Chương trình phục hồi thị trường lao động: Chú trọng việc triển khai

ANH THƯ |

Với Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động, các chuyên gia cho rằng việc triển khai thực hiện là quan trọng nhất, trong đó chú ý về nguồn lực, kinh phí.

6 giải pháp

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành “Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động”.

Trong đó, có những nội dung quan trọng như chính sách hỗ trợ lao động ngoại tỉnh chi phí sinh hoạt tối thiểu, chi phí đi lại, y tế, sắp xếp nơi ở tạm thời, hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt; các giải pháp để thu hút lao động ngoại tỉnh quay trở lại làm việc; duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%..

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ:

Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc.

Thứ hai, hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.

Thứ ba, tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển thị trường lao động.

Thứ tư, tổ chức kết nối cung - cầu lao động, trên cơ sở nắm chắc diễn biến của cung - cầu lao động, cả về số lượng, ngành nghề, trình độ; chuẩn bị phương án huy động nguồn nhân lực như học sinh, sinh viên, bộ đội xuất ngũ, công an hoàn thành nghĩa vụ.

Thứ năm, phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, lành mạnh và ổn định. Trong đó, bộ sẽ sửa đổi, bổ sung các Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Giáo dục nghề nghiệp. Cùng đó, xây dựng dữ liệu về lao động, việc làm và chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp để quản lý.

 
Hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Thứ sáu, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp, kịp thời có phương án ngăn ngừa, giải quyết khi tranh chấp lao động, đình công xảy ra.

Chú trọng việc triển khai hiệu quả

Ông Đinh Ngọc Quý - Uỷ viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, chương trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành mang tính chất ngắn hạn. Chính sách đã có, quan trọng làm sao để triển khai, thực hiện một cách nhanh nhất.

Ở đây, người lao động cần mưu sinh và đảm bảo sức khoẻ an toàn. Còn đối với doanh nghiệp sự hỗ trợ để phục hồi và phát triển sản xuất.

Ông Quý nhấn mạnh, dịch COVID-19 đã tác động đến thị trường lao động, trong đó nhóm lao động khu vực phi chính thức rất khó khăn.

"Do đó, cần phải sự vào cuộc từ các bên từ nhà nước đến chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm… Vai trò của cơ quan quản lí nhà nước kết hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ nhóm lao động này" - ông Quý nói.

Theo Uỷ viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, nhìn lại năm 2020, chúng ta đã có chương trình tổng thể phát triển thị trường lao động đến năm 2030. Kì họp Quốc hội vừa qua, chương trình cơ cấu nền kinh tế trong đó có phần thị trường lao động cũng đề cập vấn đề này.

Chính phủ gấp rút chuẩn bị chương trình tổng thể về phát triển kinh tế bền vững sau đại dịch. Quốc hội sẽ có kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1 về các vấn đề trên.

Ông Quý cho hay: "Với Chương trình của Bộ, việc triển khai thực hiện là quan trọng nhất, trong đó chú ý về nguồn lực, kinh phí. Đây là phần doanh nghiệp, người lao động và các địa phương mong chờ nhất. Không có nguồn lực rất khó triển khai thực hiện"

Uỷ viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng cần xác định rõ nguồn lực, nhóm ưu tiên… của chương trình. Quan trọng nguồn lực đó cụ thể ra sao, có thực sự hỗ trợ được thị trường lao động hay không? Việc hỗ trợ phải giúp phục hồi thị trường chắc chắn, bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Giải ngân các gói hỗ trợ: Sẽ hiệu quả hơn nếu đủ cơ sở dữ liệu lao động

ANH THƯ |

Trong những năm qua, nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được triển khai. Song, tiến độ giải ngân gói hỗ trợ còn thấp. Các chuyên gia cho rằng: Do hạn chế về cơ sở dữ liệu lao động nên chính sách chưa phủ hết nhóm lao động.

Công đoàn, người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

Hà Anh |

Với sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc trong thời gian qua, anh Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó quản đốc phân xưởng sửa chữa thiết bị cơ khí và vận tải, Xí nghiệp bảo dưỡng, Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, giải pháp mang lại hiệu quả trong sản xuất.

Người lao động ở Đắk Nông thu nhập cao nhất 16 triệu đồng/tháng

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Năm 2021, bình quân người lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được các doanh nghiệp trả mức lương khoảng 16 triệu đồng/tháng, còn thấp nhất là 3,6 triệu đồng/tháng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Giải ngân các gói hỗ trợ: Sẽ hiệu quả hơn nếu đủ cơ sở dữ liệu lao động

ANH THƯ |

Trong những năm qua, nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được triển khai. Song, tiến độ giải ngân gói hỗ trợ còn thấp. Các chuyên gia cho rằng: Do hạn chế về cơ sở dữ liệu lao động nên chính sách chưa phủ hết nhóm lao động.

Công đoàn, người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

Hà Anh |

Với sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc trong thời gian qua, anh Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó quản đốc phân xưởng sửa chữa thiết bị cơ khí và vận tải, Xí nghiệp bảo dưỡng, Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, giải pháp mang lại hiệu quả trong sản xuất.

Người lao động ở Đắk Nông thu nhập cao nhất 16 triệu đồng/tháng

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Năm 2021, bình quân người lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được các doanh nghiệp trả mức lương khoảng 16 triệu đồng/tháng, còn thấp nhất là 3,6 triệu đồng/tháng.