Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2021-2025

Phạm Đông |

Theo các đại biểu Quốc hội, thời gian của năm 2023 và cả nhiệm kỳ không còn nhiều, Chính phủ cần khẩn trương thực hiện hiệu quả giải pháp kích cầu, tạo hiệu ứng tâm lý tích cực và niềm tin cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào sự phục hồi nhanh và tiềm năng của nền kinh tế.

Sẽ không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV khai mạc hôm nay (23.10.2023) tại Thủ đô Hà Nội. Trong phiên làm việc đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội xem xét báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở kết quả 9 tháng, ước cả năm 2023 ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội. Dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP đạt trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Thu ngân sách Nhà nước phấn đấu đạt hoặc vượt dự toán được giao. Cả năm 2023 ước xuất siêu khoảng 15 tỉ USD.

Mức này, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: “Tuy không đạt mục tiêu, nhưng so với tình hình chung của quốc tế và thế giới, đây là một con số rất tích cực và rất đáng khích lệ, trân trọng. Chúng ta cũng sẽ không điều chỉnh mục tiêu. Tinh thần chung của Chính phủ là quyết tâm thực hiện ở mức độ cao nhất mục tiêu của năm nay, bởi vì nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến các năm tới, ảnh hưởng cả 5 năm”.

Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận định, nhìn lại nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam vẫn cơ bản vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận.

Năm 2022 phục hồi mạnh mẽ, đạt mức tăng 8,02%. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chưa có nhiều thay đổi; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, năng suất lao động bình quân 3 năm 2021 - 2023 tăng 4,36-4,69%, thấp hơn mức 6,26% của 3 năm 2016-2018; năng lực tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế còn nhiều hạn chế.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 6,5-7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020 (6,25%) theo Nghị quyết của Quốc hội là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, không thể lường trước.

Về một số chỉ tiêu chưa đạt được theo kế hoạch đặt ra, một trong những giải pháp để khắc phục trong thời gian tới là năng suất lao động phải gắn với chất lượng nguồn nhân lực.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nhấn mạnh tầm quan trọng của chỉ tiêu tăng năng suất lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông Lê Quang Huy, các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đều đánh giá, nếu chỉ tăng 1% năng suất lao động, tăng được 0,94 điểm phần trăm của GDP.

Đưa ra giải pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ quan tâm hơn đến chất lượng nguồn nhân lực - một trong những yếu tố giúp tăng năng suất lao động. Cần nhận diện ra các điểm nghẽn và có những biện pháp cụ thể gắn với các chương trình, dự án, nhiệm vụ chi tiết, cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với các giải pháp về khoa học, công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Phạm Đông
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Phạm Đông

Phát huy tối đa các chính sách tài khóa

Trao đổi với Lao Động, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cho cả nhiệm kỳ, cần phải tăng cường năng lực nội sinh, củng cố nền tảng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế. Tăng cường vai trò của chính sách tài khóa đối với hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, để kích cầu tiêu dùng phải phụ thuộc vào thu nhập, thu nhập lại phụ thuộc vào sản xuất. Tín hiệu tốt là với nhiều nỗ lực của các bên liên quan, tăng trưởng tín dụng chung toàn quốc đã có chuyển biến, tháng sau cao hơn tháng trước.

Tính đến 21.9.2023, tăng trưởng tín dụng tăng 6,02% so với cuối năm 2022, tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao. Điều này có thể dấy lên hy vọng tăng trưởng về tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ gộp tài sản 3 tháng cuối năm 2023 sẽ phục hồi tốt. Kéo theo đó, GDP nhìn từ phía cầu sẽ có những diễn biến lạc quan hơn.

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dương là một thắng lợi lớn

Đánh giá về những điểm sáng trong kinh tế - xã hội sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên Học viện Tài chính - cho rằng, vượt qua được đại dịch COVID-19 là điều thực sự khó khăn và nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dương đã là một thắng lợi lớn.

Song hành với đó, Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, trở thành lực đẩy cho nền kinh tế trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, kinh tế thế giới năm 2023 gặp nhiều khó khăn, thương mại giảm sút, người dân giảm bớt tiêu dùng. Hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu đối diện với nhiều "cơn gió ngược". Tuy nhiên với mức tăng trưởng hiện tại, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá, Việt Nam vẫn được coi là một trong những quốc gia dẫn đầu trên thế giới.

"Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% là rất khó nhưng xét trên thế giới, Việt Nam vẫn là nước tăng trưởng trong khu vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, sản xuất tăng trưởng. Người dân được cải thiện đời sống bằng việc tăng lương, tăng nhu cầu dân sinh. Hoạt động xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế tiếp tục mở rộng..." - vị chuyên gia nói.

Bước sang năm 2024, ông Thịnh nhấn mạnh, điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần tiếp tục giữ vững nền kinh tế vĩ mô. Ông cho biết: "Chúng ta đã chống lạm phát, điều hành tiền tệ đã tốt trong thời gian qua nên năm tới phải làm tốt hơn. Cần tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể xúc tiến tốt hơn với các quốc gia và thị trường thương mại. Đặc biệt đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, kích cầu tiêu dùng trong nước để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Số hoá nền kinh tế... Tôi dự báo với tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2023 đạt mức từ 6,3 - 6,7% thì sang năm 2024 có thể đạt từ 6,8 - 7,2%".

Đức Mạnh

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội hạ cánh mềm cho nền kinh tế toàn cầu

Song Minh |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, nền kinh tế toàn cầu có cơ hội lớn hơn để "hạ cánh mềm", khi các ngân hàng trung ương tìm cách kiềm chế lạm phát mà không khiến kinh tế rơi vào suy thoái, mặc dù tăng trưởng vẫn yếu và không đồng đều.

Tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,92%

Minh Ánh |

Tăng trưởng tín dụng của toàn ngành kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, các tổ chức tín dụng (TCTD) cam kết tổng tiền lãi được giảm khoảng 22.000 tỉ đồng nhờ giảm lãi suất cho vay.

Định danh số vạn vật góp phần kiến tạo nền kinh tế số

NGUYỄN ĐĂNG |

Bằng việc khai phá tiềm năng của vật lý số với giải pháp định danh số vạn vật, Phygital Labs hy vọng sẽ dùng công nghệ để nâng tầm giá trị và thay đổi vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, kiến tạo nền kinh tế số.

Vụ chung cư mini xây sai phép 6 tầng, xã nói có trách nhiệm của điện lực

CAO NGUYÊN |

Liên quan đến vụ chung cư mini xây dựng vượt 6 tầng tại xã Tân Xã, huyện Thạch Thất (TP Hà Nội), báo cáo của UBND xã Tân Xã cho rằng, Công ty Điện lực huyện Thạch Thất không thực hiện chỉ đạo của UBND huyện trong việc tạm ngừng cấp điện đối với công trình vi phạm.

Bên trong công trường cầu vượt đường sắt đầu tiên của Thái Nguyên

Nguyễn Tùng |

Cầu vượt đường sắt đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu giảm ùn tắc, hình thành hạ tầng giao thông đô thị hiện đại, trên công trường nhà thầu đang chạy đua tiến độ để kịp hoàn thành dự án vào đầu năm 2024.

Đề nghị tặng Huân chương cho Giám đốc, Phó Giám đốc công an

Quang Việt |

Trong tuần qua, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an Hà Nội cùng một số cá nhân được Bộ Công an đề nghị tặng Huân chương Chiến công, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Xét xử Thảo "lụi" và đàn em vụ án Hủy hoại tài sản

PHẠM DUY |

Bình Thuận - An ninh được thắt chặt quanh Toà án Nhân dân TP Phan Thiết - nơi diễn ra phiên toà sơ thẩm xét xử Nguyễn Văn Thảo (biệt danh Thảo “lụi”) cùng các đồng phạm trong vụ án “Hủy hoại tài sản”.

Sau 13 năm, Công ty Sông Đà - Nha Trang nhiều lần chuyển nhượng dự án cồn Tân Lập

Hữu Long |

Khánh Hòa - Trải qua gần 13 năm, dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập được địa phương giao hơn 7,9ha (hơn 79.000m2) đất ban đầu thì nay đã chuyển nhượng 2,4ha (24.000m2). Việc chuyển nhượng dự án bị khách hàng khiếu nại, khiếu kiện.

Cơ hội hạ cánh mềm cho nền kinh tế toàn cầu

Song Minh |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, nền kinh tế toàn cầu có cơ hội lớn hơn để "hạ cánh mềm", khi các ngân hàng trung ương tìm cách kiềm chế lạm phát mà không khiến kinh tế rơi vào suy thoái, mặc dù tăng trưởng vẫn yếu và không đồng đều.

Tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,92%

Minh Ánh |

Tăng trưởng tín dụng của toàn ngành kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, các tổ chức tín dụng (TCTD) cam kết tổng tiền lãi được giảm khoảng 22.000 tỉ đồng nhờ giảm lãi suất cho vay.

Định danh số vạn vật góp phần kiến tạo nền kinh tế số

NGUYỄN ĐĂNG |

Bằng việc khai phá tiềm năng của vật lý số với giải pháp định danh số vạn vật, Phygital Labs hy vọng sẽ dùng công nghệ để nâng tầm giá trị và thay đổi vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, kiến tạo nền kinh tế số.