Đường đi bộ 64 tỉ đồng ven sông Tô Lịch hoang tàn, mất an ninh trật tự

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Sau vài năm đưa vào sử dụng, những tuyến đường dành riêng cho người đi bộ ở Hà Nội rơi vào cảnh hoang tàn, nhếch nhác và ngập rác thải.

Theo ghi nhận của Lao Động ngày  13 và sáng 14.3, tại tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch, chỉ trong thời gian ngắn, nơi đây trở nên xuống cấp, ngổn ngang rác thải, nhiều vị trí bị biến thành nơi đổ phế thải, vật liệu xây dựng.

Do không còn được khai thác nên hàng loạt vị trí trên đoạn đường đi bộ ven sông trở thành nơi đỗ xe, quán trà đá.

Tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đầu tư xây dựng vào đầu năm 2019, với tổng mức đầu tư lên tới 64 tỉ đồng. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch được đầu tư lên tới 64 tỉ đồng. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch có tổng chiều dài khoảng 4km, mặt đường rộng 4m, do Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đầu tư xây dựng, với tổng mức đầu tư lên tới 64 tỉ đồng.

Sau khi hoàn thiện, tuyến đường được kỳ vọng sẽ trở thành nơi đi bộ thư giãn lý tưởng cho người dân Hà Nội nói chung, người dân sống quanh khu vực sông Tô Lịch nói riêng.

Chỉ trong thời gian ngắn tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch không hoạt động, nơi đây đã trở nên xuống cấp, ngổn ngang rác thải. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Chỉ trong thời gian ngắn tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch không hoạt động, nơi đây đã trở nên xuống cấp, ngổn ngang rác thải. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Rác thải ngổn ngang sau thời gian ngắn tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch không hoạt động. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Khi được đưa vào khai thác, tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch được nhiều người dân quanh khu vực ủng hộ và sử dụng. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm hoạt động, tuyến đường đã dừng hoạt động để phục vụ thi công dự án cống gom Nhà máy nước thải Yên Xá. 

Nhiều vị trí bị biến thành chỗ đổ phế thải, vật liệu xây dựng. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiều vị trí bị biến thành chỗ đổ phế thải. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ông Nguyễn Văn Nam (52 tuổi, Yên Hòa, Cầu Giấy) cho biết, con đường đi bộ đang sạch đẹp, khang trang nhưng đến khi ngưng hoạt động đã trở thành nơi đổ trộm rác của người dân; những tháng gần đây còn xuất hiện một số đối tượng xấu khiến cho người dân không dám đi qua đây vào buổi tối.

“Trước khi dừng khai thác tôi thường tập thể dục ở đây vào mỗi buổi chiều tối, nhưng từ ngày có công trình xây dựng, tôi đã hạn chế đi qua đây" - ông Nam nói.

Ông Nam nêu các nguyên nhân như do việc người dân đổ rác quanh đây rất nhiều khiến mùi hôi thối bốc lên rất nồng nặc. Mặt khác, việc quây tôn, rào tạo ra nhiều góc khuất làm cho nơi đây trở thành chỗ tập trung cho những đối tượng nghiện vào buổi tối.

Kim tiêm bị vứt ngổn ngang tại tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Kim tiêm vứt tại tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Cách đó 4km, tại tuyến đường dành cho người đi bộ trên phố Thái Hà, tình trạng rác thải ngập ngụa, phương tiện ôtô, xe máy lấn chiếm lối ra vào cũng diễn ra thường xuyên.

Tuyến đường dành cho người đi bộ trên phố Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) được UBND TP.Hà Nội đưa vào khai thác từ giữa năm 2020, có chiều dài khoảng 400m, kéo dài từ ngã tư Thái Hà - Yên Lãng đến Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.

Tuyến đường được dựng barie rào chắn ở hai đầu ra vào để chặn các phương tiện cơ giới xâm lấn. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Tuyến đường được dựng barie rào chắn ở hai đầu ra vào. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tuyến đường được chia thành 3 đoạn nhỏ, mỗi đoạn có dựng barie rào chắn ở hai đầu ra vào để chặn các phương tiện cơ giới xâm lấn.

Từ khi đưa vào hoạt động, tuyến đường đi bộ tại phố Thái Hà đã nhanh chóng trở thành điểm vui chơi, tập thể dục yêu thích của người dân sinh sống xung quanh nhất là người già và trẻ em.

Dù đã có barie rào chắn ở hai đầu ra vào nhưng nhiều phương tiện vẫn bất chấp dừng đỗ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Dù đã có barie rào chắn ở hai đầu ra vào nhưng nhiều phương tiện vẫn bất chấp dừng đỗ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Dù đã có barie rào chắn nhưng nhiều phương tiện vẫn bất chấp dừng đỗ. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều vị trí trên tuyến đường trở thành nơi tập kết rác thải bốc mùi hôi thối.

Anh Nguyễn Gia Bảo (21 tuổi, Thái Hà, Đống Đa) cho biết, do là nơi tập trung đông hàng quán nên việc rác thải ngập ngụa, ôtô, xe máy lấn chiếm lối ra vào thường xuyên diễn ra.

"Rác thải nhiều nên bốc mùi hôi thối rất khó chịu, không chỉ ảnh hưởng đến người dân đi bộ mà còn khiến hàng loạt hộ dân xung quanh phải đóng cửa kín mít cả ngày lẫn đêm", anh Bảo nói.

Vật liệu xây dựng tràn lan trên tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vật liệu xây dựng tràn lan trên tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vật liệu xây dựng tràn lan trên tuyến đường đi bộ ven sông. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Rác thải bị người dân đổ trộm trên tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Rác thải bị người dân đổ trộm trên tuyến đường đi bộ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Cỏ mọc um tùm trên tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Cỏ mọc um tùm trên tuyến đường đi bộ ven sông. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiền biển quảng cáo được treo dọc tuyến đường dành cho người đi bộ trên phố Thái Hà. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiều biển quảng cáo treo dọc tuyến đường dành cho người đi bộ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Bã mía của quán nước phía trên đổ trộm trên tuyến đường dành cho người đi bộ phố Thái Hà. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Bã mía của quán nước phía trên đổ trộm trên đường đi bộ phố Thái Hà. Ảnh: Vĩnh Hoàng
PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG
TIN LIÊN QUAN

Nhếch nhác những tuyến đường đi bộ hàng chục tỉ đồng giữa Thủ đô

Dương Anh - Thùy Linh |

Những tuyến đường đi bộ từng được đầu tư ở Thủ đô đang "ngập" rác thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng không chỉ tới đời sống của các hộ dân tại đây mà còn cả người qua lại, gây mất mĩ quan thành phố.

Đường đi bộ 64 tỉ đồng ven sông Tô Lịch thành đường rác vì quy trình ngược

Lê Thanh Phong |

Đầu tư con đường đi bộ ven sông Tô Lịch (Hà Nội) với tổng kinh phí 64 tỉ đồng, nhưng hiện nay con đường này trở thành nơi chứa rác.

Tuyến đường đi bộ 64 tỷ đồng ven sông Tô Lịch trở nên hoang tàn

ÁNH LINH |

Hà Nội - Sau 1 tháng tạm dừng hoạt động để phục vụ Dự án xây dựng Hệ thống xử lý nước thải, đường đi bộ ven sông Tô Lịch, với vốn đầu tư 64 tỉ đồng, trở nên hoang tàn.

Nhìn lại một năm Việt Nam mở cửa du lịch

Thúy Ngọc |

Mở cửa trong bối cảnh còn nhiều thách thức, ngành du lịch tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và đạt những kết quả quan trọng.

Vụ ông Nguyễn Viết Dũng: Chi bộ kỷ luật Bí thư là đúng quy trình

Tường Minh |

Quảng Nam - Lãnh đạo Thị uỷ thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nói việc Chi bộ Đảng thực hiện các bước kỷ luật đối với ông Nguyễn Viết Dũng - Bí thư của Chi bộ này là bình thường và đúng quy trình.

Đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng nay 15.3, đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên đến Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái sau 3 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bốn ngân hàng có vốn Nhà nước đồng loạt giảm lãi suất 0,2%

Đức Mạnh |

Động thái giảm lãi suất huy động của nhóm big 4 nằm trong nỗ lực giảm các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước từ 0,5% đến 1% bắt đầu từ ngày hôm nay 15.3.

Người dân đến sớm xếp hàng, chen chúc lấy phiếu hẹn đăng kiểm

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Một số trạm đăng kiểm xe cơ giới ở Hà Nội đã đưa ra hình thức phát phiếu hẹn để có thể kiểm soát lượt vào và giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, với hình thức này, nhiều người cũng phải đến từ sớm xếp hàng, thậm chí chen chúc nhau đăng ký lịch hẹn.

Nhếch nhác những tuyến đường đi bộ hàng chục tỉ đồng giữa Thủ đô

Dương Anh - Thùy Linh |

Những tuyến đường đi bộ từng được đầu tư ở Thủ đô đang "ngập" rác thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng không chỉ tới đời sống của các hộ dân tại đây mà còn cả người qua lại, gây mất mĩ quan thành phố.

Đường đi bộ 64 tỉ đồng ven sông Tô Lịch thành đường rác vì quy trình ngược

Lê Thanh Phong |

Đầu tư con đường đi bộ ven sông Tô Lịch (Hà Nội) với tổng kinh phí 64 tỉ đồng, nhưng hiện nay con đường này trở thành nơi chứa rác.

Tuyến đường đi bộ 64 tỷ đồng ven sông Tô Lịch trở nên hoang tàn

ÁNH LINH |

Hà Nội - Sau 1 tháng tạm dừng hoạt động để phục vụ Dự án xây dựng Hệ thống xử lý nước thải, đường đi bộ ven sông Tô Lịch, với vốn đầu tư 64 tỉ đồng, trở nên hoang tàn.