Toạ đàm "Phục hồi và phát triển thị trường lao động: Đâu là chìa khoá?"

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Chương trình giao lưu trực tuyến: "Phục hồi và phát triển thị trường lao động: Đâu là chìa khoá?" do Báo Lao Động tổ chức diễn ra lúc 10h ngày 30.12.

Khách mời đến chương trình ngày hôm nay là ông Đinh Ngọc Quý - Uỷ viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và bà Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội - Bộ LĐTBXH.

Chương trình do Báo Lao Động tổ chức, được tường thuật trên Báo Lao Động điện tử laodong.vn.

 

Tính đến hết quý III, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm; tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi ở quý III lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Đại dịch khiến hàng triệu người lao động bị giảm, giãn việc, mất việc... Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như Nghị quyết số 68, Nghị quyết số 116... nhằm giúp người lao động, doanh nghiệp giảm bớt phần nào khó khăn, hỗ trợ chính thị trường lao động.

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành “Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động”, trong đó, có chính sách hỗ trợ lao động ngoại tỉnh chi phí sinh hoạt tối thiểu, chi phí đi lại, y tế, sắp xếp nơi ở tạm thời, hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt; các giải pháp để thu hút lao động ngoại tỉnh quay trở lại làm việc; duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%... là một trong những nội dung quan trọng.

Thực tế nhiều thách thức

MC: Tính đến hết quý  III, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm; tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi ở quý III lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Ông, bà có đánh giá như thế nào về thực tế này?

- Ông Đinh Ngọc Quý - Uỷ viên thường trực Ủy ban xã hội của Quốc hội: Qua số liệu trên, thấy được tác động dịch COVID-19 chưa từng có đến doanh nghiệp, đời sống việc làm.

Đây là cuộc khủng hoảng lớn về việc làm, lao đông. Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của toàn cầu. Vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm, ảnh hưởng của thu nhập, gánh nặng của doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt ở các tỉnh nằm trong vùng tâm dịch như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương…

Mặc dù vậy, chúng ta không đến mức bi quan khi số liệu của Tổng cục thống kê số liệu hôm qua thị trường lao động có những phục hồi đáng kể.

Như người lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên tăng 18 triệu người so với quý III.

Việc nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội, kinh tế-xã hội dần phục hồi, thích ứng ứng tình hình mới. Doanh nghiệp quay trở lại làm việc, suy giảm về thu nhập đã được phục hồi từng bước.

Ngành ảnh hưởng là dịch vụ du lịch rất khó khăn, đặc biệt đối tượng lao động tự do. Vì vậy, cần quan tâm về chính sách hỗ trợ, phục hồi thị trường lao động.

MC: Tính đến hết quý III, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm; tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi ở quý III lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Ông, bà có đánh giá như thế nào về thực tế này?

 
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội - Bộ LĐTBXH

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội - Bộ LĐTBXH: Chúng ta cũng biết là trong suốt 2 năm đặc biệt là cuối năm nay cũng có rất nhiều đánh giá về tác động của COVID-19 trên mọi mặt của đời sống trong đó có thị trường lao động.

Những con số thống kê cũng đã chỉ ra các tác động nặng nề với đại dịch này đối với thị trường lao động. Các con số thống kê này chỉ nói đến một phần tác động.

Bắt đầu từ 27.4 đến nay, chúng ta thấy các doanh nghiệp lúc đóng lúc mở, lúc nào cũng trong trạng thái trực chiến. Tác động của nó không chỉ trước mắt mà còn là lâu dài.

Chúng ta đã chứng kiến những cảnh đoàn người lao động di chuyển về quê chống dịch và không biết bao giờ mới trở lại.

Thống kê cũng cho chúng ta thấy phụ nữ ảnh hưởng nhiều hơn. Về độ tuổi thì lao động trẻ ảnh hưởng nhiều hơn. Chúng ta thấy những con số này mới chỉ là con số tác động trực tiếp.

Nếu không có đại dịch thì mỗi năm chúng ta tạo ra 1 triệu việc làm nữa. Chúng ta nói tác động lên người lao động không thì không phải mà là tác động lên tất cả công dân, những người không có thu nhập ổn định.

Một nhóm bị ảnh hưởng nặng mà chúng ta có thể thấy mà chính sách chưa đến đó là nhóm lao động tự do thị trường phi chính thức. Thường chúng ta đã bỏ qua nhóm này.

MC: Thưa hai vị khách mời, đại dịch khiến hàng triệu NLĐ bị giảm, giãn việc, mất việc... Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như Nghị quyết số 68, Nghị quyết số 116... nhằm giúp NLĐ, DN giảm bớt phần nào khó khăn, hỗ trợ chính thị trường lao động.

Mới đây, Bộ LĐTBXH vừa ban hành “Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động”, trong đó, có chính sách hỗ trợ lao động ngoại tỉnh chi phí sinh hoạt tối thiểu, chi phí đi lại, y tế, sắp xếp nơi ở tạm thời, hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt; các giải pháp để thu hút lao động ngoại tỉnh quay trở lại làm việc; duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%... là một trong những nội dung quan trọng.

Quý vị có đánh giá như thế nào về các chính sách hỗ trợ này?

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương: Nhìn chung chúng ta thấy chính sách hỗ trợ về bản chất là chính sách thị trường lao động.

Thị trường lao động bao gồm chính sách chủ động như chính sách đào tạo việc làm, đào tạo nghề,... và những chính sách bị động như hưởng bảo hiểm thất nghiệm, hỗ trợ bảo hiểm nhiều lần hay 1 lần,...

Chính phủ rất quyết liệt liên tục đưa ra những chính sách để hỗ trợ với người lao động, càng ngày càng đến được với những đối tượng được hưởng. Điều này chứng tỏ, Chính phủ quyết tâm và sát cánh cùng người lao động trong cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19.  

 

Ông Đinh Ngọc Quý: Trước tình hình đại dịch chưa có trong tiền lệ, ban đầu chúng ta có những lúng túng nhất định. Kể từ 27.4, chúng ta có những quyết sách rất khác biệt so với năm 2020.

Nhìn lại năm 2020, chúng ta có chương trình tổng thể phát triển thị trường lao động đến năm 2030. Kì họp Quốc hội vừa qua, trong chương trình cơ cấu nền kinh tế trong đó có phần thị trường lao động cũng đề cập vấn đề này.

Chính phủ gấp rút chuẩn bị chương trình tổng thể về phát triển kinh tế bền vững sau đại dịch. Quốc hội sẽ có kỳ họp bất thường lần đầu tiên của khoá XV vào đầu tháng 1 về các vấn đề liên quan chính sách tài khoá…

Chính sách thị trường lao động về mặt dài hạn đã có chương trình từ Văn kiện, Nghị quyết về chương trình phát triển kinh tế xã hội…

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19, chương trình của Bộ LĐTBXH vừa ban hành mang tính chất ngắn hạn. Bản chất các hoạt động cơ bản đã bám sát vào tất cả những gì chúng ta đã có. Nó là nền tảng chính sách chủ động, ngắn hạn.

Với chính sách ngắn hạnh, bản chất thật chính sách hỗ trợ tiền mặt, tức thời như hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp trên 30 tỉ đồng với người lao động, chính sách đóng quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp đã được xử lý, chính sách hỗ trợ từ bữa ăn trưa, F0, F1, doanh nghiệp áp dụng 3 tại chỗ… của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Chính sách tổng thể thuế phí... Chính sách phục hồi thị trường lao động của Bộ LĐTBXH mang tính chất quan điểm định hướng trong ngắn hạn.

Nhưng triển khai thực hiện quan trọng nhất là nguồn lực, kinh phí. Đây là phần doanh nghiệp, người lao động và các địa phương mong chờ nhất. Không có nguồn lực rất khó triển khai thực hiện.

Quyết định của Bộ LĐTBXH còn phụ thuộc chương trình tổng thể, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội bền vững về mặt vĩ mô.

Phần này, Chính phủ gấp rút triển khai, Quốc hội cho ý kiến. Ngoài chính sách ngắn hạn cần thiết kế lại chính sách một số khía cạnh như bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội, đào tạo nghề, bảo hiểm thất nghiệp…

MC: Thưa bà Lan Hương, bà là người từng rất nhiều lần đề xuất việc lập bản đồ việc làm, số hóa dữ liệu về người lao động theo ngành nghề, vùng miền... để thống nhất trong triển khai, thực thi chính sách hỗ trợ cũng như thuận tiện về hoạch định chính sách. Xin bà nói rõ hơn về đề xuất này?

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương: Tôi nghĩ là đây vừa là công tác quản lí lao động. Đại dịch vừa rồi cho thấy chúng ta không có một chính sách nền nào bao phủ được người lao động.

Lỗ hổng đầu tiên của chúng ta là hệ thống chính sách không trên mặt bằng, có nghĩa là hỏng chỗ nào mới sửa chỗ ấy.

Khi chúng ta cần thực hiện chính sách mang tính đại trà. Đơn cử như dịch COVID-19 vừa qua chúng ta không nắm được đối tượng. Chính sách phải được tiếp cận thông qua đối tượng, nhu cầu của đối tượng…

Vì không nắm được những điều trên các chính sách hàng nghìn tỉ cũng chỉ là ước lượng. Bộ LĐTBXH có ghi chép cung cầu lao động, tòa bộ 23 triệu hộ gia đình. Nếu về nguyên tắc thì chúng ta đã có nắm được, nhưng khi thực hiện chính sách thì chúng ta lại không đồng bộ.

Khi có vấn đề xảy ra chúng ta không phát huy những nền tảng số liệu đó. Khi dịch COVID-19 bùng phát, chính sách này chỉ hướng đến đối tượng chính thức, đang được thụ hưởng. Các đối tượng đang bị tác động lớn như phi chính thức, lao động tự do…

Mãi cho đến Nghị định 68 thì chúng ta mới có một dòng cuối cùng là hỗ trợ lao động tự do. Tôi nghĩ là cần phải tổng kiểm kê về người lao động. Nếu có nền tảng về thông số thì chúng ta dễ dàng nhận biết được.

Chúng ta nhận được cái đánh giá nhu cầu của các đối tượng là người lao động một cách rộng rãi. Tuy nhiên, chúng ta cần thông cảm cho Chính phủ vì đại dịch này quá lớn. Nhưng nếu chúng ta có nền tảng chính sách bao phủ từ trước thì việc hỗ trợ lao động trở nên rất dễ.

Cần làm những chính sách đại trà trước, nhỏ nhưng bao phủ rộng. Bây giờ cũng vẫn chưa muộn. Chính sách cần mang tính đồng đều, đồng nhất và mang tính đồng bộ. Nếu chúng ta nắm được đối tượng thì chúng ta không phải bổ sung, tìm những đối tượng khác và quan tâm những đối tượng kèm theo.

Ông Đinh Ngọc Quý - Uỷ viên thường trực Ủy ban xã hội của Quốc hội
Ông Đinh Ngọc Quý - Uỷ viên thường trực Ủy ban xã hội của Quốc hội

- Ông Đinh Ngọc Quý: Đại dịch là cơ hội là để chúng ta nhìn lại những hạn chế của các chính sách hỗ trợ. Chính sách hỗ ngắn hạn, gói tiền mặt của nghị quyết 68 năm 2021 và quyết định 23 của Chính phủ các gói chính sách đã khắc phục khá nhiều những tồn tại của những chính sách của năm 2020, tỷ lệ giải ngân đã được khắc phục khá nhiều trong năm 2021.

Tuy nhiên cần phải nhìn nhận việc thay đổi đầu tiên là hệ thống quản lý nhà nước. Cơ quan quản lý nhà nước cần phải là người dẫn dắt, phải là người thay đổi trước.

Đó là, cần phải thay đổi tư duy quản lý thị trường lao động ở Việt Nam chuyển từ quản lý thị trường lao động và sang quản trị thị trường lao động ra làm sao? Cái gì là quản lý, cái gì là quản trị, cái gì là trả lại vai trò cho thị trường, trả lại vai trò 3 bên theo nguyên lý của quan hệ lao động,...

Tôi đồng ý với quan điểm của bà Nguyễn Thị Lan Hương, chính sách gì thì chính sách nhưng cần phải vận hành trên nền tàng nào.

Ý tưởng tốt, chính sách hay nhưng toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu của chúng ta mà không tốt thì việc thực thi chính sách sẽ có sự hạn chế.

Chính vì vậy, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường lao động nói riêng và ngành lao động nói chung cần đc thiết kế lại theo những gì đã có nhưng cần phải sắp xếp cho phù hợp.

MC: Quá trình tác nghiệp thực tế, PV Báo Lao Động ghi nhận ý kiến nhiều NLĐ. Theo đó, rất nhiều người trở về quê khi các đợt dịch bùng phát ở các địa phương không/chưa có ý định quay lại thành phố làm việc.

Một "lỗ hổng" thiếu hụt nhân lực khiến nhiều Cty, DN dùng mọi chính sách hỗ trợ, thu hút NLĐ để đảm bảo đủ nhân lực khôi phục sản xuất.

Ở cấp địa phương, nhiều cơ quan chức năng của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM,... đến từng địa phương có đông lao động để phối hợp đưa họ trở lại thành phố làm việc. Thế nhưng, đây chỉ là cách làm manh mún của các DN, địa phương,... Cấp vĩ mô, ông/bà có đề xuất gì về chính sách đảm bảo tính bền vững cho thị trường lao động?

- Ông Đinh Ngọc Quý: Câu chuyện này dự báo từ trước ngay sau khi có dòng người hồi hương trở về quê sau khi nới lỏng giãn cách xã hội ở các tỉnh phía Nam.

Các địa phương ban đầu cũng bị động trước sự việc này. Có những tỉnh hàng chục nghìn người về từ các tỉnh phía Nam. Câu chuyện kết nối lao động, thu gom lại lao động, thuyết phục người lao động quay trở lại?

Vai trò của chính quyền địa phương ra sao khi gánh nhiều hệ luỵ cho COVID-19 mang lại. Nhà nước ngoài những hỗ trợ đã có về tài khoá, thuế phí… cái cụ thể làm sao hỗ trợ họ trong việc thông tin người lao động nắm được nhu cầu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vai trò hỗ trợ của Trung tâm dịch vụ việc làm, các hiệp hội và chính quyền địa phương cùng chung tay tạo thành mạng lưới người lao động quay trở lại làm việc.

Người lao động cần mưu sinh hằng ngày, tồn tại. Họ cần có việc làm để sinh tồn. Nhưng họ cần nhà ở, doanh nghiệp hỗ trợ nhà ở cho họ ra sao?

Trong chương trình phục hồi thị trường cần có những hỗ trợ về nhà ở, đi lại, y tế là chi phí xét nghiệm, không may nhiễm COVID-19 ngoài vai trò nhà nước thì vai trò trấn an tâm lý ổn định.

Bên cạnh đó, về giáo dục có nơi cho con gái học học hành ổn định. Đặc biệt, hỗ trợ nhà ở xã hội. Các khu công nghiệp cần trang bị vấn đề này ra sao?

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương: Đây phải biến thành các chương trình. Việc đứt gãy về thị trường lao động nhưng nếu một đất nước có gần 100 triệu dân như Việt Nam thì thị trường nội địa rất tốt. Chúng ta phải có một điều chỉnh cụ thể.

Bản thân toàn bộ Luật Việc làm 2013 đã nói về toàn bộ thị trường lao động. Việc đưa giải phát là Trung tâm dịch vụ việc làm chỉ là một khâu để thực hiện.

Vừa rồi chúng tôi vừa có một khảo sát nhỏ người lao động về quê chỉ chờ đợi. Chính quyền địa phương tại quê hương họ cũng không giải quyết việc làm.

Sau đại dịch chỉ có khoảng 50% người lao động quay lại vị trí việc làm cũ. Đây không phải lúc nghỉ ngơi. Lúc này còn quan trọng hơn lúc NLĐ mới di chuyển về quê. Nếu NLĐ thất nghiệp quá lâu, không có việc làm quá lâu sẽ gây ra các tệ nạn kèm theo.

Quan trọng nhất là những biện pháp trực tiếp phải thực hiện ngay. Các cấp chính quyền tại nơi họ đang sống, đang đến cần phải hỗ trợ cho NLĐ.

Cách đây 20 năm NLĐ ra đi vì không có việc làm. Nhưng bây giờ ngay tại các địa phương, nhờ kinh tế số, kết nối thông minh, NLĐ không nhất thiết phải quay trở lại thành phố mà họ vẫn có thể ở quê hương phát triển kinh tế.

Đây là lúc chúng ta cần xem lại, thiết kế lại các hệ thống chính sách. Ví dụ như chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Không phải chỉ những đối tượng làm công ăn lương mất việc mà tất cả các đối tượng lao động đều có thể thất nghiệp.

Hàn Quốc đang thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm. Nếu chuyển từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp sang bảo hiểm việc làm thì rất nhiều người sẽ tham gia.

Chúng ta còn có hệ thống số liệu để thực hiện chính sách này. Chúng ta có database, chúng ta có thể kết nối trực tiếp với người lao động để hỗ trợ với họ. Chính sách ít thôi nhưng nhỏ, có tính bao phủ thì càng dễ dàng hỗ trợ được cho các đối tượng NLĐ.

MC: Theo Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, lực lượng lao động trở về quê trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư là tương đối lớn.

Tại 63 địa phương, con số chính thức là 1,3 triệu người, trong đó số người dân di chuyển từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê chiếm 60%. khoảng 30% người dân các địa phương đã về quê có nhu cầu quay trở lại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam làm việc, 30% muốn chuyển sang lĩnh vực khác ở các địa bàn khác, còn lại là muốn ở lại quê.

Như vậy, các thành phố, khu công nghiệp sẽ thiếu hụt vài chục % lao động so với thời điểm trước dịch. Việc khôi phục sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu nguồn nhân lực không đủ. Ông/bà có thể nếu những hệ lụy của thực tế này?

 

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương: Tôi có cái nhìn lạc quan hơn về vấn đề này. Đợt dịch này có thể là dịp để doanh nghiệp thực hiện các cuộc cải cách, đại dịch bên cạnh những điều tiêu cực thì đã mang lại cho chúng ta những cơ hội rất lớn ví dụ như nền tảng làm việc tại nhà, các công việc hành chính thì sẽ được tự động hóa,...

Có lẽ cũng đã đến lúc chúng ta không nên duy trì những doanh nghiệp có hàng chục nghìn công nhân như hiện nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hiện nay cũng đang trong tình trạng “on/off” không doanh nghiệp nào dám tuyển ồ ạt bởi dịch bệnh cũng đang gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Qua đại dịch này, chúng ta nhận thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cao hơn so với trước đây. Và không thể để những khu công nghiệp mà người lao động tới làm việc mà không có những dịch vụ xã hội nào hỗ trợ.

Việc hình thành thị trường lao động vành đai rất quan trọng nhưng thị trường phải nhận được hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp.

Thay vì chúng ta chờ nhu cầu của doanh nghiệp kêu gọi thì chúng ta cần khẩn thiết các cấp chính quyền phải tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, đào tạo chuyển đổi, cho vay vốn để thực hiện các dự án start up,...

- Ông Đinh Ngọc Quý: Vai trò định hướng thị trường lao động của Nhà nước rất quan trọng. Thiếu lao động cục bộ là có thật.

Phải nói chính quyền, công đoàn… đã vào cuộc. Để khắc phục điều này rất khó khăn. Việc làm công rất yếu, có thể nói chúng ta làm chưa thành công.

Câu chuyện quy hoạch, ly nông không ly hương, làm sao có nền tảng, kế hoạch rõ ràng. Làm sao các bên kết nối được, vai trò cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý, công đoàn… ra sao?

Chính sách có nguồn lực rõ ràng, thì địa phương mới triển khai được. Nếu không lại đến doanh nghiệp, người lao động lại tiếp tục gặp những khó khăn.

6 nhóm giải pháp

MC: Thưa hai vị khách mời, để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ LĐTBXH đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ.

Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút người lao động quay trở lại làm việc.

Thứ hai, hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.

Trong đó, chú trọng hướng dẫn doanh nghiệp để xây dựng mô hình sản xuất an toàn, thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, bảo hiểm xã hội; hỗ trợ vay vốn tạo việc làm; chi phí tuyển dụng lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm…

Thứ ba, tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển thị trường lao động.

Thứ tư, tổ chức kết nối cung - cầu lao động, trên cơ sở nắm chắc diễn biến của cung - cầu lao động, cả về số lượng, ngành nghề, trình độ; chuẩn bị phương án huy động nguồn nhân lực như học sinh, sinh viên, bộ đội xuất ngũ, công an hoàn thành nghĩa vụ.

Thứ năm, phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, lành mạnh và ổn định. Trong đó, bộ sẽ sửa đổi, bổ sung các Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Giáo dục nghề nghiệp. Cùng đó, xây dựng dữ liệu về lao động, việc làm và chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp để quản lý.

Thứ sáu, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp, kịp thời có phương án ngăn ngừa, giải quyết khi tranh chấp lao động, đình công xảy ra.

Với 6 nhóm giải pháp này, quý vị cho rằng đã đủ chưa?

- Ông Đinh Ngọc Quý: Chương trình này không mang tính hiệu ứng, nguyên tắc. Chính sách thế đã là quá nhiều, chỉ có điều tôi thấy cái gì phải tức thời, làm ngay thì làm luôn.

Người lao động họ sống được là ăn uống, mưu sinh, sức khỏe phải được an toàn. Còn đối với doanh nghiệp là chắc chắn được hỗ trợ là họ yên tâm, có sự đồng hành của nhà nước.

Có lẽ tôi nghĩ chúng ta không nên bàn nhiều quá về chính sách mà hãy bàn để làm sao để triển khai nó, thực hiện chính sách một cách nhanh nhất.

Qua đó, tôi cũng nhấn mạnh doanh nghiệp phải tạo ra phúc lợi xã hội hơn nữa, hỗ trợ NLĐ hơn nữa. Hiện nay lao động ở khu vực phi chính thức quá lớn, nhóm này khó khăn hơn rất nhiều.

Do đó, cần phải sự vào cuộc từ các bên từ nhà nước đến chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm… Vai trò của cơ quan quản lí nhà nước kết hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ nhóm lao động này.

Khu vực lao động phi chính thức này chúng ta phải tính việc làm, tạo việc làm cho họ là vấn đề rất nghiêm trọng. Quan trọng nhất là NLĐ được thụ hưởng thật, tiếp cận thật.

MC: Ông Lê Quang Trung - Nguyên Phó cục trưởng phụ trách Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH cho rằng, để triển khai “Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động”, cần ban hành dự án cụ thể hỗ trợ trực tiếp cho thị trường lao động.

Trong các dự án cụ thể, xác định từng nhóm đối tượng, mục tiêu, giải pháp, đặc biệt vấn đề tài chính để thực hiện có hiệu quả các dự án.

Cần có những dự án hỗ trợ người lao động từ khu công nghiệp về quê; dự án phát triển lĩnh vực, ngành nghề mới; Dự án nâng cao hỗ trợ trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện hỗ trợ thông tin thị trường lao động - dự án này phải có nguồn kinh phí thoả đáng, đảm bảo đúng tính chất hoạt động vì mục tiêu xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận; Dự án hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp nhận nhóm đối tượng quay trở lại làm việc - chú ý vấn đề sản xuất, an sinh xã hội, nhà ở trường học, y tế, thậm chí hỗ trợ thêm cho họ khoản bằng tiền để quay lại làm việc.

Bên cạnh đó, cần có nhóm dự án hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất, nâng cao bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động; Dự án cho nhóm người đã có nghề, chỉ cần đi vào đào tạo thực chất bồi dưỡng chứ không cần văn bằng, chứng chỉ; Nhóm dự án cho người nghỉ việc lâu ngày cho người quay trở lại thị trường lao động; Nhóm hỗ trợ cho lao động phi chính thức… Ông/bà có ý kiến gì về quan điểm của ông Trung?

 

- Ông Đinh Ngọc Quý: Cần xác định rõ nguồn lực, nhóm ưu tiên… Quan trọng nguồn lực đó cụ thể ra sao, có thực sự hỗ trợ được thị trường lao động hay không? Việc hỗ trợ phải giúp phục hồi thị trường chắc chắn, bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, tạo ra công ăn việc làm, sản phẩm. Toàn bộ câu chuyện này, tôi sẽ không nói gì thêm vì tuần sau Quốc hội có kỳ họp bất thường sẽ bàn về vấn đề này.

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương: Quan trọng của Chính phủ là phải ra một cơ chế. Việc chúng ta quản lí tập trung quá khiến cấp dưới thiếu tính sáng tạo, không dám vượt qua khỏi vòng an toàn.

Việc dân chủ hóa quản lí, trao quyền cho các cơ sở sẽ tạo ra một sức mạnh rất lớn. Chương trình Nông thôn mới, chương trình Việc làm công ngày trước cũng như vậy. Các vùng sâu, vùng xa trẻ em vẫn không được đến trường. Đấy chính là việc của những chương trình việc làm công.

Giao thông liên công, giao thông nhỏ. Việc làm công tạo ra những phát huy sức mạnh của cộng đồng. Những chương trình đó đã có trong Luật Việc làm thì chúng ta cứ làm thôi.

Cần phải lan tỏa những chính sách đó thì chúng ta sẽ có nguồn, có tiền. Bên cạnh đó, chúng ta cần phát huy sự tham gia tối đa của người dân, cơ sở.

Không có ai có thể nói thay cho người dân. Như vậy, Chính phủ, chính quyền các cấp tạo ra các đường biên để NLĐ, người dân sẽ được hưởng. Nguyên tắc vẫn là càng sớm, càng tốt, phải làm ngay. Những kết quả rõ ràng, đong đếm được thì đó mới là phục hồi. Ai cũng có việc làm, bằng các hành động cụ thể.

MC: Thưa hai vị khách mời, ngoài “Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động”, theo quý vị, các bộ, ngành nào cần vào cuộc để cùng khôi phục và phát triển thị trường lao động.?

- Ông Đinh Ngọc Quý: Nói nôm na mỗi lĩnh vực thì có một Bộ ngành chịu trách nhiệm phụ trách quản lý. Chính vì vậy, việc phục hồi thì trường lao động thì trách nhiệm tham mưu chính là của Bộ Lao động TB&XH Để gắn với chương trình tổng thể phát triển kinh tế thì về quy định phát lý thì vai trò của Chính phủ là quan trọng nhất.

Đối với việc triển khai cụ thể thì Bộ kế hoạch – đầu tư và Bộ Tài chính rất quan trọng. Đây là 2 Bộ trọng tâm để gắn chương trình phục hồi thị trường lao động với chương trình phục hồi kinh tế thông qua những giải pháp cụ thể.

Bên cạnh đó, vai trò của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cụ thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,... đây là những đơn vị có lượng lớn thành viên nằm trong lực lượng lao động. Ta phải kết hợp giữa quản lý nhà nước và vai trò của các tổ chức chính trị xã hội thì mới có sự giám sát, hỗ trợ và thúc đẩy.

- Bà Nguyễn Thị Lan Hương: Nền tảng thực hiện chương trình phải là chính quyền cấp xã. Việc làm là hành động cụ thể. Nên cấp thực hiện là cấp trực tiếp. Những người về quê là người ở vùng nông thôn, nên hệ thống Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, chương trình nông thôn mới… nên có những chương trình lồng ghép với chương trình tạo việc làm nông thông.

Hơn nữa, đối với nhóm người vùng sâu, vùng xa cần sự tham gia Uỷ Ban dân tộc kết hợp chương trình giảm nghèo đa chiều như hỗ trợ hạ tầng, vay vốn việc làm. Khâu nối giữa các hội, đoàn thanh niên sẽ “cứu” nhóm không vào được thị trường lao động.

Xem phân khúc thị trường lao động, nếu đơn vị nào gần đối tượng nào nhất sẽ hỗ trợ. Có sự chung tay của nhiều đơn vị xây dựng các đề án, đơn giản nhất, nhanh nhất để “cấp cứu” thị trường lao động.

MC: Thưa Quý vị và các bạn, sau 1 giờ 30 phút giờ trao đổi, chúng ta đã được lắng nghe rất nhiều ý kiến của hai vị khách mời về “Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động”.

Chúng tôi hy vọng nội dung cuộc giao lưu đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý vị. Xin trân trọng cảm ơn đại biểu đã tham dự buổi tọa đàm. Cảm ơn khán giả đã quan tâm theo dõi. Chương trình giao lưu trực tuyến của báo Lao Động xin được dừng tại đây. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình lần sau.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

LĐLĐ tỉnh Lai Châu: Hỗ trợ trên 7000 suất quà cho lao động khó khăn

Lưỡng Hà |

LĐLĐ tỉnh Lai Châu đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 9 nhiệm kỳ 2018-2023, tổng kết phong trào công chức, viên chức lao động (CCVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022; công tác thi đua khen thưởng năm 2021...

Đà Nẵng: Trao quà hỗ trợ 14.800 đoàn viên, người lao động dịp Tết

Tường Minh |

Đà Nẵng - Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng thống nhất sẽ trao quà hỗ trợ cho 14.800 đoàn viên, người lao động trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần.

Cách tính tuổi nghỉ hưu sớm của người suy giảm khả năng lao động

ANH THƯ |

Cơ quan bảo hiểm xã hội giải đáp tuổi nghỉ hưu khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động trên 81%.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

LĐLĐ tỉnh Lai Châu: Hỗ trợ trên 7000 suất quà cho lao động khó khăn

Lưỡng Hà |

LĐLĐ tỉnh Lai Châu đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 9 nhiệm kỳ 2018-2023, tổng kết phong trào công chức, viên chức lao động (CCVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022; công tác thi đua khen thưởng năm 2021...

Đà Nẵng: Trao quà hỗ trợ 14.800 đoàn viên, người lao động dịp Tết

Tường Minh |

Đà Nẵng - Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng thống nhất sẽ trao quà hỗ trợ cho 14.800 đoàn viên, người lao động trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần.

Cách tính tuổi nghỉ hưu sớm của người suy giảm khả năng lao động

ANH THƯ |

Cơ quan bảo hiểm xã hội giải đáp tuổi nghỉ hưu khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động trên 81%.