Dự báo thị trường lao động: "Ấm" hay "lạnh" căn cứ sức khỏe nền kinh tế

LƯƠNG HẠNH |

Dịch COVID-19 bùng phát thời gian qua khiến thị trường lao động tại nhiều vùng kinh tế trọng điểm phía Nam biến động mạnh. DN cắt giảm nhân công, lao động không/thiếu việc làm... là bức tranh chung khá ảm đạm. Theo các chuyên gia, thời gian tới, thị trường lao động có sôi động hay không tùy thuộc vào "sức khỏe" của nền kinh tế.

Kiểm soát dịch đến đâu, thị trường lao động phục hồi đến đó

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ LĐTBXH) cho rằng, thời gian tới, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt với chiến lược phòng, chống dịch điều chỉnh linh hoạt, hoạt động kinh tế sẽ khôi phục. Nhờ đó, thị trường lao động sẽ phục hồi nhanh chóng để đáp ứng các điều kiện sản xuất, kinh doanh.

Ngược lại, nếu diễn biến dịch xấu đi, thị trường lao động cầm chừng, thậm chí ở 1 số địa phương, ngành nghề sẽ "đóng băng".

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, 3 tháng cuối năm 2021, nhu cầu nhân lực tại thành phố cần khoảng trên 43.600 - 56.800 chỗ làm việc. Nhu cầu nhân lực có xu hướng tăng ở các nhóm nghề mang tính thế mạnh như kinh doanh thương mại dịch vụ, công nghệ thông  tin, cơ khí-tự động hóa, vận tải - cảng - kho bãi, du lịch-nhà hàng - khách sạn...

Nhằm phục vụ nhu cầu khôi phục, đẩy mạnh sản xuất dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp gia tăng tuyển dụng lao động. Ảnh: Hải Nguyễn
Nhằm phục vụ nhu cầu khôi phục, đẩy mạnh sản xuất dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp gia tăng tuyển dụng lao động. Ảnh: Hải Nguyễn

Tại Bình Dương, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lên phương án để sản xuất trở lại, dự báo tỉnh có thể thiếu hụt tới 40.000-50.000 lao động. Nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động để khôi phục hoặc mở rộng sản xuất như: Công ty Techtronic Industries tuyển dụng 3.000 công nhân; chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên gỗ Hoàng Thông cần ngay 100 lao động phổ thông...

Tại Đồng Nai, thời điểm cuối tháng 9, sàn giao dịch việc làm trực tuyến được đơn vị tổ chức có 28 đơn vị tuyển dụng với tổng nhu cầu tuyển dụng gần 4,7 ngàn lao động; nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm số lượng lớn, chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như: may mặc, giày da, điện tử…

Tăng cường kết nối cung - cầu

Theo các chuyên gia, thị trường lao động, việc làm nhiều tỉnh phía Nam đang có chuyển biến tích cực, hứa hẹn sôi động hơn.

Đặc biệt, đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động bằng nhiều hình thức, trong đó có các phiên giao dịch trực tuyến, các phương tiện truyền thông, mạng xã hội... đang là giải pháp được nhiều đơn vị phát huy.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều phiên giao dịch việc làm với “gói” việc làm “3 trong 1” (giới thiệu việc làm, hỗ trợ tìm nhà trọ, xét nghiệm COVID-19 miễn phí) nhằm hỗ trợ người lao động yên tâm đến, ở lại thành phố tìm việc được nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trung tâm phối hợp với mạng lưới các đơn vị dịch vụ việc làm ở các tỉnh, thành trong cả nước để kết nối người lao động với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động. Nhờ đó, ngay trong những ngày đầu tháng 10, chương trình đã nhận được sự tham gia của trên 170 doanh nghiệp với hơn 50.000 vị trí tuyển dụng.

nhu cầu tuyển dụng lao động nữ của các doanh nghiệp cao hơn 3% so với lao động nam. Ảnh: Hải Nguyễn
nhu cầu tuyển dụng lao động nữ của các doanh nghiệp cao hơn 3% so với lao động nam. Ảnh: Hải Nguyễn

Ngoài ra, nhằm thu hút lao động quay lại thành phố làm việc, Thành phố Hồ Chí Minh còn lên phương án phối hợp với các tỉnh, thành phố trong tổ chức vận chuyển, đưa người lao động đến thành phố làm việc.

Theo đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm làm tỉnh Đồng Nai, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều lao động chưa an tâm ở lại hoặc đến làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp. Đơn vị này sẽ tăng cường tổ chức sàn giao dịch việc làm trực tuyến trong tình hình mới, giúp người lao động và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng phỏng vấn, tương tác một cách thuận lợi; tăng cường tuyên truyền, động viên người lao động, nhất là những lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tham gia phỏng vấn trực tuyến để sớm có việc làm trở lại.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Thị trường lao động đang và cần chuyên gia không phụ thuộc vào tuổi

Thu Trà thực hiện |

Nhiều người lao động sau khi nghỉ hưu vẫn muốn tiếp tục cống hiến cho đời. Xã hội vẫn đang có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về vấn đề này. Báo Lao Động đã phỏng vấn TS Vũ Minh Tiến - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐVN, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn.

Chương trình phục hồi thị trường lao động: Chú trọng việc triển khai

ANH THƯ |

Với Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động, các chuyên gia cho rằng việc triển khai thực hiện là quan trọng nhất, trong đó chú ý về nguồn lực, kinh phí.

Toạ đàm "Phục hồi và phát triển thị trường lao động: Đâu là chìa khoá?"

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Chương trình giao lưu trực tuyến: "Phục hồi và phát triển thị trường lao động: Đâu là chìa khoá?" do Báo Lao Động tổ chức diễn ra lúc 10h ngày 30.12.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Thị trường lao động đang và cần chuyên gia không phụ thuộc vào tuổi

Thu Trà thực hiện |

Nhiều người lao động sau khi nghỉ hưu vẫn muốn tiếp tục cống hiến cho đời. Xã hội vẫn đang có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về vấn đề này. Báo Lao Động đã phỏng vấn TS Vũ Minh Tiến - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐVN, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn.

Chương trình phục hồi thị trường lao động: Chú trọng việc triển khai

ANH THƯ |

Với Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động, các chuyên gia cho rằng việc triển khai thực hiện là quan trọng nhất, trong đó chú ý về nguồn lực, kinh phí.

Toạ đàm "Phục hồi và phát triển thị trường lao động: Đâu là chìa khoá?"

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Chương trình giao lưu trực tuyến: "Phục hồi và phát triển thị trường lao động: Đâu là chìa khoá?" do Báo Lao Động tổ chức diễn ra lúc 10h ngày 30.12.