Hà Nội tách làn xe trên đường Nguyễn Trãi: Kỳ vọng giảm ùn tắc, xung đột giao thông

PHẠM ĐÔNG |

Theo chuyên gia giao thông, việc tổ chức lại giao thông trên đường Nguyễn Trãi sẽ giảm xung đột giữa các loại phương tiện, giảm rủi ro tai nạn giao thông, tuy nhiên, việc bố trí làn phương tiện cần phù hợp với thực tế.

Chưa phân làn “cứng”, dòng xe hỗn loạn lẫn vào nhau

Từ ngày 6.8, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức thí điểm phân làn từ Ngã Tư Sở đến hầm chui Thanh Xuân bằng dải phân cách cứng. Theo phương án công bố, hai làn sát vỉa hè đường Nguyễn Trãi sẽ dành cho xe máy, xe thô sơ và xe buýt; 3-4 làn sát dải phân cách giữa dành cho ôtô. Việc điều chỉnh phân làn và phương tiện được thực hiện bằng dải phân cách cứng như mũi tên phản quang, trụ chống va xô (bằng lốp), hàng rào di động... kết hợp điều chỉnh hệ thống biển báo, sơn kẻ. Thời gian thí điểm từ ngày 6.8 đến 6.9, sau đó Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ tổng kết rút kinh nghiệm và có phương án tiếp theo.

Nguyễn Trãi là tuyến đường huyết mạch phía tây nam Thủ đô, kết nối với quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Hiện tại, tuyến đường có 2 làn ôtô được bố trí sát dải phân cách cứng ở giữa, 2 làn xe hỗn hợp và một làn xe máy - xe đạp sát vỉa hè. Các làn xe được phân chia bằng vạch sơn, biển báo. Vào giờ cao điểm, tuyến đường thường xuyên ùn tắc, ôtô, xe máy đan xen rất khó di chuyển.

Tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung từ lâu đã trở thành “ác mộng” với người tham gia giao thông vào mỗi khung giờ cao điểm. Đầu giờ buổi sáng, lượng phương tiện tại đây tăng đột biến theo hướng từ Hà Đông vào trung tâm Thành phố Hà Nội, gây ùn tắc giao thông. Khung giờ cao điểm buổi chiều, ùn tắc xảy ra theo hướng ngược lại. Thực trạng trên khiến đường Nguyễn Trãi bị coi là con đường hỗn loạn nhất Hà Nội.

Hai nguyên nhân lớn dẫn đến thực trạng đó là: Phương án tổ chức giao thông trên tuyến chưa tối ưu và ý thức của bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông kém. Ví dụ điển hình là việc thiếu làn đường riêng khiến xe buýt vừa “chìm nghỉm” trong ùn tắc, vừa là tác nhân ít nhiều ảnh hưởng đến giao thông trên trục Hà Đông - Ngã Tư Sở. Nhiều vị trí hình thành điểm đen ùn tắc thường xuyên do người điều khiển phương tiện cố tình lấn làn, gây hỗn loạn.

Tuyến đường Nguyễn Trãi (đoạn dự kiến thí điểm từ cầu vượt Ngã Tư Sở đến hầm chui Thanh Xuân) dài 1.5km. Hướng đi Ngã Tư Sở có 5 làn đường, hướng đi Khuất Duy Tiến có 6 làn đường. Trên tuyến có 3 điểm mở quay đầu tại dải phân cách giữa, tại các vị trí: Trước Công ty Thuốc lá Thăng Long, trước Công ty caosu Sao Vàng, trước ngân hàng Agribank. Hướng từ Khuất Duy Tiến đi Ngã Tư Sở: Giao cắt với 3 đường, 8 ngõ, 15 điểm giao cắt với lối vào các công ty, cơ quan, cây xăng… Hướng từ Ngã Tư Sở đi Khuất Duy Tiến: Giao cắt với 6 đường, 15 ngõ, 8 điểm giao cắt với lối vào các cơ quan, trường học…

Hiện tại, 2 làn xe ôtô được bố trí sát dải phân cách, 2 làn xe hỗn hợp và 1 làn xe máy - xe đạp sát vỉa hè. Các làn xe được phân tách với nhau bằng vạch sơn, biển báo. Tuy nhiên, các phương tiện vẫn đi lộn xộn, không theo biển báo giao thông. Vào giờ cao điểm, tuyến đường thường xuyên rơi vào tình trạng ùn tắc nghiêm trọng, phương tiện chen chân nhau nhích từng tí một. Sau khi lắp đặt giải phân cách tuyến đường được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ùn tắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia giao thông.

Sẽ chấm dứt cảnh giao thông hỗn loạn?

Với việc điều chỉnh này, chuyên gia giao thông TS Phan Lê Bình cho rằng, chắc chắn sẽ giảm xung đột giữa các loại phương tiện, giảm rủi ro tai nạn giao thông, tuy nhiên, việc bố trí làn phương tiện cần phù hợp với thực tế.

"Phân làn phương tiện trong giai đoạn đầu sẽ cực kỳ khó khăn và việc dành mấy làn cho ôtô, mấy làn cho xe máy phụ thuộc vào lưu lượng của từng loại trên đường, nếu 2 làn không đủ cho xe máy tạo ra ùn ứ thì lập tức xe máy sẽ tràn sang làn đường dành cho ôtô. Rất cần xem xét, nghiên cứu kỹ để cân đối số lượng làn phương tiện ôtô, xe máy, nên chăng dành phần rộng rãi hơn cho xe máy" - ông Phan Lê Bình phân tích.

Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Đỗ Cao Phan phân tích, người dân đang rất mong chờ phương án phân làn này sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm ùn tắc giao thông trên một trong những trục hướng tâm căng thẳng nhất của Hà Nội. Khi phân tách rõ ràng, tình cảnh rối rắm, chen lấn giữa xe buýt, ôtô, xe máy dự kiến sẽ dần được tháo gỡ.

Tuy nhiên, để phương án tổ chức này đạt hiệu quả như kỳ vọng cũng cần lưu tâm đến một số vấn đề khác. Ví dụ như việc cấm dừng đỗ xe sát mép vỉa hè trên đường Nguyễn Trãi cần được thực hiện nghiêm, không để ôtô dàn hàng chiếm phần đường của xe buýt, xe máy.

Bên cạnh đó, ý thức của người dân khi tham gia giao thông cũng là yếu tố có tính chất quyết định. Hạ tầng được đầu tư tốt, phương án tổ chức tối ưu nhưng ý thức của người điều khiển phương tiện kém thì kết quả vẫn chỉ là chen chúc, lấn làn gây mất trật tự, ATGT. Do đó, quá trình thí điểm phương án phân làn cứng trên đường Nguyễn Trãi, lực lượng chức năng cần túc trực thường xuyên để hướng dẫn, nhắc nhở người dân, kiên quyết không để xảy ra vi phạm đi sai làn, ngược chiều, dừng đỗ tuỳ tiện.

Nói về việc tổ chức lại giao thông ở Hà Nội, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Tuấn Linh chia sẻ: “Thời gian thí điểm giai đoạn trước chỉ có hai tuần, tương đối ngắn nhưng hiệu quả rất rõ rệt. Việc thí điểm tiếp, kéo dài thêm 3 tháng nữa là không cần thiết. Nếu muốn thận trọng, Hà Nội chỉ cần thí điểm thêm từ 2 - 4 tuần mà thôi”.

Nhiều chuyên gia đồng tình cho rằng, Hà Nội đang quá thận trọng trong công tác nghiên cứu, tổ chức lại giao thông, khiến hoạt động lưu thông chậm đi vào nền nếp. Do vậy, Hà Nội phải có quyết định phân luồng chính thức, hoàn thiện hệ thống biển báo, biển cấm để làm cơ sở cho CSGT xử phạt vi phạm. Kết hợp xử phạt với tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở mới dần hình thành trật tự giao thông, nâng cao ý thức của người dân.

Nhiều ý kiến còn cho rằng, Hà Nội có tới cả trăm khu vực cần xem xét lại tổ chức giao thông trong bối cảnh hiện tại, nếu mỗi nơi lại tốn nhiều thời gian để thí điểm như vậy sẽ làm giảm hiệu quả. Đối với người tham gia giao thông, việc phải thay đổi theo các quy định, nay được đi, mai lại bị cấm sẽ tạo nên sự bất an, thậm chí là bức xúc.

Trước đó, sau khi kết thúc 1 tháng thí điểm tổ chức lại giao thông tại nút giao Ngã Tư Sở và nút giao Hoàng Minh Giám - Hoàng Ngân, Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh, Sở GTVT đã có thông báo tiếp tục thí điểm phương án phân luồng tại các nút giao này. Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp tục thí điểm phân luồng tổ chức lại giao thông tại các nút giao trên đến ngày 22.10.2022.

Theo phương án phân luồng tổ chức giao thông đang được Sở GTVT Hà Nội thí điểm, tại nút giao Ngã Tư Sở, cấm các phương tiện đi thẳng, rẽ trái dưới gầm cầu Ngã Tư Sở theo hướng đường Nguyễn Trãi đi Tây Sơn, đường Láng. Các phương tiện từ đường Nguyễn Trãi đến nút giao dưới gầm cầu rẽ phải liên tục về đường Trường Chinh và quay đầu tại điểm mở trên đường Trường Chinh cách nút giao khoảng 700m, sau đó đi thẳng về đường Láng hoặc rẽ phải để đi Tây Sơn.

Tại nút giao Tố Hữu - Vũ Trọng Khánh, cấm các phương tiện rẽ trái từ đường Tố Hữu và đường Vũ Trọng Khánh; các phương tiện trên đường Tố Hữu đi thẳng và quay đầu tại điểm mở dải phân cách, cách nút giao khoảng 300m theo hướng đường Tố Hữu đi Vạn Phúc...

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng yêu cầu khắc phục ùn tắc giao thông tại các cảng hàng không

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề nghị Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kiểm tra, chỉ đạo khắc phục ùn tắc giao thông tại các cảng hàng không.

Ám ảnh ùn tắc giao thông khu hầm chui Lê Văn Lương đang thi công dang dở

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Việc rào chắn mặt đường Lê Văn Lương - Tố Hữu để phục vụ thi công hầm chui trong thời gian qua khiến các phương tiện lưu thông qua khu vực này phải "nhích từng chút" vào giờ cao điểm.

Sạt lở gây ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 37 qua Sơn La

Minh Nguyễn |

Sơn La - Sạt lở trên Quốc lộ 37 đoạn qua huyện Bắc Yên, Sơn La khiến giao thông ùn tắc cục bộ.

Ngập úng, ùn tắc giao thông và những kỳ vọng vào tân Chủ tịch Hà Nội

Phạm Đông |

Ùn tắc giao thông, ngập úng đô thị, ảnh hưởng từ những trận mưa cường độ lớn đã và đang tác động xấu đến cuộc sống của người dân tại Thủ đô. Do đó, các đại biểu, người dân đều kỳ vọng tân Chủ tịch Hà Nội có những giải pháp mang tính hiệu quả cao để giải quyết triệt để vấn đề này.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Phó Thủ tướng yêu cầu khắc phục ùn tắc giao thông tại các cảng hàng không

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đề nghị Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kiểm tra, chỉ đạo khắc phục ùn tắc giao thông tại các cảng hàng không.

Ám ảnh ùn tắc giao thông khu hầm chui Lê Văn Lương đang thi công dang dở

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Việc rào chắn mặt đường Lê Văn Lương - Tố Hữu để phục vụ thi công hầm chui trong thời gian qua khiến các phương tiện lưu thông qua khu vực này phải "nhích từng chút" vào giờ cao điểm.

Sạt lở gây ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 37 qua Sơn La

Minh Nguyễn |

Sơn La - Sạt lở trên Quốc lộ 37 đoạn qua huyện Bắc Yên, Sơn La khiến giao thông ùn tắc cục bộ.

Ngập úng, ùn tắc giao thông và những kỳ vọng vào tân Chủ tịch Hà Nội

Phạm Đông |

Ùn tắc giao thông, ngập úng đô thị, ảnh hưởng từ những trận mưa cường độ lớn đã và đang tác động xấu đến cuộc sống của người dân tại Thủ đô. Do đó, các đại biểu, người dân đều kỳ vọng tân Chủ tịch Hà Nội có những giải pháp mang tính hiệu quả cao để giải quyết triệt để vấn đề này.