Đề xuất thí điểm đánh thuế tài sản nhà, đất tại TPHCM: Phương thuốc để hạ nhiệt sốt đất ảo

Bào Chương - Thông Chí |

Quốc hội đang bàn về cơ chế đặc thù cho TPHCM, trong đó có đề xuất cho TPHCM thí điểm thuế tài sản (trước mắt là đối với nhà, đất). Việc có đồng ý cho TPHCM thí điểm đánh thuế nhà, đất hay không sẽ do Quốc hội quyết định. 

Tuy nhiên, những ngày qua, việc đề xuất này đã nhận được sự quan tâm của dư luận với hàng loạt vấn đề được đặt ra như: Vì sao cần phải xây dựng thuế tài sản? Việc đánh thuế tài sản có góp phần kê khai chính xác tài sản, chống tham nhũng không? Đánh thuế thí điểm, như thế nào rồi tác động ra sao với thị trường bất động sản?

Đồng thuận

Trước khi Quốc họp họp bàn về đề xuất cho TPHCM thí điểm thuế tài sản, thì UBND TPHCM cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng áp dụng mức thuế suất cao đối với bất động sản (BĐS) thứ hai trở lên và các giao dịch trong lĩnh vực này trong vòng 1 năm.

Cụ thể, TPHCM thu thuế tài sản trên đất và giá trị tăng thêm của đất và BĐS trên đất từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng; kiến nghị Bộ Xây dựng cần phát hành trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình, huy động vốn từ các ngân hàng, tín dụng, đầu tư tài chính trong và ngoài nước; nghiên cứu tạo hành lang pháp lý cho một số công cụ tài chính mới cho thị trường BĐS phát triển…

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM - Hiệp hội đồng tình với những kiến nghị của TPHCM và cho rằng nếu muốn không xảy ra “sốt đất ảo”, “bong bóng” BĐS thì phải thực hiện việc đánh thuế cao đối với căn nhà thứ hai cũng như các giao dịch thực hiện trong vòng 1 năm.

“Thuế là công cụ hàng đầu để điều tiết thị trường BĐS. Muốn khuyến khích thị trường tăng trưởng thì áp dụng thuế suất thấp đánh trên thu nhập từ chuyển nhượng BĐS. Ngược lại, để điều tiết thị trường khi có dấu hiệu bong bóng thì áp dụng thuế suất cao, kể cả áp dụng thuế suất rất cao khi chuyển nhượng BĐS sau khi tạo lập trong năm đầu tiên.

Do đó, Hiệp hội nhất trí với đề xuất đánh thuế cao người có nhiều nhà và người bán nhà với mục đích kinh doanh trong thời gian ngắn sau khi mua (trong vòng 1 năm) để chống đầu cơ, giúp làm tăng nguồn cung, tạo lập sự công bằng xã hội, tạo điều kiện cho người có nhu cầu thực có thể mua được nhà ở” - ông Lê Hoàng Châu chia sẻ quan điểm.  

Cũng theo ông Châu, nếu đề xuất này được áp dụng thì những người có 2-3 hoặc nhiều căn nhà sẽ bị đánh thuế cao. Từ đó ít nhiều ngăn chặn đầu cơ và không còn hiện tượng người giàu, doanh nghiệp trữ đất hay sốt đất ảo ở TPHCM hồi đầu năm nay. Thị trường lúc bấy giờ sẽ vận hành trôi chảy theo quy luật của cung-cầu.

Nhưng lo ngại tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Nhã - luật sư Văn phòng DBS -  về lâu dài, việc thu thuế căn nhà thứ hai trở lên có thể hạn chế tình trạng đầu cơ BĐS vì vốn đầu tư của đối tượng này sẽ sụt giảm.

Tuy nhiên, ở góc độ thị trường, trong bối cảnh thị trường mới phục hồi một thời gian nên việc đánh thuế BĐS thứ 2 cần tính toán kỹ các tác động đến thị trường và doanh nghiệp. Bởi nếu vội vã thực hiện trong điều kiện chưa có sự chuẩn bị đồng bộ về luật thuế, cơ sở dữ liệu thông tin, tính minh bạch của thị trường... có thể chưa đem lại hiệu quả tăng thu ngân sách mà sẽ dẫn đến tình trạng lách luật trốn thuế, hệ quả là làm tiêu cực thị trường.

Nếu áp dụng đánh thuế BĐS thứ 2 trong lúc này thì TPHCM sẽ là địa phương đầu tiên làm thí điểm nhưng cần lưu ý là trong lĩnh vực thuế rất khó thực hiện thí điểm riêng lẻ. Bởi chỉ TPHCM thực hiện mà các tỉnh lân cận chưa áp dụng có thể sẽ phát sinh tiêu cực, khó kiểm soát và làm méo mó thị trường.

Ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM - cũng  cho rằng, việc đánh thuế tài sản trong đó tập trung vào nhà đất có ảnh hưởng tới thị trường bất động sản không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, ảnh hưởng tới mức độ nào thì phải có biểu thuế cụ thể mới thể đưa ra câu trả lời.

Ông Đực phân tích, nếu thuế tài sản này chỉ tập trung vào các phân khúc cao cấp như giá trị nhà vài tỉ trở lên mới đóng thuế thì sẽ ảnh hưởng tới phân khúc cao cấp, nhưng nếu đánh thuế với nhà đất dưới 2 tỉ thì toàn thị trường sẽ có ảnh hưởng vì đây là phân khúc phổ biến.

“Bởi vậy, tôi nghĩ, cần tập trung vào các phân khúc cao cấp, siêu cao cấp để hạn chế đầu cơ, còn nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội thì không nên đánh thuế”.

Trong khi đó, GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - nêu quan điểm, việc đánh thuế tài sản tập trung vào nhà, đất không hợp lý, bởi thị trường bất động sản phần kinh doanh chiếm tỉ trọng rất cao. Nếu phần kinh doanh không có thì lập tức phân khúc nhà ở cho thuê sẽ bị giảm.

“Trước là giảm cầu của người có nhà ở cho thuê, sau là giảm cầu của nhà đầu tư thứ cấp cho thuê. Thêm nữa, nếu đánh thuế nhà ở thì nên đánh vào giá trị đất, nếu đánh vào giá trị nhà thì sẽ không còn nhà đẹp nữa” - GS Đặng Hùng Võ nói.

Ý kiến luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM: Đánh thuế người sở hữu nhà thứ hai trở lên không đảm bảo được mục đích phòng chống tham nhũng

Việc ban hành cơ chế đặc thù tạo điều kiện cho TPHCM bứt phá, phát triển là điều cần thiết và đã được đề cập từ lâu, nhưng đến nay mới được Quốc hội quyết liệt bàn và chuẩn bị ban hành cơ chế đặc thù. Trong rất nhiều vấn đề, thì việc đánh thuế tài sản với người có căn nhà từ thứ hai trở lên được nhiều người dân quan tâm. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi, việc này cần hết sức bình tĩnh, xem xét.
Bởi lẽ, việc sở hữu tài sản là quyền cơ bản của con người. Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Trong khi đó, việc sở hữu tài sản mà cụ thể từ nhà thứ hai trở lên không thuộc lĩnh vực bị hạn chế như quy định của Hiến pháp. Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết sẽ có giá trị như một đạo luật, nhưng luật này lại phải phù hợp với Hiến pháp. Ngoài ra, cũng cần phải tính đến yếu tố người sở hữu 2, 3 căn nhà vài chục mét vuông/căn, chưa chắc đã giàu có như những người chỉ sở hữu một căn nhà rộng hàng trăm, thậm chí cả ngàn mét vuông.
 Bên cạnh đó, cũng phải tính đến các yếu tố như người dân có thể đầu tư nhà đất tại các tỉnh khác lân cận cũng có thị trường sôi động không kém như Bình Dương, Đồng Nai, vì ở đây rất nhiều người nhập cư. Việc đánh thuế đối với người sở hữu căn nhà từ thứ hai trở lên không đảm bảo được mục đích phòng chống tham nhũng, vì họ hoàn toàn có thể nhờ người thân thích khác đứng tên giùm hay chấp nhận chịu thuế. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả cần nhiều cơ chế, quy định khác của pháp luật chứ không nhất thiết phải đánh thuế người sở hữu căn nhà thứ hai trở lên. Nam Dương ghi

Đại biểu Trần Anh Tuấn (TP.Hồ Chí Minh): Thu thuế tài sản thứ 2 sẽ tăng thu cho ngân sách nhà nước

Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 15.11, đại biểu Trần Anh Tuấn cho rằng: Việc thu thuế tài sản nếu được áp dụng thí điểm, theo tôi cần phải được tính toán toàn diện như phạm vi áp dụng như thế nào, tác động của việc này ra sao.
Theo kinh nghiệm của các nước thì những người có tài sản nhà thứ hai, thứ ba hay có những bất động sản thì những tài sản này nằm trong nhóm đối tượng phải thu thuế tài sản để tránh cho việc đầu cơ của thị trường bất động sản và góp phần cho thị trường bất động sản lành mạnh.

Tuy nhiên, theo tôi cũng cần phải tính toán cho việc áp dụng cần có lộ trình như thế nào cho phù hợp, thận trọng. Trong quá trình triển khai thí điểm phải có đánh giá tác động, xin ý kiến của người dân, doanh nghiệp để cho thị trường bất động sản đúng thực chất, tránh đầu cơ, tránh lãng phí.
Tôi cho rằng việc thu thuế tài sản thứ hai sẽ làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nếu áp dụng quy định này sẽ khiến cho thị trường bất động sản “lao dốc”. Do vậy, việc thí điểm phải đo lường được sự việc, lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư để chọn lựa đối tượng để thí điểm nhằm mục tiêu tránh đầu cơ, lành mạnh thị trường bất động sản, tránh sự lãng phí của xã hội. Để thực hiện việc này tôi cho rằng các cấp ngành cần nghiên cứu kỹ lưỡng tác động của việc thu thuế tài sản thứ hai, tránh việc khi đưa ra triển khai lại không áp dụng được.

Hải Thành

Bào Chương - Thông Chí
TIN LIÊN QUAN

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.