Dễ dàng mua thuốc kê đơn chỉ sau 1 cú click chuột

KHÁNH AN |

Dù không đưa ra bất kỳ đơn thuốc nào của bác sĩ, song người dân vẫn có thể dễ dàng mua thuốc kê đơn tại các nhà thuốc ở Hà Nội.

"Đơn giản" như mua thuốc kê đơn

Đưa cho nhân viên nhà thuốc tại phố Thành Thái (quận Cầu Giấy, Hà Nội) một tờ giấy nhỏ ghi tên 4 loại thuốc, bao gồm: Amoxicillin 0,5g; Cefadroxil 0,5g; Cefuroxime 0,25g và Cetirizin 10mg, phóng viên nhanh chóng nhận về 3 loại thuốc, loại còn lại - thuốc Cefadroxil được báo đang tạm hết.

Điều đáng nói, tại Thông tư số 07/2017/TT-BYT, quy định rõ 2 danh mục thuốc được bán tại các nhà thuốc gồm thuốc bán phải có đơn của bác sĩ (thuốc kê đơn) và thuốc bán không cần đơn thuốc (thuốc không kê đơn). Và trong 4 loại thuốc trên, có tới 3 loại thuốc kháng sinh thuộc danh mục thuốc kê đơn, là Amoxicillin, Cefadroxil và Cefuroxim.

Thế nhưng, phóng viên vẫn có thể dễ dàng mua các loại thuốc này mà không cần cung cấp đơn thuốc của bác sĩ.

Khi được hỏi về việc những loại thuốc này đã uống cách đây 1 năm, liệu bây giờ có thể uống tiếp mà không cần đi khám lại hay không, nhân viên hiệu thuốc khẳng định, “nếu trước đây uống rồi thì bây giờ có thể uống tiếp”.

Tiếp tục khảo sát tại một hiệu thuốc trên phố Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), phóng viên có thể dễ dàng mua được thuốc kê đơn mà không cần bất kỳ đơn thuốc nào.

Cụ thể, khi nói có nhu cầu mua Augmentin 1g, người bán lập tức lấy ra một hộp thuốc 2 vỉ và đưa cho khách hàng. Sau khi hỏi khách hàng mua Augmentin 1g để điều trị bệnh gì, nhân viên hiệu thuốc tiếp tục lấy ra thêm 2 loại thuốc khác - trong đó có 1 loại thuốc kê đơn và khuyên nên dùng kết hợp 3 loại để đạt hiệu quả cao.

“Nếu em dùng mỗi loại thuốc Augmentin 1g thì không thể hiệu quả bằng. Em cứ uống đúng như chị bảo, không cần đi khám lại” - nhân viên hiệu thuốc này nói.

Theo khảo sát, người dân còn dễ dàng mua trên mạng xã hội, trên các trang thương mại điện tử, trên website của các hiệu thuốc chỉ thông qua một cú click chuột.

Tiền mất, tật mang

TS.BS Vũ Quốc Đạt - Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới và Can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, mục đích của việc kê đơn thuốc là để bệnh nhân có được đúng loại thuốc điều trị đặc hiệu, giúp Nhà nước quản lý các loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ nguy hại cho cộng đồng và giúp người dân được tiếp cận nguồn thuốc với mức chi phí hợp lý nhất.

Trong các loại thuốc buộc phải kê đơn, thuốc kháng sinh là thuốc phổ biến nhất. Bởi việc điều trị kháng sinh không đúng theo chỉ định, có thể dẫn tới tình trạng bệnh của bệnh nhân không được thuyên giảm, thậm chí bệnh nhân có thể phải chịu những tác dụng phụ của thuốc.

Về mặt cộng đồng, nếu mua thuốc kháng sinh bừa bãi, thì sẽ làm gia tăng sức đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh. Điều này dẫn tới việc các thế hệ trong tương lai sẽ không có nhiều lựa chọn thuốc để điều trị bệnh.

"Hiện nay, phần lớn các loại thuốc không cần kê đơn là thuốc điều trị triệu chứng. Nếu người dân tự sử dụng thì những nguy cơ và ảnh hưởng cho xã hội ở mức thấp.

Còn thuốc kê đơn là những thuốc cần thiết có sự thăm khám của bác sĩ, để có thể chẩn đoán phù hợp nhất với bệnh tình của bệnh nhân. Việc người dân tự kê đơn, tự tìm kiếm trên internet hoặc dùng đơn thuốc từ rất lâu rồi để tự mua thuốc có thể khiến sẽ khiến “tiền mất, tật mang” - TS Đạt nói.

Để phân biệt được đâu là thuốc kê đơn, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BYT. Cụ thể, tại điều 15: Đối với thuốc kê đơn, trên nhãn bao bì phải ký hiệu "Rx" tại góc bên trái của tên thuốc và dòng chữ "Thuốc kê đơn". Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc cũng phải kèm ký hiệu "Rx", kèm theo dòng chữ "Thuốc này chỉ dùng theo đơn". Nghị định 124/2021/NĐ-CP hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nêu rõ: Phạt tiền từ 10 triệu - 20 triệu đồng đối với hành vi "bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc".

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Có bảo hiểm y tế, người chạy thận vẫn phải mua thuốc ngoài giá cao

THUỲ DƯƠNG - NGỌC THUỲ |

Mặc dù được bảo hiểm chi trả 80% chi phí điều trị, nhưng việc thiếu thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế khiến rất nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn phải mua thuốc tại các cửa hàng ngoài bệnh viện với giá cao.

Dù ngành y tế được gỡ khó nhưng người bệnh vẫn phải đi mua thuốc bên ngoài

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh – Chính phủ vừa qua đã ban hành Nghị quyết 30 và Nghị định 07 về tháo gỡ khó khăn trong việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị cho ngành y tế. Thực tế tại TP Hồ Chí Minh, hàng loạt những toa thuốc của bệnh nhân được bác sĩ kê đơn dù nằm trong diện được hưởng bảo hiểm y tế như băng gạc, dây truyền dịch, nước muối y tế…, thế nhưng người bệnh vẫn phải mua thuốc bên ngoài.

Bệnh viện đủ khả năng mua thuốc vẫn phải chờ sở đấu thầu theo quy trình

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Tạ Văn Hạ chỉ ra thực trạng nhiều doanh nghiệp, bệnh viện có đủ cơ sở, đủ khả năng để mua thuốc phù hợp với giá thị trường nhưng vẫn phải chờ sở đấu thầu theo rất nhiều quy trình.

Tiết lộ lý do 3 phụ nữ bị nhốt, xích chân trong căn nhà ở Bảo Lộc

Hữu Long |

Lâm Đồng - Chính quyền TP Bảo Lộc đã lập đoàn công tác đến kiểm tra tin báo về việc 3 người phụ nữ bị nhốt, xích chân trong một căn nhà.

Mò mẫm trên những con đường "không ánh sáng" tại Thủ đô

Linh Trang - Hải Danh |

Theo ghi nhận, dọc theo các con đường, tuyến phố như Hoàng Đôn Hòa, Hà Trì, Nông Quốc Chấn,... (Hà Đông, Hà Nội) nhiều người dân đang phải sống trong cảnh tối tăm, khốn khổ khi không có đèn đường chiếu sáng công cộng hoặc có nhưng chỉ để “làm cảnh”.

New York Times khen ngợi bước tiến của tuyển nữ Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Trong bài viết dài được đăng tải trên New York Times, cây bút Jere Longman khen ngợi bước tiến mạnh mẽ của tuyển nữ Việt Nam, nhưng ông cũng nhấn mạnh thách thức vẫn còn đó.

Cuộc sống làng chài chân thủy điện Hòa Bình sau chuỗi ngày lao đao nước cạn

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Cuộc sống ở làng chài dưới chân thủy điện Hòa Bình đã trở lại bình thường sau những ngày sông Đà cạn nước.

Hi vọng tuyển nữ Việt Nam có bàn thắng lịch sử ở World Cup 2023

NHÓM PV |

Ngày 22.7, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ chính thức bước vào tranh tài tại World Cup 2023. Đó là vinh dự, sự tự hào và cũng đầy những trải nghiệm mới mẻ. Chương trình Góc nhìn thể thao số 120 sẽ cùng cựu tuyển thủ Văn Thị Thanh có những chia sẻ thêm về cột mốc lịch sử này.

Có bảo hiểm y tế, người chạy thận vẫn phải mua thuốc ngoài giá cao

THUỲ DƯƠNG - NGỌC THUỲ |

Mặc dù được bảo hiểm chi trả 80% chi phí điều trị, nhưng việc thiếu thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế khiến rất nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn phải mua thuốc tại các cửa hàng ngoài bệnh viện với giá cao.

Dù ngành y tế được gỡ khó nhưng người bệnh vẫn phải đi mua thuốc bên ngoài

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh – Chính phủ vừa qua đã ban hành Nghị quyết 30 và Nghị định 07 về tháo gỡ khó khăn trong việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị cho ngành y tế. Thực tế tại TP Hồ Chí Minh, hàng loạt những toa thuốc của bệnh nhân được bác sĩ kê đơn dù nằm trong diện được hưởng bảo hiểm y tế như băng gạc, dây truyền dịch, nước muối y tế…, thế nhưng người bệnh vẫn phải mua thuốc bên ngoài.

Bệnh viện đủ khả năng mua thuốc vẫn phải chờ sở đấu thầu theo quy trình

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Tạ Văn Hạ chỉ ra thực trạng nhiều doanh nghiệp, bệnh viện có đủ cơ sở, đủ khả năng để mua thuốc phù hợp với giá thị trường nhưng vẫn phải chờ sở đấu thầu theo rất nhiều quy trình.