NGÀY 1.7 CHÍNH THỨC TĂNG LƯƠNG CƠ SỞ:

Gánh nặng đồng lương lên gia đình công chức

MINH BẰNG |

Từ ngày 1.7 tới đây, lương cơ sở sẽ được tăng thêm 100.000 đồng, từ 1.390 nghìn đồng lên 1.490 nghìn đồng. Như vậy thu nhập từ lương của mỗi gia đình có hai vợ chồng đều là công chức sẽ được tăng thêm chưa đến 1 triệu đồng. Mức tăng ấy vẫn không làm giảm gánh gặng kinh tế đối với mỗi gia đình.

Tiêu đến giữa tháng là…hết tiền

Chị Nguyễn Minh Hòa - cán bộ một BQL dự án của Hà Nội cho PV xem “Nhật ký chi tiêu hàng tháng” lưu trên điện thoại: “Hai vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước, sau gần 15 năm làm việc, hiện thu nhập của tôi khoảng 5 triệu đồng, chồng tôi nhận lương 6 triệu đồng. Tổng cộng hai vợ chồng 11 triệu đồng nhưng lúc nào cũng quay cuồng về tiền”.

Theo “nhật ký chi tiêu” của chị Hòa, tiền ăn cho cả gia đình gồm 2 vợ chồng, 2 đứa con là 3,5 triệu đồng. Tiền học cho con tính tổng cộng các khoản là 4 triệu đồng. Tiền điện nước 1,5 triệu đồng, tiền xăng xe, gửi xe hai vợ chồng 1,5 triệu đồng, tiền điện thoại hai vợ chồng 1 triệu đồng, chi phí phát sinh 500 ngàn đồng…, sơ sơ đã hết 9,5 triệu đồng.

“Còn bao nhiêu khoản không thường xuyên cần chi tiêu như hiếu, hỉ, ốm đau, quần áo… nhìn chung tháng nào cũng “âm” vài triệu và chúng tôi phải bù bằng một số việc làm thêm. Cả chục năm nay cả nhà không dám đi xem phim, xem ca nhạc. Đi du lịch thì vài năm một lần để chiều con cái nhưng cũng chỉ dám chọn những nơi bình dân nhất” - chị Hòa nói.

Tương tự hoàn cảnh chị Hòa là rất nhiều bác sĩ ở các bệnh viện công lập mà khi trưng bảng lương không ít người ngỡ ngàng: Tổng mức lương, thu nhập, tiền trực của một bác sĩ có chục năm kinh nghiệm chỉ… 8 triệu đồng đồng. Mỗi một đêm trực chỉ được trả khoản tiền công chưa đủ mua cái bánh mì pate.

Tổng số biên chế ngành tòa án thời điểm cuối năm 2017 là hơn 17.000 người, trong đó có gần 15.000 biên chế công chức, viên chức. Thu nhập bình quân tính theo lương tại TAND tối cao là 5,85 triệu đồng/tháng, tại Học viện Tòa án là 3,6 triệu đồng/tháng. Mức lương này nếu sống tại Hà Nội và TPHCM chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu chi tiêu mỗi tháng.

Từ 1.7.2019, lương giáo viên bậc 5 của giáo viên THCS (hệ số 3,34) tính cả phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi (30%) thì thực nhận chỉ 5,86 triệu đồng. Lương giáo viên THPT bậc 9 (kịch khung, hệ số 4,98) thì cộng cả phụ cấp cũng chỉ được 9,23 triệu đồng/tháng. Hàng triệu gia đình giáo viên vẫn chưa thoát khỏi sự chật vật của điều kiện kinh tế.

Nguồn: Chính phủ
Nguồn: Chính phủ

Lương đuổi theo giá đến bao giờ

Bộ Nội vụ cho biết: Tổng biên chế công chức năm 2019 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, biên chế công chức dự phòng và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 259.598 biên chế. Nếu tính cả biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã thì con số lên tới 11 triệu.

Đợt tăng lương sắp tới đây, Nhà nước cũng đã chuẩn bị nguồn chi lên tới 16.200 tỉ đồng để bổ sung. Tuy nhiên, mức tăng thêm sẽ không giúp cải thiện nhiều đời sống trong gia đình hiện nay nhất là trong bối cảnh những khoản chi thiết yếu đã tăng từ trước. Giá điện đã tăng bình quân 8,36% từ tháng 3.2019 nhưng trên thực tế với cách tính giá điện bậc thang thì mức chi trả tiền điện mỗi gia đình đã tăng khoảng 30 - 50%. Chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ năm ngoái cũng tăng từ 2 - 3%, giá dịch vụ y tế, nước sinh hoạt cũng tăng so với năm ngoái.

Trong bối cảnh ấy, lương cơ sở có tăng 7,19% nhưng mức sống thì vẫn tương đương, thậm chí thấp hơn năm ngoái.

Theo quy định mới, mức lương cao nhất của công chức giữ chức danh chuyên gia cao cấp lên đến 14,9 triệu đồng. Tuy nhiên chủ yếu công chức hiện nay ở nhóm A0, A1, A2 có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89 tương đương 3,129 - 7,286 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn hệ số lương thấp tới mức phi lý so với mức sống hiện nay là loại 2 của nhóm công chức ngạch C có hệ số lương từ 1,50 - 3,48 tương ứng với mức lương từ 2,235 - 5,185 triệu đồng/tháng. Đó là những công chức làm thủ quỹ cơ quan, đơn vị; nhân viên thuế. Loại 3 của nhóm công chức này là những người làm kế toán viên sơ cấp, có hệ số lương từ 1,35 - 3,33 với mức lương tương ứng từ 2,0115 - 4,9617 triệu đồng/tháng.

Theo một số chuyên gia, công thức tính lương công chức, viên chức dựa vào lương cơ sở đã lạc hậu. Nếu so với thang lương, bảng lương áp dụng cho CB, CC, VC giai đoạn 1986-1993 thì cách xây dựng thang lương, bảng lương giai đoạn từ năm 2004 trở lại đây không khác về bản chất, đó là tiền lương được xác lập trước và cố định. Cụ thể: Thang lương vẫn được xây dựng theo nguyên tắc tối thiểu-trung bình-tối đa, theo hệ thống ngạch, bậc cố định, được điều chỉnh tăng, giảm khoảng cách qua từng thời kỳ.

Mức lương trả cho cán bộ, công chức, viên chức chưa gắn với số lượng, chất lượng công việc, chưa gắn với thực tế giá trị sức lao động và tốc độ tăng giá của hàng hóa trên thị trường. Đây là yếu tố cản trở sự phát triển, kìm hãm nỗ lực phấn đấu của người lao động.

Cải cách tiền lương, gắn với vị trí việc làm và theo thị trường là điều bắt buộc, đồng thời cũng sẽ tháo gỡ những gánh nặng về lương cho những gia đình công chức.

Phó Chủ nhiệm Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi: Vẫn còn khoảng cách về lương giữa khu vực công và tư

Tiền lương là giá trị của sức lao động. Khu vực công hay tư, giá trị sức lao động đều như nhau. Do đó không có lý gì duy trì một khoảng cách lớn về tiền lương giữa 2 khu vực công, tư. Cụ thể, tiền lương của khu vực công đang trả với mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng sắp tăng lên 1.49.000 đồng/tháng vẫn thấp hơn so với khu vực tư. Định hướng trong tương lai, tiền lương tối thiểu của khu vực công phải tiệm cận với tiền lương của khu vực tư. Cụ thể hơn, mức thấp nhất của tiền lương khu vực công phải bằng tiền lương tối thiểu của vùng 1, sau đó từng bước vươn tới bằng bình quân của 4 vùng lương. Đặc biệt, tới năm 2030, mức thấp nhất nêu trên phải cao hơn bình quân chung của 4 vùng lương của khu vực tư. Đây chính là việc thực hiện mục tiêu thu hút người tài vào khu vực Nhà nước, hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám”. ANH THƯ

2,65%

Tổng cục Thống kê: Quý II/2019, CPI tăng 0,74% so với quý trước và tăng 2,65% so với cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 6 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Bình quân 6 tháng đầu năm 2019 so cùng kỳ năm trước, giá thực phẩm tăng 5,4%; trong đó, riêng giá thịt lợn tăng 14,85% làm cho CPI chung tăng khoảng 0,62% so với cùng kỳ năm trước. Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá, quần áo may sẵn, dịch vụ giao thông... đều tăng. Giá điện sinh hoạt 6 tháng đầu năm 2019 tăng 5,84% so với cùng kỳ năm trước.P.V

MINH BẰNG
TIN LIÊN QUAN

Nếu lương đủ sống, không người lao động nào muốn làm thêm

QUẾ CHI |

Qua tham vấn trực tiếp người lao động (NLĐ), nhóm hơn 30 tổ chức và cá nhân thuộc 6 mạng lưới/ nhóm làm việc vừa có bản khuyến nghị góp ý về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có vấn đề về lương và thời giờ làm việc.

Lương thấp, người lao động không có cách nào khác là phải làm thêm giờ

Quế Chi |

“Hiện nay, lương của NLĐ còn thấp nên để đảm bảo cuộc sống, họ không có cách nào khác là phải làm thêm giờ. Nếu lương đủ sống thì không NLĐ nào lại muốn làm thêm giờ cả” - bà Kim Thị Thu Hà - Giám đốc điều hành Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) chia sẻ tại Hội thảo tham vấn và chia sẻ các khuyến nghị đối với Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) diễn ra sáng 20.6.

Lương tối thiểu vùng 2020: Các bên đưa ra những mức tăng khác nhau

ANH THƯ |

Kết thúc phiên thứ nhất của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (đại diện người lao động) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI - đại diện người sử dụng lao động) chưa tìm ra được tiếng nói chung vì vẫn còn khoảng cách trong đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Nếu lương đủ sống, không người lao động nào muốn làm thêm

QUẾ CHI |

Qua tham vấn trực tiếp người lao động (NLĐ), nhóm hơn 30 tổ chức và cá nhân thuộc 6 mạng lưới/ nhóm làm việc vừa có bản khuyến nghị góp ý về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có vấn đề về lương và thời giờ làm việc.

Lương thấp, người lao động không có cách nào khác là phải làm thêm giờ

Quế Chi |

“Hiện nay, lương của NLĐ còn thấp nên để đảm bảo cuộc sống, họ không có cách nào khác là phải làm thêm giờ. Nếu lương đủ sống thì không NLĐ nào lại muốn làm thêm giờ cả” - bà Kim Thị Thu Hà - Giám đốc điều hành Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) chia sẻ tại Hội thảo tham vấn và chia sẻ các khuyến nghị đối với Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) diễn ra sáng 20.6.

Lương tối thiểu vùng 2020: Các bên đưa ra những mức tăng khác nhau

ANH THƯ |

Kết thúc phiên thứ nhất của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (đại diện người lao động) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI - đại diện người sử dụng lao động) chưa tìm ra được tiếng nói chung vì vẫn còn khoảng cách trong đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020.