Giá cao bất thường tại dự án nhà ở xã hội lớn nhất Thái Bình

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Vũ Phúc (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đang được rao bán với giá cao hơn hàng trăm triệu đồng so với mức giá đã được Nhà nước phê duyệt, thẩm định.

Lời tòa soạn: Sau khi Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội được Chính phủ phê duyệt (tháng 4.2023), nhiều địa phương trên cả nước đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội. Đồng thời, tăng cường quản lý, giám sát để nhà ở xã hội được bán đúng giá và đến đúng đối tượng.

Tuy vậy, theo ghi nhận của Lao Động, tại dự án Vũ Phúc - dự án nhà ở xã hội lớn nhất tỉnh Thái Bình đang mở bán, giá nhà đang cao hơn hàng trăm triệu đồng/căn hộ so với giá được Nhà nước phê duyệt, thẩm định, khiến người thu nhập thấp rất khó tiếp cận. Đồng thời, ngân sách có nguy cơ thất thu thuế số tiền lớn.

Giá thực tế khác xa giá phê duyệt

Đầu năm 2024, chúng tôi được một môi giới tên Hưng, giới thiệu là nhân viên của chủ đầu tư tiếp cận, mời chào mua nhà tại dự án Vũ Phúc (xã Vũ Phúc, TP Thái Bình).

Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long (phường Phú Khánh, TP Thái Bình) làm chủ đầu tư, khởi công vào quý IV/2021, hoàn thành cuối năm 2023, với tổng mức đầu tư là 302,6 tỉ đồng.

Môi giới tên Hưng cho biết, dự án gồm 2 tòa nhà 9 tầng, tổng gần 500 căn hộ nhà ở xã hội, hiện đã bán được gần 200 căn. "Dự án gần trung tâm, chủ đầu tư bắt đầu bán từ lúc còn chưa xây móng. Giá từ 15,9 - 16,5 triệu đồng/m2", môi giới này cho biết.

Khi chúng tôi thắc mắc, giá cao hơn nhiều so với mức hơn 11 triệu đồng/m2 mà Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình đã thẩm định, phê duyệt, Hưng cho biết "giá thực tế khác giá phê duyệt".

Hưng cho biết, ngoài bán và cho thuê, dự án nhà ở xã hội Vũ Phúc cũng có một số căn để “ngoại giao“. Ảnh: Cắt từ clip
Theo môi giới, dự án Vũ Phúc được bán từ khi chưa xây móng. Ảnh: Cắt từ clip

"Ví dụ anh mua căn hộ 54,7m2 thì số tiền phải trả cho chủ đầu tư là 869 triệu đồng nhưng vào trong hợp đồng mua bán chỉ là hơn 600 triệu đồng thôi. Mục đích cũng là giúp mình tránh thuế", Hưng nói.

Môi giới này nói thêm, sau khi đặt cọc và đóng tiền đợt 1 số tiền hơn 300 triệu đồng, chủ đầu tư sẽ làm hồ sơ xét duyệt đối tượng cho khách hàng gửi lên Sở Xây dựng.

Sau khi xét duyệt, khách hàng không đủ điều kiện mua nhà ở xã hội thì cũng không được nhận lại tiền đã đóng mà chỉ còn cách nhờ một người khác đủ điều kiện đứng tên hộ.

Cho rằng Hưng chỉ là môi giới để ăn chênh lệch từ khách hàng, trong vai người có nhu cầu mua nhà ở xã hội, chúng tôi nhiều lần đến trực tiếp trụ sở của chủ đầu tư dự án Vũ Phúc là Công ty Cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long (địa chỉ: Km3+500, đường Hùng Vương, phường Phú Khánh, TP Thái Bình) để hỏi về thủ tục.

Nhân viên của chủ đầu tư nhà ở xã hội Vũ Phúc tư vấn cho khách hàng. Ảnh: Cắt từ clip
Nhân viên của chủ đầu tư nhà ở xã hội Vũ Phúc tư vấn cho khách hàng. Ảnh: Cắt từ clip

Tại đây, chúng tôi được Mạnh - nhân viên của Công ty Cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long - đưa đi xem trực tiếp tại dự án và giới thiệu nhiều căn hộ đa dạng về diện tích từ 37m2, 39m2, 44m2 đến 54m2. Giá bán dao động từ 15,9 - 16,5 triệu đồng/m2.

"Vào hợp đồng mua bán thì chỉ đúng theo giá Nhà nước duyệt. Phần tiền chênh không có hoá đơn, phiếu thu gì. Cả dự án đều như vậy", Mạnh nói.

Chúng tôi tìm hiểu tại một số căn hộ đã có người chuyển vào ở, họ cho biết cũng đều phải mua với mức giá cao hơn hàng trăm triệu đồng so với giá phê duyệt. Từ căn hộ thô, để hoàn thiện về ở, có những căn lên đến tiền tỉ, không kém gì nhà ở thương mại.

Theo Nghị định 49/2021, người mua nhà ở xã hội sẽ được vay ưu đãi tối đa 80% giá trị căn hộ (theo giá phê duyệt), lãi suất 4,8%/năm. Việc chênh giá đến hàng trăm triệu đồng/căn hộ như tại dự án Vũ Phúc khiến người mua nhà chỉ có thể vay tối đa 50% giá trị thực tế phải trả cho chủ đầu tư. Việc sở hữu nhà ở với người lao động thu nhập thấp đã khó càng thêm khó.

Người thu nhập thấp rất khó tiếp cận

Trong khi đó, tìm hiểu của Lao Động cho thấy, giá một số dự án nhà ở xã hội đang mở bán tại Bắc Ninh, Bắc Giang - 2 địa phương có kinh tế phát triển, cũng chỉ dao động từ 11 - 13 triệu đồng/m2, thấp hơn nhiều tại dự án Vũ Phúc (Thái Bình).

Hay như một dự án nhà ở xã hội được giới thiệu là "tiêu chuẩn quốc tế" có vị trí tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), hiện đang tiếp nhận hồ sơ đăng ký cũng có giá chưa đến 16,5 triệu đồng/m2.

Dễ hiểu vì sao, nhiều người lao động, thu nhập thấp ở Thái Bình rất khó tiếp cận với dự án Vũ Phúc. Trong khi đây là dự án nhà ở xã hội duy nhất ở địa phương hiện đang mở bán.

Bà Phạm Thị Phương (51 tuổi), làm nghề lao động tự do tại TP Thái Bình kể: "Tôi chỉ sống 1 mình, hiện đang thuê trọ, có một ít vốn tích cóp cũng định tìm mua căn hộ nhỏ để ở cho ổn định nhưng từ hôm đi hỏi biết giá bán căn 37m2 cũng gần 600 triệu đồng nên từ bỏ luôn ý định".

Giá bán chênh quá cao với giá phê duyệt khiến nhiều người thu nhập thấp khó tiếp cận dự án nhà ở xã hội Vũ Phúc. Ảnh: Trần Tuấn
Giá bán chênh quá cao với giá phê duyệt khiến nhiều người thu nhập thấp khó tiếp cận dự án nhà ở xã hội Vũ Phúc. Ảnh: Nhóm phóng viên

Hay như gia đình chị Vũ Mai Thu (31 tuổi), làm công nhân. Chị Thu cho biết, nhà có 4 người hiện đang thuê phòng trọ 20m2, có gác xép tại TP Thái Bình.

"Cũng muốn mua được nhà ở xã hội lắm. Nhưng nếu căn hơn 50m2 mà gần 900 triệu thì vượt tầm với của mình", chị Thu nói.

(Tên nhân viên môi giới đã được thay đổi)

Nhu cầu về nhà ở xã hội khá lớn

Theo tính toán của Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình, nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh này khá lớn, trong giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu là khoảng trên 53.600 người, khoảng 1,1 triệu m2 sàn, với trên 17.400 căn. Tuy nhiên, số lượng còn rất thấp, mới chỉ đáp ứng được 15% so với nhu cầu.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Các dự án nhà ở xã hội tại Ninh Bình vẫn chỉ nằm trên giấy

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Hiện tỉnh đã quy hoạch 4 khu nhà ở xã hội và dịch vụ công nhân với quy mô trên 80ha, trong đó có 2 dự án đang triển khai nhưng tiến độ mới chỉ dừng lại ở việc kêu gọi nhà đầu tư.

Nhiều cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội

Phan Anh |

Sáng 22.2, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024.

Giám sát chặt để đảm bảo bán nhà ở xã hội minh bạch, đúng đối tượng

ANH HUY |

Lâu nay, tình trạng cò rao bán nhà ở xã hội một cách công khai tiếp tục diễn ra, về vấn đề này, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, vẫn tổ chức những đoàn kiểm tra, phối hợp với các địa phương để đảm bảo những đối tượng mua nhà ở xã hội sẽ rõ ràng, chính xác hơn.

Phiên hòa giải giữa người lao động và Công ty Dệt Hòa Khánh bất thành

Tường Minh |

Người lao động của Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng không đồng tình với phương án trả nợ của chủ doanh nghiệp đưa ra tại buổi hòa giải vì cho rằng, thời gian trả nợ quá dài.

Chính quyền cơ sở thiếu rốt ráo, môi giới cô dâu trái phép ở Hải Phòng vẫn tiếp diễn

Nhóm PV |

Theo lãnh đạo một số địa phương trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, tình trạng môi giới cô dâu vẫn rầm rộ trên địa bàn, một phần do đường dây này hoạt động tinh vi, khó kiểm soát. Một phần do... bận lo nhiều công việc khác.

Diễn biến mới vụ bắt Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga

Ngọc Vân |

Xuất hiện thêm nghi phạm bị bắt cùng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Timur Ivanov.

Không có quốc gia nào "hóa rồng", "hóa hổ" mà không có công nghiệp điện tử

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, một nghiên cứu gần đây cho thấy, không có bất kỳ quốc gia nào "hóa rồng", "hóa hổ" mà không có ngành công nghiệp điện tử và gần đây còn có khái niệm về ngành công nghiệp chuyển đổi số.

Limousines X.E Việt Nam ở Thái Bình bất chấp dư luận, coi thường pháp luật

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau phản ánh của Báo Lao Động, UBND TP.Thái Bình đã lập tức chỉ đạo Công an thành phố tăng cường tuần tra, xử lý đối với các vi phạm dừng đỗ đón, trả khách của các xe limousine thuộc Công ty TNHH X.E Việt Nam. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV ngày 24.4, các xe limousine của doanh nghiệp này vẫn công khai vi phạm.

Các dự án nhà ở xã hội tại Ninh Bình vẫn chỉ nằm trên giấy

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Hiện tỉnh đã quy hoạch 4 khu nhà ở xã hội và dịch vụ công nhân với quy mô trên 80ha, trong đó có 2 dự án đang triển khai nhưng tiến độ mới chỉ dừng lại ở việc kêu gọi nhà đầu tư.

Nhiều cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội

Phan Anh |

Sáng 22.2, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024.

Giám sát chặt để đảm bảo bán nhà ở xã hội minh bạch, đúng đối tượng

ANH HUY |

Lâu nay, tình trạng cò rao bán nhà ở xã hội một cách công khai tiếp tục diễn ra, về vấn đề này, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, vẫn tổ chức những đoàn kiểm tra, phối hợp với các địa phương để đảm bảo những đối tượng mua nhà ở xã hội sẽ rõ ràng, chính xác hơn.