Thành phố Thủ Đức sau hơn 1 tháng vận hành: Khắc phục các phát sinh, ưu tiên giải quyết hồ sơ cho dân

MINH QUÂN |

Sau hơn một tháng vận hành bộ máy hành chính Thành phố Thủ Đức (TPHCM), chính quyền thành phố mới đã tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến hồ sơ, thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp.

Tiếp nhận hồ sơ suôn sẻ, nhưng trả hồ sơ có thể chậm

Sau khi đi vào vận hành, Thành phố Thủ Đức được chia thành 3 khu vực để quản lý hành chính: Khu vực 1 là quận 2 cũ, khu vực 2 là quận 9 cũ, và khu vực 3 là quận Thủ Đức cũ. Trụ sở UBND ở 3 khu vực là nơi tiếp nhận và trả hồ sơ cho người dân.

Sáng ngày 1.3, tại bộ phận một cửa khu vực 3 (số 48 Thống Nhất, phường Bình Thọ), khá đông người dân làm các thủ tục về đất đai, xây dựng... Vừa làm xong thủ tục về chuyển nhượng đất, ông Nguyễn Văn Thành (đường 11, phường Bình Thọ), nhận xét: “Tôi thấy hài lòng. Cán bộ hướng dẫn tận tình, giải quyết nhanh, không phải chờ đợi lâu”. Ông Thành chia sẻ, ban đầu nghe tin Thành phố Thủ Đức phải sáp nhập từ 3 quận, ông và nhiều người hàng xóm khá lo lắng, nhất là khi biết trụ sở thành phố lại đặt tại quận 2 cũ. “Người dân đi làm thủ tục hành chính không chỉ xa, mà đường về cảng Cát Lái luôn ken đặc xe tải, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, phải chen chúc cùng xe container nên băn khoăn lắm. Nên việc thành phố lập các điểm giải quyết thủ tục hành chính theo khu vực là cách làm thuận lợi cho người dân” - ông Thành nói.

Tương tự, anh Mai Văn Nhị (nhân viên ngân hàng) chỉ mất chừng 15 phút từ lúc lấy số đến khi hoàn tất việc nộp giấy tờ tại điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ hành chính ở số 2/304 xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, Thành phố Thủ Đức (khu vực 2). “Trước khi đến làm thủ tục, tôi cũng hơi lo lắng vì cán bộ thay đổi, thủ tục có thể chậm, không chạy việc. Nhưng thực tế chỉ mất 15 phút là mọi việc đã xong” - anh Nhị nói.

Tuy nhiên, điều anh Nhị và nhiều người dân khác quan tâm nhất là thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với trước đây. Nếu khi còn là quận, việc nộp hồ sơ, ký, đóng dấu đều diễn ra ở một nơi thì giờ đây, các hồ sơ phải được chuyển về một trụ sở chính của thành phố để ký, đóng dấu. Anh Nhị cho rằng việc này có thể làm chậm quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Một cán bộ tư pháp ở khu vực 2 cho biết, các giấy tờ cần sao y công chứng sau khi tiếp nhận tại bộ phận một cửa khu vực này sẽ được chuyển về trụ sở UBND Thành phố Thủ Đức (số 168 Trương Văn Bang) xác nhận và đóng dấu. “Nếu tiếp nhận vào buổi sáng thì chiều người dân mới có thể nhận lại hồ sơ. Các thủ tục sao y, chứng thực vẫn đảm bảo trả hồ sơ trong ngày nhưng nếu người dân cần gấp, có thể đến trụ sở UBND các phường để được giải quyết nhanh hơn” - cán bộ này nói.

Triển khai chữ ký số để có thể xử lý hồ sơ tại chỗ

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Võ Tấn Quan - Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố Thủ Đức - cho biết, cách phân chia Thành phố Thủ Đức thành 3 khu vực tương ứng với 3 quận cũ nhằm tạo điều kiện cho người dân nộp hồ sơ ở nơi gần nhất, tránh tập trung về một nơi. Tuy nhiên, cách phân chia này phát sinh tình huống sau khi nhận hồ sơ của người dân và doanh nghiệp, cán bộ phải ôm hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn để giải quyết. Mặt khác, nhiều giấy tờ chỉ có trưởng phòng hoặc lãnh đạo UBND Thành phố Thủ Đức ký mới có giá trị pháp lý sẽ dẫn đến tình trạng hồ sơ dồn về một chỗ.

“Chúng tôi đã yêu cầu bộ phận tiếp nhận vẫn xử lý hồ sơ trên, ngay cả những hồ sơ vượt thẩm quyền cũng tiếp nhận và báo cáo với lãnh đạo phòng ban, sau cùng là UBND Thành phố Thủ Đức để giải quyết. Trong mọi trường hợp, hồ sơ của người dân cần được tiếp nhận và tìm hướng xử lý, không được trả hồ sơ của người dân” - ông Quan khẳng định. Cũng theo ông Quan, hiện văn phòng và các phòng ban chuyên môn triển khai đề án thực hiện chữ ký số và chữ ký điện tử để sau này có thể xử lý hồ sơ tại chỗ. Tuy nhiên, việc triển khai chữ ký số, chữ ký điện tử cần có lộ trình và phải thực hiện đồng bộ mới giải quyết được tình trạng cán bộ ôm hồ sơ đi nhiều nơi.

Bí thư Thành ủy Thành phố Thủ Đức Nguyễn Văn Hiếu cho biết, từ khi thành lập đến nay, UBND Thành phố Thủ Đức cũng đã tập trung chỉ đạo các giải pháp duy trì hoạt động bộ phận tiếp công dân và bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ tại ba khu vực để phục vụ người dân như trước đây. Trong đó lưu ý thái độ phục vụ, hướng dẫn người dân của cán bộ tiếp nhận hồ sơ.

Ngoài ra, UBND Thành phố Thủ Đức đã làm việc với nguyên chủ tịch UBND quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức cũ để rà soát các nội dung còn vướng mắc, tồn đọng để tiếp tục chỉ đạo, xử lý. Trong đó tập trung các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến người dân như bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, khiếu kiện đông người, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hiếu, UBND Thành phố Thủ Đức đã làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc để chuẩn bị các nội dung lập quy hoạch chung Thành phố Thủ Đức, điều chỉnh quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000. Thành phố Thủ Đức cũng làm việc với Sở GTVT, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông để tháo gỡ các khó khăn và lên kế hoạch cụ thể đẩy nhanh các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn Thành phố Thủ Đức.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TP.Thủ Đức: Cơ sở kinh doanh ăn uống không được tiếp quá 30 người cùng lúc

MINH QUÂN |

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn Thành phố Thủ Đức (TPHCM) chỉ được phục vụ cho tối đa 30 người ăn uống cùng thời điểm, khuyến khích lập vách ngăn trên bàn ăn giữa các khách hàng.

5 công trình kỳ vọng thay đổi bộ mặt giao thông Thành phố Thủ Đức

MINH QUÂN |

Tuyến metro số 1, cầu Thủ Thiêm 2, cầu Cát Lái, nút giao An Phú và đường Vành đai 2 là những công trình sau khi hoàn thành kỳ vọng làm thay đổi bộ mặt giao thông, giúp Thành phố Thủ Đức nhanh chóng phát triển.

Thành phố Thủ Đức cần làm gì để bứt phá?

MINH QUÂN |

Thành phố Thủ Đức cần có cơ chế đặc thù và đẩy nhanh các dự án hạ tầng để sớm bứt phá trở thành "hạt nhân" thúc đẩy kinh tế TPHCM và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

TP.Thủ Đức: Cơ sở kinh doanh ăn uống không được tiếp quá 30 người cùng lúc

MINH QUÂN |

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn Thành phố Thủ Đức (TPHCM) chỉ được phục vụ cho tối đa 30 người ăn uống cùng thời điểm, khuyến khích lập vách ngăn trên bàn ăn giữa các khách hàng.

5 công trình kỳ vọng thay đổi bộ mặt giao thông Thành phố Thủ Đức

MINH QUÂN |

Tuyến metro số 1, cầu Thủ Thiêm 2, cầu Cát Lái, nút giao An Phú và đường Vành đai 2 là những công trình sau khi hoàn thành kỳ vọng làm thay đổi bộ mặt giao thông, giúp Thành phố Thủ Đức nhanh chóng phát triển.

Thành phố Thủ Đức cần làm gì để bứt phá?

MINH QUÂN |

Thành phố Thủ Đức cần có cơ chế đặc thù và đẩy nhanh các dự án hạ tầng để sớm bứt phá trở thành "hạt nhân" thúc đẩy kinh tế TPHCM và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.