Thị trường lao động: Gần 400.000 người từ 15-24 tuổi thất nghiệp quý II

QUỲNH CHI |

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tình hình lao động việc làm quý II cho thấy thị trường lao động chưa thấy dấu hiệu khả quan với số người có việc làm giảm so với quý trước.

Người lao động làm việc ở khu vực công nghiệp và xây dựng bị ảnh hưởng về thu nhập nhiều nhất

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II năm 2021 là 51,1 triệu người, tăng 44,7 nghìn người so với quý trước và tăng 1,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, so với cùng kỳ năm 2019 khi chưa có dịch, lực lượng lao động vẫn thấp hơn 304 nghìn người.

So với quý trước, lực lượng lao động tăng chủ yếu ở khu vực thành thị (tăng 354,8 nghìn người) và lực lượng lao động nam (tăng 36,3 nghìn người). So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động tăng chủ yếu ở khu vực thành thị (tăng hơn 1 triệu người) và lực lượng lao động nữ (tăng hơn 1,3 triệu người).

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý II năm 2021 là 68,5%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 62,3%, thấp hơn 12,9 điểm phần trăm so với nam (75,2%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 66,6%, trong khi đó tỷ lệ này ở nông thôn là 69,7%.

Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị. Đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý II năm 2021 là 26,1%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ qua đào tạo của lao động khu vực thành thị đạt 41,1%, cao hơn 2,3 lần so với khu vực nông thôn.

Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý II năm 2021 là 49,9 triệu người, giảm 65 nghìn người so với quý trước và tăng gần 1,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng này cũng thấy được ở khu vực nông thôn và ở nữ giới.

Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch COVID-19 lần thứ tư đã làm tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn.

Lao động sản xuất tự sản tự tiêu cần nâng cao tay nghề

Trong quý II năm 2021, hầu hết các ngành kinh tế đều ghi nhận mức giảm thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước. Người lao động làm việc ở khu vực công nghiệp và xây dựng bị ảnh hưởng về thu nhập nhiều nhất với mức thu nhập bình quân tháng đạt 6,7 triệu đồng.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước và giảm 82,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là 2,62%.

Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp trong quý II năm 2021 là 389,8 nghìn người, chiếm 31,8% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên quý II năm 2021 là 7,47%, tăng 0,03 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,13 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động sản xuất tự sản tự tiêu quý II năm 2021 là 4,2 triệu người (tăng gần 0,6 triệu người so với quý trước và 0,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước). Số lao động này chủ yếu tăng ở khu vực nông thôn.

Gần hai phần ba số người sản xuất sản phẩm tự sản tự tiêu quý II năm 2021 là nữ giới (chiếm 62,8%). Điều này cho thấy, dịch COVID-19 bùng phát mạnh bắt đầu từ tháng 4 đã làm nhiều lao động gặp khó khăn trong công việc và chuyển sang làm các công việc tự sản tự tiêu.

Trong tổng số 4,2 triệu người là lao động sản xuất tự sản tự tiêu, có đến hơn 2,5 triệu người đang trong độ tuổi lao động (chiếm 59,4%). Hầu hết tất cả lao động sản xuất tự sản tự tiêu đều không có bằng cấp, chứng chỉ.

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng đòi hỏi, yêu cầu cao về tay nghề, kỹ năng cũng như dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới tình hình lao động việc làm, cơ hội để nhóm lao động này có một công việc trên thị trường lao động là rất khó khăn.

Theo Nghị quyết số 116/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ, gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng kết dư từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 sẽ được triển khai.

Theo đó, hỗ trợ bằng tiền mặt cho NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ kết dư Quỹ BHTN và giảm mức đóng vào Quỹ BHTN cho NSDLĐ. Về hỗ trợ cho NLĐ, đối tượng áp dụng là NLĐ đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30.9.2021 (không bao gồm NLĐ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên). NLĐ đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1.1.2020 đến hết ngày 30.9.2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hằng tháng. Nguồn kinh phí hỗ trợ khoảng 30.000 tỉ đồng từ kết dư Quỹ BHTN đến hết năm 2020.

QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Hình thành tổ tư vấn, giới thiệu việc làm cho CN về từ vùng dịch

NHẬT HỒ |

Qua nhiều đợt, hàng chục nghìn lao động trở về từ vùng dịch, hồi hương về ĐBSCL để mưu sinh. Tuy nhiên, ngay tại quê nhà (các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau), việc làm vốn đã hiếm khiến đời sống những công nhân vừa rời khỏi thành phố về quê càng khó khăn... LĐLĐ thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đã ra mắt mô hình “Tổ tư vấn, giới thiệu việc làm cho công nhân lao động”.

Lao động hồi hương và “bài toán” việc làm

quách du |

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, đã có hàng trăm nghìn người lao động từ khắp các địa phương trên cả nước, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương về quê Thanh Hóa để tránh dịch. Đa phần họ, nhiều tháng nay không có việc làm, cuộc sống khó khăn. Để giải quyết “bài toán” khó, tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch nhằm giải quyết vấn đề này, giúp người lao động sớm ổn định cuộc sống.

Nhiều lao động mắc kẹt tại Hà Nội "đói" việc làm, không có thu nhập

LƯƠNG HẠNH |

Hơn 2 tháng qua không kiếm ra thu nhập, cũng không thể về quê, 19 lao động tự do sống trong căn biệt thự bỏ hoang ở phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cầm cự bằng gói mì tôm, quả trứng cho qua ngày.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Hình thành tổ tư vấn, giới thiệu việc làm cho CN về từ vùng dịch

NHẬT HỒ |

Qua nhiều đợt, hàng chục nghìn lao động trở về từ vùng dịch, hồi hương về ĐBSCL để mưu sinh. Tuy nhiên, ngay tại quê nhà (các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau), việc làm vốn đã hiếm khiến đời sống những công nhân vừa rời khỏi thành phố về quê càng khó khăn... LĐLĐ thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đã ra mắt mô hình “Tổ tư vấn, giới thiệu việc làm cho công nhân lao động”.

Lao động hồi hương và “bài toán” việc làm

quách du |

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, đã có hàng trăm nghìn người lao động từ khắp các địa phương trên cả nước, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương về quê Thanh Hóa để tránh dịch. Đa phần họ, nhiều tháng nay không có việc làm, cuộc sống khó khăn. Để giải quyết “bài toán” khó, tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch nhằm giải quyết vấn đề này, giúp người lao động sớm ổn định cuộc sống.

Nhiều lao động mắc kẹt tại Hà Nội "đói" việc làm, không có thu nhập

LƯƠNG HẠNH |

Hơn 2 tháng qua không kiếm ra thu nhập, cũng không thể về quê, 19 lao động tự do sống trong căn biệt thự bỏ hoang ở phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cầm cự bằng gói mì tôm, quả trứng cho qua ngày.