hương |

Nếu cải cách tiền lương làm tăng lương thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng sẽ tăng lên.

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để người lao động sớm có lương hưu

Mạnh Cường |

Một trong những đề xuất tại dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được rất nhiều người quan tâm, ủng hộ, đó là giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm để người lao động dễ dàng hưởng lương hưu.

Nghỉ việc trước năm 1995 có được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh năm 1950, đóng bảo hiểm xã hội được 21 năm 2 tháng, nghỉ việc theo Quyết định số 176-HĐBT từ trước năm 1995, nhưng chưa được hưởng chế độ trợ cấp một lần. Tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm xã một lần hay chế độ hưu trí không?

Đóng bảo hiểm xã hội 30 năm, lương hưu nhận bao nhiêu vào tháng 1.2024?

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh tháng 12.1967, là nữ, nghỉ hưu tháng 1.2024 theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Tôi tham gia bảo hiểm xã hội 30 năm tính tới thời điểm về hưu. Mức bình quân tiền lương của tôi là 6,8 triệu đồng thì lương hưu hàng tháng của tôi bao nhiêu?

Không cấm rút Bảo hiểm Xã hội một lần nhưng điều kiện phải khắt khe

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút Bảo hiểm Xã hội (BHXH) một lần. Tuy nhiên, phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút BHXH một lần.

Tường thuật phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Nhóm PV |

Sáng 1.12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thành phố Hà Nội, diễn ra phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Vượt ải ùn tắc, mưa rét đến công sở trong ngày nhiệt độ Hà Nội giảm sâu

HỮU CHÁNH |

Thời tiết Hà Nội chuyển mưa rét, nhiệt độ xuống thấp nhất là 18 độ C khiến người dân vất vả đến nơi làm việc, cảnh ùn tắc xảy ra khắp các ngả đường trong ngày đầu tiên của tháng 12.2023.

Kỳ vọng về giải pháp thiết thực cho Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp

Nguyễn Thị Thu Cúc (Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) |

Là cán bộ Công đoàn chuyên trách, tôi kỳ vọng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII đề ra giải pháp thiết thực cho Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội có tăng khi cải cách tiền lương không?

Minh Hương |

Nếu cải cách tiền lương làm tăng lương thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng sẽ tăng lên.

Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để người lao động sớm có lương hưu

Mạnh Cường |

Một trong những đề xuất tại dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được rất nhiều người quan tâm, ủng hộ, đó là giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm để người lao động dễ dàng hưởng lương hưu.

Nghỉ việc trước năm 1995 có được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh năm 1950, đóng bảo hiểm xã hội được 21 năm 2 tháng, nghỉ việc theo Quyết định số 176-HĐBT từ trước năm 1995, nhưng chưa được hưởng chế độ trợ cấp một lần. Tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm xã một lần hay chế độ hưu trí không?

Đóng bảo hiểm xã hội 30 năm, lương hưu nhận bao nhiêu vào tháng 1.2024?

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh tháng 12.1967, là nữ, nghỉ hưu tháng 1.2024 theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Tôi tham gia bảo hiểm xã hội 30 năm tính tới thời điểm về hưu. Mức bình quân tiền lương của tôi là 6,8 triệu đồng thì lương hưu hàng tháng của tôi bao nhiêu?

Không cấm rút Bảo hiểm Xã hội một lần nhưng điều kiện phải khắt khe

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút Bảo hiểm Xã hội (BHXH) một lần. Tuy nhiên, phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút BHXH một lần.