Hà Nội: Ngang nhiên san lấp ao đầm, xây dựng nhà, kho xưởng

NHÓM PV |

Từ một ao đầm rộng 3,5 ha giữa lòng Thủ đô, Đầm Bông (Định Công, Hoàng Mai) giờ đây chỉ còn vỏn vẹn vài trăm mét vuông. Ngang nhiên bị san lấp, xây dựng trái phép rồi bị hô biến thành nhà ở, kho xưởng, thậm chí những công trình này còn được cung cấp điện sinh hoạt, điện 3 pha ngay trước mắt chính quyền.

Liên tiếp bị xử lý, vẫn công khai xây dựng trái phép

Giới thiệu là người có nhu cầu thuê kho xưởng, men theo ngõ 232 Trần Điền (P.Định Công, Q.Hoàng Mai) vào khu vực trước đây là Đầm Bông, đập vào mắt chúng tôi là hàng loạt biển hiệu cho thuê kho xưởng dán chằng chịt trên các ngôi nhà mái tôn được xây dựng san sát.

Liên hệ theo thông tin trên 1 bảng quảng cáo thuê nhà tại số nhà 98 ngõ 232 Trần Điền, chúng tôi gặp ông H - chủ của 4 kho xưởng liền kề nhau trên khu vực đất Đầm Bông. Biết chúng tôi là khách thuê kho, ông H sai nhân viên đưa chúng tôi vào bên trong một kho xưởng ngổn ngang vật liệu xây dựng (VLXD) đang chuẩn bị thi công.

Để việc xây dựng trái phép được diễn ra thuận lợi, VLXD như gạch đá, ximăng, cát... được chở vào bên trong kho rồi quây tôn, đóng cửa che chắn.

"Ở đây điện nước đầy đủ, nếu thuê làm kho hàng lâu dài có thể dựng thêm gác xép, lắp điều hoà cho người ở lại, những người thuê trước đây đều làm như thế" - người làm của ông H - cặn kẽ giới thiệu.

Đưa chúng tôi vào sâu phía bên trong của các kho xưởng theo lệnh của ông H, người này tiếp tục giới thiệu: "Giá cả thì gọi theo số 098.333.209x (chủ kho) để hỏi. Thực ra chỗ này khoảng chục năm trước chính là Đầm Bông, nhưng giờ bị lấp hết rồi, không lấp thì lấy đâu ra nhà để cho thuê”.

Đồng ý thuê kho xưởng theo thời gian và giá được ông H đưa ra, PV được hướng dẫn đến số nhà 70, đường Trần Điền để gặp ông H.

Ngoài những kho xưởng đã cho chúng tôi đi tham quan tại ngõ 232, ông H còn sở hữu rất nhiều kho khác cũng nằm quanh khu vực Đầm Bông, Đầm Sòi. Tất cả đều nằm trong khu vực quy hoạch công viên cây xanh, là đất san lấp trái phép rồi xây dựng "lậu" nhiều năm.

"Cứ 10 triệu 1 kho. Vi phạm thì vi phạm, nó tồn tại hàng chục năm nay rồi chả có làm sao" - ông H tự hào nói.

Bên trong kho xưởng của ông H đang xây dựng sai phép trên khu vực Đầm Bông. Ảnh: NHÓM PV
Bên trong kho xưởng của ông H đang xây dựng sai phép trên khu vực Đầm Bông. Ảnh: NHÓM PV

Bán điện 3 pha cho công trình xây dựng trái phép

Tiếp tục liên hệ thuê kho xưởng xây dựng trái phép trên Đầm Bông, cách nhà ông H không xa, tại ngách 52 ngõ 232 Trần Điền, chúng tôi đến kho xưởng của ông Đ theo biển quảng cáo cho thuê kho được dán từ đầu ngõ.

Gặp khách, ông Đ vồn vã giới thiệu cho chúng tôi kho đang có nhu cầu cho thuê với diện tích 100 m2, có đường điện 3 pha, mặt đường rộng 5m, giá thuê 10 triệu đồng/tháng.

"Nhà chú có 3, 4 kho quanh đây, như kho này rộng hơn 100 m2, chú chỉ lấy giá như 100 m2 là 10 triệu đồng/tháng thôi. Có điện 3 pha kéo tận nơi nếu cháu có nhu cầu" - ông Đ giới thiệu.

Bên cạnh dãy kho xưởng rộng hàng trăm mét vuông cho thuê, ông Đ còn xây dựng một căn nhà tầng khang trang.

"Điện 3 pha ở đây có là vì kéo về nhà của chú, nhà tầng luôn, ngay đây. Nhà không có sổ, xây trên đất nông nghiệp mà. Toàn phải làm luật thì chúng nó mới lơ đi, rồi xây ở thế thôi” - ông Đ tiết lộ.

Bà Nguyễn Thị Phượng - Chủ tịch UBND phường Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) trao đổi với Lao Động.Ảnh: Nhóm PV
Bà Nguyễn Thị Phượng - Chủ tịch UBND phường Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) trao đổi với Lao Động.Ảnh: Nhóm PV

Chuyền "quả bóng" trách nhiệm

Năm 2005, UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai, khu công viên hồ điều hòa có ký hiệu là A1/CXKV ở phường Định Công rộng 26,3 ha, trong đó, có 3,5 ha Đầm Bông.

Từ năm 2014, qua rà soát trên khu vực Đầm Bông có 80 trường hợp vi phạm quản lý đất đai. Đến năm 2019, kết luận thanh tra số 333 của Sở Tài nguyên & Môi trường Thành phố Hà Nội nêu rõ 1.042 trường hợp vi phạm và yêu cầu quận Hoàng Mai có biện pháp tiến hành xử lý những vi phạm này.

Thông tin từ lãnh đạo UBND phường Định Công, sau năm 2019 đến nay, khi phối hợp với Thành phố Hà Nội và quận Hoàng Mai rà soát thì phát sinh 5 trường hợp vi phạm tại khu vực này.

Trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thị Phượng - Chủ tịch UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai) - cho biết, khu vực Đầm Bông thực chất là ruộng trũng để người dân trồng rau, cấy lúa: “Việc kinh doanh nhà xưởng ở khu vực Đầm Bông đã tồn tại từ lâu. Việc mua đi bán lại các phần đất, kho xưởng trong khu vực đầm là “quyền của dân”, chính quyền địa phương không biết”.

Trước thông tin các chủ kho thừa nhận phải “làm luật” để được xây nhà, kho xưởng trái phép tại Đầm Bông, bà Phượng phủ nhận: "Đấy chỉ là người dân nói chứ không có chuyện “làm luật”. Chắc chỉ là thông tin qua lại chứ không chính xác, hoặc có thể là PV đã nghe nhầm".

Về tình trạng hàng loạt kho xưởng, công trình vi phạm được cung cấp điện để hoạt động sản xuất, bà Nguyễn Thị Phượng cho rằng: “Đây là trách nhiệm của điện lực, không liên quan đến phường”.

Trái ngược với quan điểm của chính quyền phường Định Công, ông Đỗ Phước Tùng - Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty Điện lực Hoàng Mai - khẳng định với Lao Động, việc bán điện cho từng hộ gia đình phải được chính quyền địa phương xác nhận thì mới có thể làm hợp đồng.

“Về thủ tục, hồ sơ để cấp các côngtơ thì đều được xác nhận của chính quyền địa phương. Trách nhiệm của điện lực là sẽ cấp đúng trình tự, phải có căn cứ hồ sơ đúng theo quy trình của ngành điện, phải có cái gì xác nhận, đảm bảo chính xác hộ dân được ở đấy thì điện lực mới cấp điện” - ông Tùng nêu quan điểm.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Ồ ạt tình trạng rao bán đất ven sông sau khi san lấp, xây công trình "lậu"

Nhóm PV |

Không dừng lại ở việc lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên các diện tích đất đầm, ao hồ, ven sông, tại Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) đất ven sông còn được rao bán, ngã giá công khai trong nhiều năm trở lại đây.

Long An vẫn thiếu nguồn đất san lấp cho các công trình trọng điểm

An Long |

Hiện nay, một số địa phương của tỉnh Long An như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thủ Thừa... không có nguồn đất san lấp, nên việc thực hiện các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng.

Quảng Ninh trưng dụng phế thải xây dựng thành vật liệu san lấp

Đoàn Hưng |

Trong khi việc đổ trộm rác thải xây dựng xuất hiện ngày một phổ biến tại Quảng Ninh, để giải quyết vấn nạn này, địa phương vừa ra văn bản “trưng dụng” phế thải xây dựng thành vật liệu san lấp. Quyết định này không chỉ giúp đảm bảo mỹ quan đô thị mà còn là cách để Quảng Ninh từng bước hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn theo chỉ đạo của Chính phủ.

"Đẻ thuê" bằng quan hệ trực tiếp: Ngã giá chi phí

Khánh Linh |

Công khai đăng tải trên các trang mạng xã hội, đặt ra yêu cầu và giá cả cụ thể, dịch vụ “đẻ thuê” bằng hình thức quan hệ trực tiếp đang được "trăm người bán, vạn người mua" vô cùng sôi động.

Cận cảnh công ty xử lý rác vừa bị phạt gần 1 tỉ đồng vì gây ô nhiễm

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Bầu không khí xung quanh khu xử lý rác thải của công ty Cổ phần Môi trường Thái Nguyên (xã Minh Đức, TP. Phổ Yên) thường xuyên trong tình trạng hôi thối, khét lẹt. Người dân đã quá bức xúc bởi môi trường sống bị ô nhiễm suốt nhiều năm qua.

Yếu tố cản trở thanh khoản thị trường căn hộ Hà Nội

ANH HUY |

Thị trường bất động sản đang phải đối mặt với các thách thức lớn hơn trước đó về tiếp cận nguồn vốn, chi phí đầu vào tăng, cũng như việc giải quyết các vấn đề pháp lý dự án kéo dài khiến nguồn cung hạn chế, thiếu các sản phẩm phù hợp...

Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu điều tra viên phải truy nộp hơn 18 tỉ lừa đảo

Việt Dũng |

Hoàng Văn Hưng - cựu điều tra viên bị TAND Hà Nội tuyên phạt tù chung thân tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và buộc bị cáo phải truy nộp hơn 18 tỉ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu.

Bản tin công đoàn: Công nhân thất nghiệp, chủ trọ, người buôn bán cũng ế ẩm

NHÓM PV |

Bản tin Công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Diễn đàn Người lao động - kênh quan trọng để Quốc hội xem xét nội dung công tác lập pháp; Công nhân thất nghiệp, chủ trọ và người buôn bán cũng ế ẩm; Chỉ chưa đầy 30% lao động còn tin vào doanh nghiệp cắt giảm nhân sự;...

Ồ ạt tình trạng rao bán đất ven sông sau khi san lấp, xây công trình "lậu"

Nhóm PV |

Không dừng lại ở việc lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên các diện tích đất đầm, ao hồ, ven sông, tại Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) đất ven sông còn được rao bán, ngã giá công khai trong nhiều năm trở lại đây.

Long An vẫn thiếu nguồn đất san lấp cho các công trình trọng điểm

An Long |

Hiện nay, một số địa phương của tỉnh Long An như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thủ Thừa... không có nguồn đất san lấp, nên việc thực hiện các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng.

Quảng Ninh trưng dụng phế thải xây dựng thành vật liệu san lấp

Đoàn Hưng |

Trong khi việc đổ trộm rác thải xây dựng xuất hiện ngày một phổ biến tại Quảng Ninh, để giải quyết vấn nạn này, địa phương vừa ra văn bản “trưng dụng” phế thải xây dựng thành vật liệu san lấp. Quyết định này không chỉ giúp đảm bảo mỹ quan đô thị mà còn là cách để Quảng Ninh từng bước hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn theo chỉ đạo của Chính phủ.