Cơ hội hạ cánh mềm cho nền kinh tế toàn cầu

Song Minh |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, nền kinh tế toàn cầu có cơ hội lớn hơn để "hạ cánh mềm", khi các ngân hàng trung ương tìm cách kiềm chế lạm phát mà không khiến kinh tế rơi vào suy thoái, mặc dù tăng trưởng vẫn yếu và không đồng đều.

Những điểm sáng - tối của kinh tế toàn cầu

Trong cuộc họp báo công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu hôm 10.10, nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF cho biết, cho đến nay, nền kinh tế thế giới đã thể hiện “khả năng phục hồi đáng chú ý” vào thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác trên toàn thế giới đã tăng mạnh lãi suất để chống lại sự gia tăng lạm phát. Theo AP, việc tăng lãi suất giúp giảm bớt áp lực về lạm phát mà không khiến nhiều người mất việc.

Theo ông Gourinchas, sự kết hợp đó ngày càng phù hợp với cái gọi là "hạ cánh mềm" - ý tưởng cho rằng, lạm phát có thể được kiềm chế mà không gây ra suy thoái kinh tế. IMF nhận định, lạm phát giá tiêu dùng toàn cầu giảm từ 8,7% năm 2022 xuống 6,9% trong năm nay và 5,8% vào năm 2024.

Mỹ là quốc gia nổi bật trong báo cáo mới nhất của IMF - được hoàn thành trước khi nổ ra chiến sự giữa Israel và Hamas. IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm nay lên 2,1% (bằng năm 2022) và 1,5% vào năm 2024 (tăng mạnh so với mức 1% mà tổ chức này đã dự đoán vào tháng 7).

IMF cũng dự đoán GDP của Nga sẽ tăng 2,2% trong năm nay, cao hơn nhiều so với dự đoán hồi tháng 4 là 0,7% và dự báo tháng 7 là 1,5%. Theo IMF, điều này là do chính phủ Nga đã có những biện pháp kích thích tài khóa, đầu tư mạnh và tiêu dùng ổn định trong bối cảnh thị trường lao động chặt chẽ.

Triển vọng tăng trưởng GDP của Ấn Độ cũng được nâng lên mức 6,3% trong năm 2023. Với Nhật Bản, IMF đã nâng đáng kể dự báo kinh tế của nước này lên mức tăng 2% trong năm 2023, nhờ nhu cầu tích lũy, tăng thu từ du lịch trong nước và quốc tế cùng với các chính sách thích nghi cũng như sự phục hồi trong hoạt động xuất khẩu ôtô.

Trong khi các nước nói trên được IMF nâng dự báo tăng trưởng thì nhiều nền kinh tế khác lại bị hạ dự báo. Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - được dự báo sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay và 4,2% vào năm 2024 - cả hai đều giảm so với mức IMF dự kiến vào tháng 7.

IMF cũng hạ mức tăng trưởng của khu vực đồng euro xuống 0,7% trong năm nay và 1,2% vào năm 2024. Trong số đó, nền kinh tế đầu tàu EU là Đức được dự báo sẽ giảm xuống mức 0,5% trong năm nay trước khi phục hồi lên mức tăng trưởng 0,9% vào năm tới.

Các cú sốc

IMF cảnh báo, nhìn chung nền kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng vẫn yếu, không đồng đều và đối mặt với những cú sốc. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,9% vào năm 2024 từ mức dự kiến 3% trong năm nay.

Sự giảm tốc này xảy ra vào thời điểm thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau cuộc suy thoái kinh tế do COVID-19 và hiện có thể hứng chịu hậu quả từ cuộc xung đột ở Trung Đông, đặc biệt là giá dầu.

Một loạt cú sốc trước đó, bao gồm đại dịch và cuộc xung đột Nga - Ukraina đã khiến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm khoảng 3.700 tỉ USD trong 3 năm qua so với xu hướng trước COVID-19.

“Nền kinh tế toàn cầu đang đi khập khiễng chứ không phải chạy nước rút”, nhà kinh tế trưởng Gourinchas của IMF nói.

Ông cho biết, còn quá sớm để đánh giá tác động đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ cuộc chiến kéo dài nhiều ngày giữa Israel và lực lượng Hamas ở Dải Gaza, nhưng lưu ý, giá dầu đã tăng khoảng 4% trong vài ngày qua. Theo ông Gourinchas, giá dầu tăng 10% sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu 0,15% và làm tăng lạm phát toàn cầu thêm 0,4%.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Dữ liệu ảm đạm làm sụt giảm triển vọng kinh tế toàn cầu

Quý An |

Trong phiên vừa qua, hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới đều đã ghi nhận mức giảm. Điều này đã làm giảm triển vọng về mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Mối đe dọa sau dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Khánh Minh |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 từ 2,8% lên 3%, nhưng cảnh báo vẫn còn nhiều mối đe dọa lớn.

Tương lai của Mỹ ảnh hưởng kinh tế toàn cầu

Khánh Minh |

Vai trò của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu đã thay đổi, điều này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

Tỉnh Long An vào cuộc vụ trâu, bò lậu nhập từ Campuchia về Việt Nam

Nhóm PV |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài điều tra “Hành trình trâu, bò lậu "vượt biên" từ Campuchia về Việt Nam”, tỉnh Long An đã họp với các cơ quan có liên quan để giải quyết những vấn đề báo phản ánh.

Ukraina thừa nhận cuộc phản công Nga không như mong đợi

Ngọc Vân |

Giám đốc Tổng cục Tình báo Ukraina Kirill Budanov thừa nhận, cuộc phản công Nga thất bại.

Doanh nghiệp, nài voi điêu đứng vì doanh thu giảm sâu, chưa nhận tiền chế độ khi bỏ cưỡi voi

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Sau 9 tháng bỏ dịch vụ du lịch cưỡi voi, doanh nghiệp lẫn các nài voi ở huyện Buôn Đôn lâm vào cảnh điêu đứng, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, trong khi tiền chế độ vẫn chưa được thụ hưởng.

Huế: Nhiều nơi ngập sâu do mưa lớn, học sinh đang học nước tràn vào lớp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Lượng mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường ở TP Huế ngập sâu; giáo viên và học sinh đang học thì nước lũ tràn vào lớp học.

Phát hiện nhân viên trực ban chạy tàu vi phạm nồng độ cồn

Tô Thế |

Hà Nội - Tổ công tác thuộc Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) phát hiện nhân viên trực ban tàu sắt vi phạm nồng độ cồn.

Dữ liệu ảm đạm làm sụt giảm triển vọng kinh tế toàn cầu

Quý An |

Trong phiên vừa qua, hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới đều đã ghi nhận mức giảm. Điều này đã làm giảm triển vọng về mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Mối đe dọa sau dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Khánh Minh |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 từ 2,8% lên 3%, nhưng cảnh báo vẫn còn nhiều mối đe dọa lớn.

Tương lai của Mỹ ảnh hưởng kinh tế toàn cầu

Khánh Minh |

Vai trò của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu đã thay đổi, điều này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.